Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Đời sống
Thứ sáu, 11/7/2025 | 00:26 GMT+7

Ước mơ sum vầy của nữ sinh không nhà

18 năm qua, Phan Ngô Diễm Phượng phải tá túc hết nhà ngoại đến nhà mợ bởi gia đình cô không có nổi căn nhà riêng.

Mẹ Phượng - bà Phan Thị Thu Tâm, dang dở hôn nhân khi con chưa chào đời. Bà về tá túc nhà cha mẹ ruột, ngày ngày đẩy xe bán dạo quanh chợ Cao Lãnh để nuôi con.

Khi Phượng mới được vài tháng tuổi, mẹ cô gửi con nhờ chị dâu chăm sóc bởi xe bán đồ ăn dạo không kham nổi chi phí sinh hoạt hằng ngày.

"Nhiều lần ngất xỉu khi đang bán dạo, em dâu tui bỏ hẳn nghề, chuyển sang làm công nhân trong xí nghiệp, khi luống tuổi thì đi giúp việc nhà. Tui nuôi bé Phượng từ lúc một tháng 17 ngày đến bữa nay", bà Lê Bích Ngọc kể.

Phan Ngô Diễm Phượng phụ mợ chuẩn bị bữa cơm sáng. Ảnh: Ngọc Tài

Ban đầu hai mợ cháu sống với gia đình ngoại, cùng nheo nhóc với cả chục đứa con nít bị cha mẹ bỏ lại trong cuộc mưu sinh. Bà Ngọc cũng nghèo túng song vừa mất đứa con gái bị bệnh bại não, sinh lòng cảm thương những đứa cháu bên chồng.

"Người hàng xóm hay nhặt rau ở chợ về cho heo ăn. Hôm nào rau còn tươi sẽ gọi tôi sang lựa một ít về rửa sạch, luộc cho các cháu ăn. Vậy mà đứa nào cũng ăn ngon lành", bà nhớ lại. Chúng lớn lên với bữa cháo, bữa rau. Có đứa cha mẹ phải dứt ruột cho người khác vì không nuôi nổi hay không thể đến trường vì không ai đưa rước.

Riêng chị em Phượng dù khổ nghèo, túng thiếu vẫn ráng đến trường, tìm con chữ. Bảy năm trước, chị gái Phượng - Ngô Tuyết Dung, thi đỗ đại học, ngành du lịch, cố gắng làm thêm để trang trải chi phí học hành.

Vì thương em, thương mẹ già bệnh đau vẫn đi giúp việc nhà, Dung quyết định bảo lưu kết quả khi đang học năm hai đại học, đăng ký đi xuất khẩu lao động sang Nhật. Số tiền ít ỏi Dung gửi về quê nhà, phần nào giúp Phượng và mẹ trang trải chi phí sinh hoạt và thuốc men.

Những năm cấp hai, Phượng tranh thủ một buổi đi học một buổi phụ mẹ đi bán dạo. Dáng người thấp bé, đen nhẻm, em nhanh nhẹn bưng bê, rửa chén. Gặp bạn bè cùng trang lứa được cha mẹ bảo bọc, vui đùa Phượng chỉ buồn thoáng qua rồi hòa vào dòng người mưu sinh. Có hôm mưa tầm tã, hai mẹ con chẳng kịp tìm chỗ trú, ướt sũng cả người. Đói nghèo, hai mẹ con chẳng dám nghỉ bởi mất một buổi chợ, chi tiêu trong nhà càng thêm thiếu trước hụt sau.

Phượng nhớ mãi căn nhà của ngoại. Trong căn hẻm tồi tàn, căn nhà mái tôn trống trước hở sau, mưa xuống là dột tứ phía. Ngủ trên nền đất, mỗi đêm mưa cả nhà đều thức trắng.

Ký ức buồn tủi thuở bé khiến Phượng thèm một mái ấm nhỏ của riêng mình, nơi cô có thể là trụ cột, để mẹ đỡ phần cơ cực, chị cũng có thể học hành đến nơi đến chốn.

Số giấy khen Phượng không dán lên tường mà cất vào tủ, lâu lâu mang ra xem. Ảnh: Ngọc Tài

Ba năm cuối cấp, Phượng chuyển sang nhà mợ ở để tiện việc đến trường. Ngoài việc học, cô tranh thủ giúp mợ việc nhà, cuối tuần đạp xe đến nhà trọ gần khu công nghiệp của mẹ phụ bà dọn dẹp.

Trên căn gác nhỏ nhà mợ, Phượng đặt một góc học tập và một chỗ ngủ chỉ rộng một mét. Bao nhiêu giấy khen, chứng nhận cô cũng chẳng dán lên tường, chỉ xếp gọn vào tủ.

Để tiết kiệm tiền, quần áo Phượng mặc cũng là đồ cũ được mẹ mua ở các chợ đồ cũ, vài chục nghìn đồng được một túi to cả chục bộ. Từ ngày đi học, sách vở, dụng cụ học tập đều là những phần thưởng, học bổng cô học trò nhỏ được nhận hoặc được địa phương trao tặng. Riêng tiền học phí, em cũng được miễn giảm do là gia đình có sổ hộ nghèo, cận nghèo.

Ngày chị gái quyết định bảo lưu việc học để vào đời mưu sinh, Phượng nén giọt nước mắt, hiểu rằng chị đang hy sinh ước mơ để cô tiếp tục đến trường. Thương chị, Phượng càng có thêm động lực để cố gắng học nhiều hơn nữa. 12 năm học Phượng luôn đạt học sinh giỏi, là một lớp trưởng gương mẫu của lớp. Hai năm cuối cấp cô còn đạt giải thưởng học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa Lý.

Đang chờ kết quả thi THPT, Phượng dự định sẽ học ngành truyền thông hoặc sư phạm, trường đại học gần nhà. Cô cũng định sẽ tìm thêm việc làm để trang trải học phí.

Góc nghỉ ngơi của Phương trên căn gác của nhà mợ. Ảnh: Ngọc Tài

"Em Phượng rất tích cực tham gia hoạt động của trường, lớp. Em là lớp trưởng gương mẫu, thành tích học tập rất đáng khen", cô Nguyễn Thị Minh Tâm, giáo viên Trường THPT Thiên Hộ Dương nhận xét.

Để các em học sinh khó khăn như Phan Ngô Diễm Phượng (Đồng Tháp) có điều kiện học hành tốt hơn, Quỹ Hy vọng - báo VnExpress tiếp tục nhận đóng góp trong chương trình Ánh sáng học đường. Mọi ủng hộ của độc giả xin gửi về chương trình tại đây:

Tên chương trình: Anh sang hoc duong

ID chương trình: 195961

Ngọc Tài

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/uoc-mo-sum-vay-cua-nu-sinh-khong-nha-4910681.html
Tags: Đồng Tháp học sinh nghèo ánh sáng học đường Quỹ Hy vọng

Tin cùng chuyên mục

5 bẫy chi tiêu khiến mọi người không thể giàu

5 bẫy chi tiêu khiến mọi người không thể giàu

Có khối tài sản 160 tỷ USD, Warren Buffett vẫn sống giản dị, bởi quan điểm tài chính của ông không chỉ giới hạn trong đầu tư mà cả các quyết định chi tiêu hằng ngày.

Đi 300 km mới phát hiện để quên vợ ở cây xăng

Đi 300 km mới phát hiện để quên vợ ở cây xăng

Trên đường từ Paris đến Maroc hôm 5/7, người đàn ông 62 tuổi phát hiện đã bỏ quên vợ tại một trạm dịch vụ và không nhớ chính xác nơi nào.

Kun Marathon Đà Nẵng mở đăng ký chiều nay

Kun Marathon Đà Nẵng mở đăng ký chiều nay

Cổng đăng ký Kun Marathon Đà Nẵng 2025 sẽ mở từ 15h hôm nay, dành 1.000 suất miễn phí cho trẻ từ 6-10 tuổi.

Những người sống chết vì yêu

Những người sống chết vì yêu

Đức Tùng, 28 tuổi, thừa nhận mình là một người lụy tình, đã yêu là sống chết vì bạn gái, sẵn sàng hy sinh mọi thứ và từng kiệt quệ tinh thần khi bị chia tay.

Saigontourist Group tổ chức giải golf gây quỹ khuyến học

Saigontourist Group tổ chức giải golf gây quỹ khuyến học

Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) tổ chức giải golf vì cộng đồng năm 2025, gây quỹ 500 suất học bổng cho sinh viên, học sinh hiếu học hoàn cảnh khó khăn.

Những điều người thông minh thường làm

Những điều người thông minh thường làm

Không bao giờ than vãn, nói chuyện sâu sắc, chấm dứt những mối quan hệ tiêu cực là một số thói quen của người thông minh.

Tại sao nên ngâm gạo trước khi đồ xôi?

Tại sao nên ngâm gạo trước khi đồ xôi?

Một số người nội trợ cho rằng có thể đồ xôi mà không cần ngâm gạo nhưng cách này làm xôi bị khô và tạo ra một hợp chất kháng dinh dưỡng, gây khó tiêu.

Độ tuổi có thể dạy con phòng chống xâm hại tình dục

Độ tuổi có thể dạy con phòng chống xâm hại tình dục

Theo chuyên gia, ngay từ khi trẻ vừa sinh ra, cha mẹ đã có thể giáo dục và bảo vệ con khỏi xâm hại tình dục thông qua các hoạt động chăm sóc hàng ngày.

Những cách phản hồi lời khen

Những cách phản hồi lời khen

Nhiều người có thói quen đáp lại lời khen bằng cách phủ nhận, vô tình làm giảm cơ hội phát triển nghề nghiệp và ảnh hưởng đến quan hệ cá nhân.

Giới trẻ 'săn' thưởng khi uống Trà Xanh Không Độ

Giới trẻ 'săn' thưởng khi uống Trà Xanh Không Độ

Nhiều bạn trẻ tham gia chương trình khuyến mãi hè của Trà Xanh Không Độ vừa giải khát vừa có cơ hội trúng nhiều giải thưởng giá trị.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies