Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Đời sống
Thứ năm, 29/5/2025 | 06:29 GMT+7

Gen Z overthinking vì tin nhắn

Tin nhắn "Ừ" ngắn gọn thay cho câu "OK em" hay "Đúng rồi em nhé" quen thuộc của sếp khiến Đức Khải hoang mang suốt một ngày.

Hai năm đi làm, Khải, 25 tuổi, ở Hà Nội ngầm hiểu thói quen giao tiếp của sếp. Khi hài lòng tin nhắn thường dài, pha sự hài hước. Ngược lại, những câu trả lời ngắn gọn như "Ừ", "OK" hay chỉ xem mà không phản hồi, thường báo hiệu anh có sai sót.

"Mỗi lần nhận được tin nhắn cụt lủn như vậy, đầu óc tôi căng như dây đàn", Khải nói.

Mỗi lần như thế, chàng nhân viên trẻ thường dành thời gian ngồi xem lại email, file công việc để dò lỗi, dù cấp trên chưa nói gì. Sự mệt mỏi, bất an khiến Khải không tập trung, thỉnh thoảng lén nhìn sếp đoán tâm trạng.

Không chỉ với cấp trên, tin nhắn "Em ơi" của khách cũng khiến Khải giật thót, lo sợ họ yêu cầu sửa gấp, phàn nàn chất lượng hay hủy hợp đồng. Dù nhiều lần đối phương chỉ khen sản phẩm tốt, anh vẫn bất an mỗi khi nhận tin.

"Tôi bị cuốn vào guồng quay suy diễn, tâm trạng trong ngày phụ thuộc vào cách đối phương phản hồi tin nhắn", Khải thừa nhận.

Nhận những tin nhắn cụt lủn, khác với cách nhắn tin thông thường khiến một số người trẻ lo lắng, sợ bản thân làm sai dù không biết nguyên nhân. Ảnh minh họa: N.D

Bích Quyên, 23 tuổi, ở Nam Định, cũng thường xuyên bất an bởi những tin nhắn có "cú pháp" lạ từ bạn bè, người yêu. Có lần, bạn trai đang trò chuyện bỗng đáp lại cụt lủn, không còn kéo dài chữ cái cuối câu như thói quen, Quyên liền suy diễn tiêu cực. Cô bỏ qua khả năng đối phương bận, chỉ đinh ninh có chuyện chẳng lành.

Sự nhạy cảm quá mức này của Quyên đã khiến vài mối tình "đứt gánh giữa đường", quan hệ bạn bè. Việc liên tục mổ xẻ câu từ của người đối thoại khiến Quyên ngày đêm lo lắng, dễ nảy sinh xích mích với cả người thân.

Khải và Quyên là những ví dụ điển hình của hội chứng "nghĩ nhiều" (overthinking), trạng thái tâm lý phổ biến ở người trẻ hiện đại. Một nghiên cứu của Đại học Michigan (Mỹ) năm 2023 chỉ ra 73% người 25-35 tuổi thường xuyên overthinking.

Suy diễn, dò đoán thái độ của người khác qua tin nhắn, cách sử dụng biểu tượng cảm xúc (emoticon) trên môi trường số là mức độ cao hơn của overthinking. Người mắc hội chứng này thường xuyên rơi vào trạng thái bất an, mệt mỏi, dễ kích động, sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tiến sĩ giáo dục Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội, cho rằng một trong những nguyên nhân chính là Gen Z (sinh năm 1997-2012) lớn lên trong kỷ nguyên số, phương thức giao tiếp chủ yếu qua tin nhắn. Điều này tạo ra khác biệt lớn so với giao tiếp trực tiếp, nơi các giác quan giúp cảm nhận đầy đủ sắc thái đối phương qua giọng điệu, biểu cảm.

"Khi thiếu vắng thông tin trực quan và cảm xúc, chỉ dựa vào con chữ, người trẻ rất khó đoán định cảm xúc, hàm ý của đối phương, dẫn đến việc nghi ngờ, lo lắng', bà Hương nói. "Họ buộc phải dựa vào những khuôn mẫu nhắn tin thường thấy để 'đoán' suy nghĩ của người kia".

Nghiên cứu gần 500 trẻ vị thành niên năm 2021 của Đại học North Carolina (Mỹ), cho thấy những người thường xuyên giao tiếp qua mạng xã hội có năng lực thấu hiểu kém hơn khá nhiều.

Chuyên gia cũng chỉ ra đặc thù của tiếng Việt đa nghĩa, giàu sắc thái. "Một câu nói đùa vui vẻ có thể trở nên nghiêm trọng, thậm chí gây tổn thương nếu chỉ truyền tải qua dòng tin nhắn thiếu vắng ngữ điệu", bà Hương nhấn mạnh.

Nguyên nhân sâu xa hơn, theo bà Hương, người trẻ ngày nay giao tiếp trên mạng quá nhiều, dẫn đến thiếu trải nghiệm thực tế để hiểu mỗi người có một phong cách riêng. Họ có thể không nhận ra rằng nhiều người vốn kiệm lời khi nhắn tin nhưng ngoài đời lại rất cởi mở, đơn giản vì xem tin nhắn là công cụ truyền đạt thông tin. Chính sự thiếu trải nghiệm này khiến nhiều bạn trẻ dễ suy diễn tiêu cực.

Bên cạnh đó, việc phụ huynh cho con em tiếp cận thiết bị điện tử từ sớm cũng góp phần tạo nên một thế hệ lệ thuộc công nghệ, quen tìm hiểu mọi thứ qua Internet thay vì khám phá thế giới thực. Điều này hạn chế kỹ năng sống, khả năng phán đoán và "đọc cảm xúc, thái độ" người khác qua giao tiếp trực tiếp của một bộ phận giới trẻ.

Dù đại dịch Covid-19 thúc đẩy giao tiếp trực tuyến, bà Hương lưu ý những người có kỹ năng xã hội tốt vẫn dễ dàng thích ứng khi cuộc sống bình thường trở lại. Ngược lại, nhóm đã quá quen với giao tiếp ảo sẽ càng gia tăng nỗi lo khi tương tác qua tin nhắn.

Đồng quan điểm, thạc sĩ Vương Nguyễn Toàn Thiện, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Tham vấn và trị liệu tâm lý Lumos, từng chia sẻ trên VnExpress cho biết overthinking ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần, gây mất ngủ, dễ dẫn đến trầm cảm và rối loạn lo âu. Nó còn làm giảm năng suất làm việc, sự tự tin, khả năng tập trung, ra quyết định và có thể khiến họ cảm thấy cô đơn. Với người xung quanh hội chứng overthinking có thể làm tăng căng thẳng, gây khó chịu, cảm giác bất lực và khó hiểu, suy giảm kết nối.

Anh Huy Bảo, 40 tuổi, trưởng phòng marketing một doanh nghiệp ở Hà Nội, nói không quá để ý đến các tiểu tiết khi nhắn tin. "Với chúng tôi, 'ừ', 'ok' đều là những phản hồi, không có hàm ý khác", anh nói. Khi hiểu hơn về những tác động không mong muốn của cách nhắn tin với nhân viên, anh Bảo nói sẽ thận trọng hơn trong giao tiếp.

Ngược lại, Ngọc Mai, 24 tuổi, TP HCM cho rằng nhắn tin ngắn gọn hay dài dòng là sở thích của từng cá nhân, người nhận không nên suy diễn. "Tôi trả lời nghĩa là vẫn quan tâm, không giận dỗi", cô nói.

Để thoát khỏi guồng quay suy diễn, Đức Khải tập làm quen với nhiều kiểu tin nhắn từ cấp trên, không để tâm trạng bị phụ thuộc. Anh cũng chủ động trò chuyện thẳng thắn khi thấy sếp vui vẻ. "Tôi cần tôn trọng bản thân, không để mình chạy theo cảm xúc của người khác", Khải nói.

Bích Quyên chọn cách đáp trả. Với những người nhắn tin cụt lủn, cô cũng phản hồi tương tự. "Tôi muốn họ hiểu cảm giác của mình khi nhận những tin nhắn như vậy", Quyên nói.

Quỳnh Nguyễn

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/gen-z-overthinking-vi-tin-nhan-4889217.html
Tags: suy nghĩ quá mức overthinking nhắn tin người trẻ

Tin cùng chuyên mục

Chàng trai Nhật dùng chiêu 'chai mặt' để chinh phục cô gái Việt

Chàng trai Nhật dùng chiêu 'chai mặt' để chinh phục cô gái Việt

Utsumi Shoki phải lòng Nguyễn Trang Dung ngay trong lần đầu gặp mặt khi cô đến xin việc tại quán sushi nơi anh là đầu bếp chính.

Giấc mơ có nhà mới của cựu chiến binh U100 thành sự thật

Giấc mơ có nhà mới của cựu chiến binh U100 thành sự thật

Nhìn ngôi nhà mới xây kiến cố và khang trang, ông Trần Viết Vấn ôm chặt vợ trong cơn xúc động ước mơ cả đời là có một ngôi nhà mới đã thành ở tuổi 98.

Mẹo chữa hóc xương cá bằng cách súc miệng

Mẹo chữa hóc xương cá bằng cách súc miệng

Hóc xương cá là một nỗi ám ảnh của không ít người nhưng vì làm sai không gỡ được xương ra, còn khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.

Burger Zero Meat - burger patty thuần rau củ của Lotteria

Burger Zero Meat - burger patty thuần rau củ của Lotteria

Burger Zero Meat là burger đầu tiên tại Lotteria sử dụng patty (miếng thịt băm) 100% từ rau củ nhưng vẫn đảm bảo hương vị thơm ngon.

Vinamilk phát động con của nhân viên vẽ tranh tặng cựu chiến binh

Vinamilk phát động con của nhân viên vẽ tranh tặng cựu chiến binh

"Bức tranh nhỏ nhưng tình cảm thì lớn lắm", thượng sĩ Nguyễn Chí Tường chia sẻ khi nhận bức tranh do một em bé có phụ huynh đang công tác tại Vinamilk vẽ tặng.

Cách người dùng nhận diện cuộc gọi mạo danh shipper

Cách người dùng nhận diện cuộc gọi mạo danh shipper

Ngọc An (TP HCM) thấy shipper gửi tin nhắn yêu cầu trả tiền vận chuyển kèm đường link lạ, liền kiểm tra với shop gửi hàng và được xác nhận không có khoản phí này.

EQ hay IQ giúp chúng ta thành công?

EQ hay IQ giúp chúng ta thành công?

Tỷ phú Richard Branson, nhà sáng lập tập đoàn Virgin Group, bỏ học năm 16 tuổi, không bao giờ quay lại trường lớp.

Nhiều người Anh muốn có con ở tuổi 80

Nhiều người Anh muốn có con ở tuổi 80

Một thống kê mới của Anh gây chấn động khi nhiều người cao tuổi nhờ mang thai hộ để có con, dấy lên làn sóng phản đối từ các nhà hoạt động xã hội.

Tác dụng 'thần kỳ' của giấy ăn

Tác dụng 'thần kỳ' của giấy ăn

Không chỉ dùng để lau tay, lau miệng, giấy ăn còn là trợ thủ đắc lực giúp giải quyết hàng loạt vấn đề khác trong cuộc sống hàng ngày.

Đổi đời nhờ chiếc cằm dài

Đổi đời nhờ chiếc cằm dài

Từng tự ti vì ngoại hình bất thường, Jonouchi bất ngờ nổi tiếng toàn cầu khi được công nhận là "YouTuber có cằm dài nhất thế giới".

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies