Cả nước thiếu 120.000 giáo viên, trong khi thừa hơn 60.000 biên chế, theo Bộ Giáo dục là do nhiều nguyên nhân, một số địa phương có biên chế nhưng không tuyển hết.
Việc mở ngành học mới dự kiến phải được Bộ Giáo dục cấp phép, thay vì tự chủ như hiện nay khiến các đại học e ngại, nhưng Bộ nói cần hạn chế sự lạm dụng, ồ ạt.
Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến việc tuyển sinh lớp 1, 6 theo nguyên tắc gần nhà, từ năm học 2026-2027, thay vì theo địa giới hành chính (theo tuyến) như hiện nay.
Các đại học chỉ nên đào tạo tinh hoa, nhưng lại ngày càng mở rộng tuyển sinh, một số lấy đầu vào "cực kỳ thấp" là bất hợp lý, theo một số hiệu trưởng trường nghề.
Bộ Giáo dục đang xem xét việc tồn tại song song hội đồng trường thành viên và hội đồng đại học quốc gia, có thể giữ nguyên hoặc giảm vai trò của một trong hai.
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu ngành giáo dục, các địa phương chuẩn bị điều kiện để dạy 2 buổi mỗi ngày miễn phí ở bậc tiểu học, THCS, từ năm học 2025-2026.
Bộ Nội vụ đề nghị không chuyển các trường đại học trọng điểm, đa ngành, có chức năng quản lý nhà nước thuộc địa phương và bộ ngành khác về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chính phủ ước tính cần 30.000 tỷ đồng để miễn học phí cho học sinh từ mầm non đến lớp 12 trên cả nước, bao gồm 8.200 tỷ đồng bổ sung cho trẻ mầm non và học sinh THPT.