Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Sức khỏe
Thứ bảy, 12/7/2025 | 12:12 GMT+7

Khi nào phẫu thuật bàn chân bẹt cho trẻ?

Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng để điều trị bàn chân bẹt sau khi các phương pháp như vật lý trị liệu, mang giày chỉnh hình không hiệu quả.

Bàn chân bẹt là tình trạng lòng bàn chân (vòm bàn chân) bằng phẳng, không có hõm cong tự nhiên khi đứng trên mặt sàn. Trẻ em dễ bị bàn chân bẹt nhất do cấu trúc xương và dây chằng còn mềm dẻo, dễ bị biến dạng dưới tác động của trọng lực và các yếu tố di truyền, tư thế sai.

BS.CKII Nguyễn Ngọc Tiệp, khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết phương pháp nội khoa và vật lý trị liệu bảo tồn được ưu tiên để cải thiện bàn chân bẹt, phẫu thuật chỉnh hình thường là lựa chọn cuối cùng. Mục tiêu phẫu thuật là giúp tái tạo cấu trúc bàn chân, đưa bàn chân trở lại trạng thái vòm vốn có, từ đó cải thiện dáng đi, giảm đau và ngăn ngừa các biến chứng. Các trường hợp có thể chỉ định phẫu thuật bao gồm:

Điều trị bảo tồn không hiệu quả: Khi trẻ đã áp dụng các bài tập vật lý trị liệu, sử dụng giày, đế giày chỉnh hình trong thời gian dài nhưng bàn chân vẫn không tự điều chỉnh hoặc các triệu chứng không giảm.

Bàn chân bẹt cứng: Đây là dạng bàn chân bẹt không có vòm ngay cả khi không chịu trọng lực hoặc nhón gót. Trường hợp này thường phức tạp hơn và ít đáp ứng với điều trị bảo tồn.

Trẻ dưới 7 tuổi không đáp ứng tốt điều trị nội khoa: Với trường hợp đặc biệt như bàn chân bẹt gây đau đớn dữ dội, cản trở sinh hoạt nghiêm trọng và các phương pháp không xâm lấn không đạt hiệu quả, trẻ nhỏ hơn 7 tuổi vẫn có thể được xem xét phẫu thuật.

Bất thường về gân gót hoặc cấu trúc xương biến dạng nghiêm trọng: Khi bàn chân bẹt kèm theo các dị tật cấu trúc xương rõ ràng, dây chằng hoặc gân gót bị co rút, biến dạng quá mức, phẫu thuật là giải pháp duy nhất để chỉnh hình.

Bác sĩ Tiệp phẫu thuật bàn chân cho người bệnh. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Với phẫu thuật bàn chân bẹt, hầu hết người bệnh có thể xuất viện ngay trong ngày hoặc sau thời gian ngắn theo dõi, được hướng dẫn cách đi lại bằng nạng. Bàn chân được bó bột để cố định khớp trong tối đa 6 tuần. Trẻ nên cố gắng để chân nghỉ ngơi, hạn chế tối đa áp lực lên chân và kê cao chân giúp giảm sưng, đau.

Một tuần sau phẫu thuật, cơn đau giảm đáng kể. Người bệnh có thể bắt đầu đi lại quãng ngắn với nạng. Khoảng 5-6 tuần sau mổ, trẻ có thể bắt đầu các bài tập vật lý trị liệu chuyên biệt để phục hồi, cải thiện thể lực, sự cân bằng, tính linh hoạt và sức mạnh ở chân.

Bác sĩ Tiệp khuyên ba mẹ nên đưa trẻ đi tầm soát bàn chân bẹt sớm trong độ tuổi "vàng" 3-6 tuổi, nhất là trẻ béo phì và thừa cân. Phát hiện sớm và điều trị bằng phương pháp bảo tồn ở giai đoạn này thường mang lại hiệu quả cao, giúp bàn chân tự điều chỉnh và giảm đáng kể nguy cơ phải can thiệp phẫu thuật phức tạp sau này.

Anh Kiệt

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh cơ xương khớp tại đây để bác sĩ giải đáp
Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/khi-nao-phau-thuat-ban-chan-bet-cho-tre-4913396.html
Tags: bệnh cơ xương khớp bàn chân bẹt

Tin cùng chuyên mục

6 việc nên làm mỗi ngày giúp gan khỏe

6 việc nên làm mỗi ngày giúp gan khỏe

Tâp thể dục 30 phút mỗi ngày, chọn chất béo lành mạnh từ cá, dầu thực vật, hạn chế thịt đỏ và rượu bia để giảm tích tụ mỡ, phòng bệnh gan.

8 lý do nên uống nước ép cà rốt thường xuyên

8 lý do nên uống nước ép cà rốt thường xuyên

Nước ép cà rốt giàu vitamin A, kali, chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, mắt, da, ổn định lượng đường trong máu.

5 sai lầm khi uống nước hại tim

5 sai lầm khi uống nước hại tim

Uống nhiều nước ngọt, chỉ uống khi khát, uống quá nhiều trước khi đi ngủ làm tăng nguy cơ suy tim, loạn nhịp và các biến chứng khác.

4 vấn đề thường gặp làm giảm sức khỏe sinh sản

4 vấn đề thường gặp làm giảm sức khỏe sinh sản

Tuổi tác, di truyền, lối sống, bệnh mạn tính là những vấn đề thường gặp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ.

7 vị trí thường quên thoa kem chống nắng

7 vị trí thường quên thoa kem chống nắng

Môi, mu bàn tay, phần ức, bàn chân, tai, gáy thường bị bỏ quên khi thoa kem chống nắng dù vẫn tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím.

8 thức uống giúp giảm rối loạn tiêu hóa

8 thức uống giúp giảm rối loạn tiêu hóa

Nước lọc, nước gừng ấm, nước điện giải, nước gạo rang hay sữa chua giúp làm dịu niêm mạc ruột, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh khi rối loạn tiêu hóa.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có gây suy tim?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có gây suy tim?

Bố tôi 79 tuổi, mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, điều trị thuốc. Gần đây ông có biểu hiện phù chân, đi khám bác sĩ chẩn đoán ông bị suy tim.

Liệt dây thần kinh số 7 dễ nhầm lẫn đột quỵ

Liệt dây thần kinh số 7 dễ nhầm lẫn đột quỵ

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên gây méo miệng, mặt xệ, nói khó giống triệu chứng đột quỵ nên thường bị nhầm lẫn, xử trí sai cách.

Đề xuất ưu đãi tài chính cho gia đình sinh con một bề hai gái

Đề xuất ưu đãi tài chính cho gia đình sinh con một bề hai gái

Bộ Y tế đề xuất ưu đãi tài chính, hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật cho gia đình sinh con một bề hai con gái nhằm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh.

Mắc ung thư ở tuổi xế chiều

Mắc ung thư ở tuổi xế chiều

Bà Loan, 80 tuổi, mắc ung thư tử cung giai đoạn sớm nhưng trì hoãn điều trị vì nghĩ thời gian sống không còn nhiều, sợ phẫu thuật thất bại.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies