Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Sức khỏe
Thứ bảy, 12/7/2025 | 15:01 GMT+7

5 sai lầm khi uống nước hại tim

Uống nhiều nước ngọt, chỉ uống khi khát, uống quá nhiều trước khi đi ngủ làm tăng nguy cơ suy tim, loạn nhịp và các biến chứng khác.

ThS.BS Đỗ Thị Thảo, khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết thông tin trên, giải thích thêm nước giúp điều hòa thân nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa, duy trì huyết áp và chức năng tim mạch. Nếu uống nước sai cách có thể làm tăng nguy cơ tổn thương tim.

Chỉ uống nước khi khát

Cơ thể có dấu hiệu khát mới uống nước là sai lầm phổ biến. Lúc này lượng nước đã giảm đến mức ảnh hưởng đến các chức năng sinh lý, bao gồm cả tim mạch. Nhiều người bận rộn hoặc ngại đi vệ sinh nên uống ít nước dẫn đến cơ thể thiếu nước, máu trở nên đặc hơn, tăng áp lực cho tim khi phải bơm máu đi nuôi cơ thể. Máu đặc hơn còn làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, nhất là ở người có các yếu tố nguy cơ khác như bệnh tim mạch, tăng huyết áp hoặc tiểu đường.

Thiếu nước còn khiến nồng độ natri trong máu tăng lên. Mọi người nên uống nước đều đặn trong ngày, kể cả khi không khát, nhất là với người lớn tuổi và người mắc bệnh tim mạch, vì cảm giác khát ở nhóm này thường kém nhạy.

Uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn

Uống quá nhiều nước trong một lần, nhất vào buổi tối khiến tim phải làm việc nhiều hơn do thể tích máu tăng nhanh. Điều này nguy hiểm với người tăng huyết áp hoặc bệnh tim mạch, vì tim dễ bị quá tải.

Bác sĩ Thảo cho biết uống nhiều nước trong thời gian ngắn, cơ thể không kịp đào thải, nước dư làm loãng natri trong máu, gây hạ natri máu. Khi đó, nước tràn vào tế bào, đặc biệt là tế bào não, gây phù não. Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng từ nhẹ như đau đầu, buồn nôn, đến nặng như co giật, loạn nhịp tim, hôn mê và ngưng tim nếu không được cấp cứu kịp thời.

Uống nước sai cách có thể làm tăng nguy cơ tổn thương tim. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Uống nhiều nước ngay trước khi vận động mạnh

Uống quá nhiều nước trước khi tập thể dục hoặc lao động nặng có thể gây loãng điện giải, làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim, đau đầu, mệt mỏi, thậm chí hạ natri máu cấp tính. Bác sĩ Thảo khuyến cáo mọi người uống nước từ từ trước khi vận động 2-3 giờ và từng ngụm nhỏ trong quá trình vận động.

Uống nước lạnh vào ban đêm

Vào ban đêm, khi thân nhiệt giảm và mạch máu có xu hướng co lại, uống nước lạnh đột ngột có thể kích thích phản xạ co mạch. Điều này làm tăng nguy cơ co thắt mạch vành, gây cơn đau thắt ngực hoặc rối loạn nhịp tim, nhất là với người có bệnh nền tim mạch hoặc xơ vữa động mạch.

Dù khát nhưng mọi người cũng không nên uống quá nhiều nước vào ban đêm vì tim phải hoạt động nhiều hơn, dễ gây tình trạng tiểu đêm, rối loạn giấc ngủ. Khi khát, hãy uống từng ngụm nhỏ, lượng vừa đủ. Ưu tiên nước ấm hoặc nước nhiệt độ phòng thay vì nước lạnh để tránh ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch.

Thường xuyên uống nước ngọt

Nhiều người có thói quen dùng trà sữa, nước ngọt đóng chai, nước có gas, nước tăng lực... Đây là nhóm đồ uống gây hại cho sức khỏe tim mạch do chứa nhiều đường và natri, làm tăng nguy cơ cao huyết áp, rối loạn mỡ máu và thúc đẩy các bệnh tim mạch. Uống nhiều đồ uống có đường còn có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch chuyển hóa và bệnh mạn tính.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 25 g đường mỗi ngày (khoảng 6 thìa cà phê). Người bị tăng huyết áp, tiền tăng huyết áp hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch dưới 15 g mỗi ngày (khoảng 3-4 thìa cà phê đường).

Để bảo vệ sức khỏe tim mạch, bác sĩ Thảo khuyên mọi người nên duy trì thói quen uống nước thường xuyên, khoảng 1,5-2 lít nước mỗi ngày, ưu tiên sử dụng nước lọc, nước khoáng ít natri, điều chỉnh theo thể trạng, thời tiết và mức độ vận động.

Ly Nguyễn

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh tim mạch tại đây để bác sĩ giải đáp
Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/5-sai-lam-khi-uong-nuoc-hai-tim-4913403.html
Tags: bệnh tim mạch sức khỏe tim uống nước

Tin cùng chuyên mục

Các bệnh có thể quay lại khi tỷ lệ tiêm chủng giảm tại Mỹ

Các bệnh có thể quay lại khi tỷ lệ tiêm chủng giảm tại Mỹ

Chuyên gia cảnh báo bệnh sởi, ho gà và các bệnh đã được loại trừ, có thể quay trở lại khi tỷ lệ tiêm chủng giảm sâu tại Mỹ.

Điều trị cho trẻ không có hậu môn thế nào?

Điều trị cho trẻ không có hậu môn thế nào?

Bé gái hơn 2 tháng tuổi, sinh ra không có hậu môn nên phân ra từ đường âm đạo. Cần điều trị ra sao? (Thúy Phạm, TP HCM)

Sai lầm thường gặp khi 'yêu' làm giảm sinh lý nam

Sai lầm thường gặp khi 'yêu' làm giảm sinh lý nam

Bỏ qua màn dạo đầu, cố kéo dài thời gian quan hệ, lạm dụng chất kích thích có thể làm suy yếu sinh lý đàn ông.

6 việc nên làm mỗi ngày giúp gan khỏe

6 việc nên làm mỗi ngày giúp gan khỏe

Tâp thể dục 30 phút mỗi ngày, chọn chất béo lành mạnh từ cá, dầu thực vật, hạn chế thịt đỏ và rượu bia để giảm tích tụ mỡ, phòng bệnh gan.

8 lý do nên uống nước ép cà rốt thường xuyên

8 lý do nên uống nước ép cà rốt thường xuyên

Nước ép cà rốt giàu vitamin A, kali, chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, mắt, da, ổn định lượng đường trong máu.

4 vấn đề thường gặp làm giảm sức khỏe sinh sản

4 vấn đề thường gặp làm giảm sức khỏe sinh sản

Tuổi tác, di truyền, lối sống, bệnh mạn tính là những vấn đề thường gặp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ.

7 vị trí thường quên thoa kem chống nắng

7 vị trí thường quên thoa kem chống nắng

Môi, mu bàn tay, phần ức, bàn chân, tai, gáy thường bị bỏ quên khi thoa kem chống nắng dù vẫn tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím.

Khi nào phẫu thuật bàn chân bẹt cho trẻ?

Khi nào phẫu thuật bàn chân bẹt cho trẻ?

Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng để điều trị bàn chân bẹt sau khi các phương pháp như vật lý trị liệu, mang giày chỉnh hình không hiệu quả.

8 thức uống giúp giảm rối loạn tiêu hóa

8 thức uống giúp giảm rối loạn tiêu hóa

Nước lọc, nước gừng ấm, nước điện giải, nước gạo rang hay sữa chua giúp làm dịu niêm mạc ruột, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh khi rối loạn tiêu hóa.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có gây suy tim?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có gây suy tim?

Bố tôi 79 tuổi, mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, điều trị thuốc. Gần đây ông có biểu hiện phù chân, đi khám bác sĩ chẩn đoán ông bị suy tim.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies