Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Sức khỏe
Thứ bảy, 12/7/2025 | 19:01 GMT+7

Điều trị cho trẻ không có hậu môn thế nào?

Bé gái hơn 2 tháng tuổi, sinh ra không có hậu môn nên phân ra từ đường âm đạo. Cần điều trị ra sao? (Thúy Phạm, TP HCM)

Trả lời:

Trẻ sơ sinh không có hậu môn, phân đi ra qua đường âm đạo là dạng dị tật bẩm sinh hậu môn - trực tràng (Anorectal Malformation - ARM), cụ thể là rò trực tràng - âm đạo hoặc rò hậu môn - âm đạo. Trẻ bị dị tật này có thể có đường rò từ ống hậu môn ra các vị trí khác như tầng sinh môn, đường tiết niệu hoặc cơ quan sinh dục. Tình trạng này xảy ra khi quá trình hình thành hậu môn và trực tràng ở thai nhi không diễn ra bình thường.

Nguyên nhân có thể do yếu tố di truyền hoặc hội chứng Vactelr. Bệnh nhi mắc hội chứng này bị đa dị tật bẩm sinh bao gồm vấn đề về cột sống, hậu môn, tim, khí quản, thực quản, thận, tay, chân.

Dị tật hậu môn - trực tràng cần được phẫu thuật điều trị, tùy theo mức độ nặng nhẹ và thể dị tật cụ thể. Theo mô tả, bé nhà bạn có thể bị rò trực tràng - âm đạo, tức là trực tràng không thông ra ngoài qua hậu môn mà thông nhầm vào âm đạo. Nếu bé đi phân tốt qua âm đạo, không chướng bụng, ăn bú được thì có thể chưa cần mở hậu môn tạm ngay lập tức mà sẽ chụp phim, siêu âm, đo khoảng cách giữa trực tràng, da vùng hậu môn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn cần mở hậu môn tạm để bảo vệ sức khỏe, tránh nhiễm trùng.

Khi bé được khoảng 3-6 tháng tuổi, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật chỉnh hình hậu môn bằng phương pháp PSARP (Posterior Sagittal Anorectoplasty) nhằm tạo hình hậu môn mới tại đúng vị trí, cắt bỏ đường rò bất thường thông với âm đạo. Sau khi phẫu thuật, trẻ cần được nong hậu môn định kỳ bằng que để hậu môn mới không bị hẹp, tái khám theo lịch hẹn. Khi hậu môn mới hoạt động tốt, bác sĩ đóng hậu môn tạm, trả lại lưu thông bình thường.

Trường hợp bé bị bụng chướng to, không đi phân được, nôn ói, cần đưa đi cấp cứu ngay. Bác sĩ khám trực tiếp, tư vấn và lên kế hoạch phẫu thuật cụ thể.

Bác sĩ Trọng (ngoài cùng bên trái) phẫu thuật cho một bệnh nhi bị dị tật hậu môn - trực tràng. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Thai phụ cần khám thai định kỳ và sàng lọc trước sinh để phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời góp phần giảm các biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho trẻ.

BS.CKII Nguyễn Đỗ Trọng

Khoa Ngoại Nhi

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Độc giả đặt câu hỏi bệnh trẻ em tại đây để bác sĩ giải đáp
Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/dieu-tri-cho-tre-khong-co-hau-mon-the-nao-4913269.html
Tags: không có hậu môn dị tật bẩm sinh nhi sơ sinh

Tin cùng chuyên mục

Ca sĩ Jang Mi làm đại sứ dược mỹ phẩm CellBN tại Việt Nam

Ca sĩ Jang Mi làm đại sứ dược mỹ phẩm CellBN tại Việt Nam

Thương hiệu CellBN Hàn Quốc đánh giá cao hình ảnh, âm nhạc, lối sống của ca sĩ Jang Mi nên chọn cô là đại sứ tại thị trường Việt.

Những bệnh lý có triệu chứng giống đột quỵ

Những bệnh lý có triệu chứng giống đột quỵ

Đau nửa đầu, u não và bệnh đa xơ cứng có thể gây cảm giác lú lẫn, chóng mặt, yếu tay, thị lực mờ tương tự đột quỵ.

Các bệnh có thể quay lại khi tỷ lệ tiêm chủng giảm tại Mỹ

Các bệnh có thể quay lại khi tỷ lệ tiêm chủng giảm tại Mỹ

Chuyên gia cảnh báo bệnh sởi, ho gà và các bệnh đã được loại trừ, có thể quay trở lại khi tỷ lệ tiêm chủng giảm sâu tại Mỹ.

Sai lầm thường gặp khi 'yêu' làm giảm sinh lý nam

Sai lầm thường gặp khi 'yêu' làm giảm sinh lý nam

Bỏ qua màn dạo đầu, cố kéo dài thời gian quan hệ, lạm dụng chất kích thích có thể làm suy yếu sinh lý đàn ông.

6 việc nên làm mỗi ngày giúp gan khỏe

6 việc nên làm mỗi ngày giúp gan khỏe

Tâp thể dục 30 phút mỗi ngày, chọn chất béo lành mạnh từ cá, dầu thực vật, hạn chế thịt đỏ và rượu bia để giảm tích tụ mỡ, phòng bệnh gan.

8 lý do nên uống nước ép cà rốt thường xuyên

8 lý do nên uống nước ép cà rốt thường xuyên

Nước ép cà rốt giàu vitamin A, kali, chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, mắt, da, ổn định lượng đường trong máu.

5 sai lầm khi uống nước hại tim

5 sai lầm khi uống nước hại tim

Uống nhiều nước ngọt, chỉ uống khi khát, uống quá nhiều trước khi đi ngủ làm tăng nguy cơ suy tim, loạn nhịp và các biến chứng khác.

4 vấn đề thường gặp làm giảm sức khỏe sinh sản

4 vấn đề thường gặp làm giảm sức khỏe sinh sản

Tuổi tác, di truyền, lối sống, bệnh mạn tính là những vấn đề thường gặp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ.

7 vị trí thường quên thoa kem chống nắng

7 vị trí thường quên thoa kem chống nắng

Môi, mu bàn tay, phần ức, bàn chân, tai, gáy thường bị bỏ quên khi thoa kem chống nắng dù vẫn tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím.

Khi nào phẫu thuật bàn chân bẹt cho trẻ?

Khi nào phẫu thuật bàn chân bẹt cho trẻ?

Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng để điều trị bàn chân bẹt sau khi các phương pháp như vật lý trị liệu, mang giày chỉnh hình không hiệu quả.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies