Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Sức khỏe
Thứ sáu, 13/6/2025 | 08:25 GMT+7

Thận 'kêu cứu' theo 5 giai đoạn thế nào

Suy thận tiến triển qua 5 giai đoạn, từ tổn thương nhẹ đến mất hoàn toàn chức năng lọc máu, cần điều trị thay thế như chạy thận hoặc ghép.

Theo TS.BS Ngô Thị Kim Oanh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3, bệnh thận mạn (suy thận) là tình trạng chức năng thận bị suy giảm kéo dài, không thể phục hồi hoàn toàn.

Suy thận tiến triển theo 5 giai đoạn, mỗi giai đoạn phản ánh mức độ suy giảm chức năng lọc máu - được đánh giá qua chỉ số độ lọc cầu thận (GFR).

Giai đoạn 1

Ở giai đoạn này, chỉ số GFR ≥ 90 ml/phút/1,73 m2, chức năng lọc của thận vẫn trong giới hạn bình thường, nhưng có dấu hiệu tổn thương thận: đạm niệu vi thể (microalbumin niệu), bất thường trên hình ảnh (siêu âm thận), hoặc có bệnh lý nền như tăng huyết áp, tiểu đường...

Các triệu chứng thường chưa rõ ràng, bệnh nhân có thể cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh.

Người bệnh ở giai đoạn 1 cần kiểm soát tốt các bệnh nền (huyết áp, đường huyết); theo dõi chỉ số creatinine và nước tiểu định kỳ; duy trì lối sống lành mạnh: ăn nhạt, uống đủ nước và tránh thuốc gây hại cho thận (NSAIDs).

Giai đoạn 2

Chỉ số GFR từ 60-89 ml/phút/1,73 m2, chức năng thận bắt đầu giảm nhẹ, nhưng vẫn còn đủ để thực hiện hầu hết chức năng sinh lý.

Một số triệu chứng ban đầu là mệt mỏi nhẹ, đi tiểu đêm, cao huyết áp. Do đó, người bệnh cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn (giảm đạm nếu có chỉ định); kiểm tra định kỳ 3-6 tháng/lần và tránh dùng các thuốc gây độc cho thận nếu không thực sự cần thiết.

Giai đoạn 3

Chỉ số GFR từ 30-59 ml/phút/1,73 m2. Giai đoạn 3 này lại được chia nhỏ thành 3a (GFR 45-59) và 3b (GFR 30-44).

Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi kéo dài, thiếu máu nhẹ, da sạm, dễ chuột rút. Đáng chú ý, người bệnh có thể bắt đầu có biến chứng như tăng huyết áp, rối loạn điện giải, xương khớp.

Bệnh nhân bị thận mạn giai đoạn 3 cần bắt đầu phối hợp điều trị với bác sĩ chuyên khoa để tăng cường kiểm soát huyết áp, đường máu; giảm lượng đạm trong khẩu phần ăn theo chỉ định dinh dưỡng và theo dõi kỹ nồng độ creatinine, ure, điện giải.

Minh họa tình trạng suy thận. Ảnh: Preferred Vascular Group

Giai đoạn 4

Chỉ số GFR từ 15-29 ml/phút/1,73 m2. Khi này, chức năng thận đã giảm đáng kể, cần chuẩn bị cho phương pháp điều trị thay thế thận.

Thiếu máu nặng, ngứa, chán ăn, buồn nôn, phù, tăng huyết áp kháng trị, rối loạn canxi - phospho là các triệu chứng của thận mạn giai đoạn 4.

Người bệnh cần được theo dõi sát sao để sẵn sàng chạy thận hoặc ghép thận khi cần. Một số hình thức điều trị thay thế có thể được các bác sĩ tư vấn là chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng hoặc ghép thận.

Giai đoạn 5 (suy thận giai đoạn cuối)

Chỉ số GFR

Khi bước vào giai đoạn này, thường mệt mỏi nghiêm trọng, buồn nôn nặng, nôn, phù toàn thân, tiểu ít, chán ăn, ngứa, hôn mê do tăng ure huyết.

Bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối cần chạy thận nhân tạo 3 lần/tuần, hoặc lọc màng bụng liên tục tại nhà, nếu có đủ điều kiện thì phải ghép thận. Một số hỗ trợ tâm lý, dinh dưỡng và kiểm soát biến chứng đi kèm cũng được tiến hành kèm theo trong quá trình điều trị.

Bác sĩ Oanh cho biết bệnh thận mạn là một tiến trình không thể đảo ngược, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát và làm chậm tiến triển nếu phát hiện sớm và tuân thủ điều trị. Việc theo dõi định kỳ chức năng thận, đặc biệt ở những người có nguy cơ cao (đái tháo đường, tăng huyết áp, người lớn tuổi, có tiền sử gia đình) là yếu tố then chốt giúp bảo vệ sức khỏe lâu dài.

Khám định kỳ là cách để bảo vệ sức khỏe tối ưu nhất, giúp phát hiện các tình trạng bệnh lý nguy hiểm sớm, trong đó có bệnh thận mạn.

Mỹ Ý

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/than-keu-cuu-theo-5-giai-doan-the-nao-4898120.html
Tags: bệnh thận suy thận bệnh thận mạn

Tin cùng chuyên mục

Bí quyết ăn uống giúp dạ dày, tá tràng viêm loét nhanh lành

Bí quyết ăn uống giúp dạ dày, tá tràng viêm loét nhanh lành

Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn nhiều chất xơ, đa dạng rau củ, hạn chế dùng thịt nguội, các loại quả chua... để đường tiêu hóa được chữa lành, phục hồi nhanh chóng.

Bệnh viện kiến trúc Pháp 163 tuổi giữa lòng TP HCM

Bệnh viện kiến trúc Pháp 163 tuổi giữa lòng TP HCM

Bệnh viện Nhi đồng 2 sau 163 năm thành lập đến nay vẫn giữ kiến trúc Pháp với các tòa nhà cổ kính giữa khu vườn rộng lớn nhiều cây xanh, ở trung tâm TP HCM.

7 loại quả ít ngọt tốt cho người bệnh tiểu đường

7 loại quả ít ngọt tốt cho người bệnh tiểu đường

Người tiểu đường có thể ăn táo, quả bơ để thỏa mãn cơn thèm ngọt đồng thời cung cấp chất xơ, chống oxy hóa, hỗ trợ kiểm soát đường huyết.

Xuất tinh 3-4 lần/ngày có nguy hiểm không?

Xuất tinh 3-4 lần/ngày có nguy hiểm không?

Đối với nam giới trẻ và khỏe mạnh, việc xuất tinh 1-2 lần mỗi ngày với tần suất ổn định, có xen kẽ ngày nghỉ, thường không gây hại.

Mổ cứu nạn nhân nguy kịch trong vụ ôtô đâm loạt xe máy ở Hà Nội

Mổ cứu nạn nhân nguy kịch trong vụ ôtô đâm loạt xe máy ở Hà Nội

Sau khi bị xe bán tải tông khi đang đi bộ ở phố Khâm Thiên, người đàn ông 58 tuổi bị đa chấn thương, chấn thương sọ não, nguy kịch.

Đề xuất lấy tạng người hiến không cần xin thêm ý kiến gia đình

Đề xuất lấy tạng người hiến không cần xin thêm ý kiến gia đình

Bộ Y tế đề xuất cho phép cơ sở y tế lấy mô, tạng của người đã đăng ký hiến sau khi họ qua đời mà không cần thêm sự đồng ý của gia đình.

Bữa cơm với cá thu khiến người đàn ông sốc phản vệ

Bữa cơm với cá thu khiến người đàn ông sốc phản vệ

Sau khi ăn bữa cơm với món cá thu, người đàn ông 32 tuổi khó thở, đau bụng, nóng bừng mặt, vào viện được xác định sốc phản vệ, diễn tiến nặng.

Phục hồi khả năng sinh tinh cho người đàn ông

Phục hồi khả năng sinh tinh cho người đàn ông

Anh Kiên, 36 tuổi, tinh hoàn teo nhỏ và giãn tĩnh mạch thừng tinh khiến gần như không có tinh trùng, được bác sĩ phẫu thuật điều trị phục hồi khả năng sinh tinh để có con.

Cách giảm chán ăn khi điều trị ung thư

Cách giảm chán ăn khi điều trị ung thư

Thêm chanh hoặc đường, sốt ướp để tăng hương vị món ăn, chia nhỏ bữa, bổ sung protein để giảm cảm giác chán ăn.

Đi bộ thời điểm nào tốt nhất?

Đi bộ thời điểm nào tốt nhất?

Đi bộ vào buổi sáng thúc đẩy đốt cháy mỡ hiệu quả, buổi trưa giúp cân bằng đường huyết, buổi tối cải thiện tâm trạng.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies