Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Sức khỏe
Thứ năm, 17/7/2025 | 05:01 GMT+7

Tại sao người bệnh vẫn được bác sĩ kê toa thuốc 28 ngày thay vì 2-3 tháng?

Sau hai tuần thực hiện quy định bác sĩ kê toa thuốc bệnh mạn tính 2-3 tháng, nhiều bệnh nhân vẫn được cấp thuốc từng tháng như trước bởi cần theo dõi sát diễn tiến sức khỏe.

Ông Hòa, 55 tuổi, cùng hàng chục người khác ngồi ghế chờ đến số thứ tự nhận thuốc tại khu cấp phát thuốc ngoại trú của Bệnh viện Thống Nhất, trưa 15/7. Ông khát nước nhiều, mệt mỏi, vài tháng trước được bác sĩ chẩn đoán đái tháo đường kèm rối loạn mỡ máu. Mỗi tháng, ông đến bệnh viện khám và được cấp thuốc uống trong 28 ngày rồi tái khám cấp thuốc tiếp.

Đầu tháng 7, Thông tư 26 của Bộ Y tế có hiệu lực cho phép với 252 loại bệnh, chủ yếu là mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, thần kinh, nội tiết..., bệnh nhân được bác sĩ kê đơn thuốc trên 30 ngày đến ba tháng nếu tình trạng sức khỏe ổn định. Do đó, lần này ông Hòa đến Bệnh viện Thống Nhất tái khám cứ nghĩ sẽ được kê toa dài ngày hơn, song đơn thuốc vẫn 28 ngày như cũ. So với tháng trước, tháng này bác sĩ kê thêm một loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ vì gần đây ông Hòa khó vào giấc. Sau khi trừ mức hưởng bảo hiểm y tế, ông Hòa phải trả thêm 80.000 đồng. Tháng trước, ông phải làm thêm một số xét nghiệm nên phải trả vài trăm nghìn đồng.

"Bác sĩ giải thích bệnh tôi chưa ổn định cần theo dõi tái khám hàng tháng, xét nghiệm định kỳ, nên không thể kê toa thuốc dài hạn hơn", ông Hòa cho hay, thêm rằng như vậy tháng sau vẫn phải đi tái khám lấy thuốc. Ông chấp nhận "đi lại tốn công nhưng yên tâm theo dõi vì tiểu đường không điều trị tốt thì sẽ mắc rất nhiều biến chứng nguy hiểm". Tiểu đường, còn gọi đái tháo đường, là bệnh cần xét nghiệm, theo dõi đường huyết thường xuyên và điều trị ổn định, biến chứng thường gặp nhất là bàn chân tiểu đường, thiếu insulin.

Đợi lấy thuốc với ông Hòa còn có bà Minh, 73 tuổi, cũng được bác sĩ hẹn tái khám sau 28 ngày. Bà mắc nhiều bệnh như tăng huyết áp, loãng xương, suy tĩnh mạch mạn tính, tổn thương đĩa đệm đốt sống... Sức khỏe yếu không thể tự đi viện, mỗi đợt khám bệnh con gái bà phải xin nghỉ việc để đi cùng. Được bảo hiểm y tế chi trả phần lớn, bà không tốn kém quá nhiều cho tiền thuốc, nhưng mất khoảng 400.000 đồng di chuyển bằng taxi.

PGS.TS.BS Lê Đình Thanh, Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, cho biết thực tế sau hai tuần triển khai Thông tư 26, số toa thuốc được kê 2-3 tháng rất ít. Lý do là bệnh nhân lớn tuổi đa số đều mắc nhiều bệnh lý, nhiều vấn đề phức tạp cùng lúc đòi hỏi phải theo dõi sát, đánh giá các chỉ số định kỳ hàng tháng để điều chỉnh thuốc phù hợp. "Nếu kê thuốc ba tháng mới tái khám, bệnh nhân có nguy cơ bị bỏ sót biến chứng, lệch liều, tương tác thuốc rất cao", BS. Thanh giải thích, chưa kể bệnh nhân lớn tuổi thường quên uống thuốc, dùng nhầm liều, nếu không hẹn tái khám để xem xét thường xuyên có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Thực tế này cũng diễn ra ở nhiều bệnh viện khiến một số bệnh nhân thắc mắc "sao tôi không được kê toa 3 tháng". Hầu hết người bệnh mạn tính được kê toa thuốc một tháng, có nhiều trường hợp được hẹn tái khám sau 7 hoặc 14 ngày.

BS Thanh cho rằng với những bệnh nhân đã ổn định sức khỏe, kê toa dài ngày giúp bệnh nhân đỡ tốn công sức, thời gian đi khám mà về phía bệnh viện cũng giúp giảm quá tải, nâng cao sự hài lòng người bệnh. Việc kê đơn thuốc ngắn hay dài không chỉ phụ thuộc vào quy định, mà còn là quyết định chuyên môn linh hoạt, cá thể hóa theo từng người bệnh, giúp họ điều trị hiệu quả, an toàn nhất có thể.

"Một số bệnh nhân tưởng bác sĩ kê đơn một tháng thay vì 2-3 tháng để có thêm nguồn thu, trên thực tế tiền công khám bệnh bảo hiểm y tế không thấm vào đâu so với những chi phí về nhân lực, vật lực mà bệnh viện bỏ ra", phó giáo sư Thanh giải thích đồng thời nói vui "kê đơn dài ngày thì bác sĩ sẽ khỏe hơn".

Cùng chung thực tế số toa thuốc 3 tháng tại viện vẫn chưa nhiều, BS.CK2 Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh, cho rằng thực tế triển khai hiện nay vẫn còn một số khó khăn. Về chuyên môn, không phải bệnh nhân nào cũng đủ điều kiện kê đơn dài hạn. Bác sĩ cần đánh giá kỹ tình trạng bệnh đã ổn định, khả năng tuân thủ điều trị và nguy cơ xảy ra biến chứng. Đặc biệt là người lớn tuổi mắc nhiều bệnh cùng lúc và cá thể hóa trong chẩn đoán điều trị sao cho an toàn, hiệu quả.

Về quản lý thuốc, bác sĩ Khanh cho rằng việc phát thuốc 3 tháng một lần tạo áp lực cho kho dược và hệ thống công nghệ thông tin nếu chưa được đồng bộ, cần có thời gian để chuẩn bị. Để khắc phục vấn đề này, bệnh viện đã chủ động sàng lọc bệnh nhân đủ điều kiện và phối hợp chặt với tuyến y tế cơ sở. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng tăng cường truyền thông, hướng dẫn người bệnh hiểu rõ lợi ích và giữ đơn thuốc đúng cách.

Bệnh nhân chờ khám bệnh tại bệnh viện ở TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Theo Giám đốc Sở Y tế TP HCM Tăng Chí Thượng, việc kê đơn thuốc dài ngày là một trong các bước đi quan trọng trong quản lý bệnh mạn tính, đặc biệt trong bối cảnh người dân thành phố ngày càng gia tăng nhu cầu điều trị ổn định, thuận tiện tại tuyến y tế cơ sở. Các y bác sĩ phải giúp người dân hiểu đúng về việc được kê đơn 2-3 tháng không phải "cấp phát tùy ý", cần hiểu về quyền lợi BHYT, tuân thủ lịch hẹn tái khám, hạn chế tình trạng người bệnh tái khám nhiều lần không cần thiết.

Ông Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cũng cho rằng quy định này không áp dụng đại trà, mà bác sĩ phải đánh giá đầy đủ tình trạng lâm sàng, tiên lượng ổn định mới được kê đơn kéo dài. Việc kê đơn dài ngày có thể tiềm ẩn rủi ro như bệnh nhân không được theo dõi sát tác dụng phụ, hoặc khi bệnh chuyển biến thì không kịp đánh giá để điều chỉnh phác đồ, hoặc thuốc bị mất hay không sử dụng hết sẽ gây lãng phí.

Lê Phương

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/tai-sao-nguoi-benh-van-duoc-bac-si-ke-toa-thuoc-28-ngay-thay-vi-2-3-thang-4914254.html
Tags: kê đơn thuốc 3 tháng Khám chữa bệnh bệnh mạn tính

Tin cùng chuyên mục

Nên thay khớp gối nhân tạo loại nào?

Nên thay khớp gối nhân tạo loại nào?

Tôi bị thoái hóa khớp gối giai đoạn cuối, phải thay khớp nhân tạo. Khớp gối nhân tạo làm bằng gì và loại nào là tốt nhất? (Thanh Ngân, Đồng Nai)

Long Châu, Transino, SCgate bắt tay minh bạch hóa hàng nhập khẩu Nhật Bản

Long Châu, Transino, SCgate bắt tay minh bạch hóa hàng nhập khẩu Nhật Bản

Hợp tác giữa Nhà thuốc Long Châu, thương hiệu Transino của Nhật Bản và Công ty SCgate hướng đến minh bạch nguồn gốc và nâng cao chất lượng hàng hóa chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp tại Việt Nam.

Có con sau cuộc phẫu thuật '4 trong 1' chữa vô sinh

Có con sau cuộc phẫu thuật '4 trong 1' chữa vô sinh

Anh Hoàng, 33 tuổi, vô sinh do nang mào tinh, tắc nghẽn ống dẫn tinh và giãn tĩnh mạch thừng tinh hai bên, được phẫu thuật "4 trong 1" giúp có con tự nhiên.

Viêm mũi họng biến chứng viêm tai

Viêm mũi họng biến chứng viêm tai

Bé Thảo, 7 tuổi, viêm họng một tuần uống thuốc không bớt mà biến chứng lên tai gây chảy dịch mủ, màng nhĩ căng phồng.

Nguy cơ nhiễm liên cầu lợn do ăn tiết canh

Nguy cơ nhiễm liên cầu lợn do ăn tiết canh

Ăn tiết canh lợn, nhất là chế biến không đảm bảo, nguồn thịt thiếu kiểm dịch, có nguy cơ nhiễm vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn.

Một loại thuốc trị thiếu máu bị cấm sản xuất, lưu hành

Một loại thuốc trị thiếu máu bị cấm sản xuất, lưu hành

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thu hồi giấy đăng ký lưu hành với thuốc Femancia do Công ty Cổ phần Dược phẩm MeDiSun sản xuất, do vi phạm chất lượng.

7 rau củ quả ít đường nên ăn thường xuyên

7 rau củ quả ít đường nên ăn thường xuyên

Dưa chuột, bông cải xanh, nấm, ớt chuông chứa ít đường tự nhiên, giàu chất xơ, vitamin, giúp giảm tác động đến lượng đường trong máu.

Chỉ 270 bệnh viện 'khai tử' bệnh án giấy

Chỉ 270 bệnh viện 'khai tử' bệnh án giấy

Theo yêu cầu của Bộ Y tế, các bệnh viện cả nước phải hoàn tất chuyển đổi từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử trước ngày 30/9, song hiện chỉ 270 cơ sở thực hiện xong việc này.

Giun sán bò dưới da sau khi ăn gỏi cá

Giun sán bò dưới da sau khi ăn gỏi cá

Sau bữa gỏi cá mè sống, người phụ nữ 55 tuổi đau bụng, buồn nôn, ngứa toàn thân, nổi mẩn khắp da, bác sĩ chẩn đoán nhiễm giun sán.

Trẻ ăn yến mỗi ngày có giúp tăng sức đề kháng?

Trẻ ăn yến mỗi ngày có giúp tăng sức đề kháng?

Con tôi 4 tuổi, chiều cao và cân nặng chưa đạt chuẩn, bổ sung yến mỗi ngày giúp bé tăng sức đề kháng, ngừa bệnh hô hấp không? (An Nguyên, 30 tuổi, Quảng Trị)

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies