Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Sức khỏe
Thứ bảy, 24/5/2025 | 09:01 GMT+7

Phân biệt cúm và Covid-19 thế nào?

Cúm và Covid-19 đều gây sốt, đau đầu, mệt mỏi, song có thể phân biệt thông qua biểu hiện mất khứu giác, vị giác.

Bác sĩ Lê Thị Gấm, Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết như trên trong bối cảnh biến thể Covid XEC, dòng phụ mới của Omiron mang nhiều đột biến, tốc độ lây lan nhanh gấp 7 lần cúm. Nhiều quốc gia trên thế giới như Brazil, Anh, Thái Lan, Singapore... ghi nhận số ca mắc tăng cao. Tại Việt Nam, một số bệnh viện cũng tiếp nhận ca bệnh tăng dần, có ca phải thở oxy.

Covid-19 có nhiều biểu hiện giống bệnh cúm, khiến người dân lo lắng không phát hiện đúng bệnh, điều trị sai cách. Theo bác sĩ Gấm, cả cúm và Covid đều có các triệu chứng sốt, ho, khó thở hoặc thở hụt hơi, mệt mỏi, đau họng, chảy nước mũi, đau nhức cơ thể, đau đầu. Đồng thời, cúm và Covid đều gây ra các biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp, nhiễm trùng huyết, suy đa cơ quan, tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Tuy nhiên, hai bệnh cũng có triệu chứng khác nhau, giúp phân biệt dễ dàng hơn. Trong đó, cúm do virus cúm gây ra với chủ yếu các chủng cúm A và B. Thời gian ủ bệnh thường từ 1-4 ngày. Bệnh lây trước khi có triệu chứng một ngày và lây lan mạnh trong khoảng 5-7 ngày. Hầu hết nguồn lây cúm đến từ người có triệu chứng.

Bệnh nhân điều trị Covid tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Còn Covid do virus SARS-CoV-2 gây ra, thời gian ủ bệnh 2-14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh, có thể lây nhiễm trong 10 ngày hoặc dài hơn từ khi xuất hiện triệu chứng. Khác với cúm, người nhiễm virus Covid có thể không biểu hiện triệu chứng nhưng vẫn lây cho người khác.

Ngoài các triệu chứng trên, người mắc Covid có thể gặp tình trạng mất khứu giác và vị giác, xảy ra vài ngày sau khi nhiễm bệnh hoặc kéo dài vài tuần. Điều này rất hiếm khi xảy ra ở bệnh nhân cúm. Đây là dấu hiệu điển hình có thể phân biệt giữa hai bệnh.

Về diễn tiến bệnh, thông thường, người mắc bệnh cúm có thể khỏi trong khoảng 3-7 ngày, biểu hiện mệt mỏi sau mắc cúm khoảng một tuần. Còn người bệnh mắc Covid có thể gặp triệu chứng kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng do hội chứng hậu Covid-19 như khó thở, đặc biệt khi gắng sức, mệt mỏi, khó suy nghĩ hoặc tập trung.

Một số ít người mắc Covid có thể phát triển hội chứng viêm đa hệ thống là tình trạng phản ứng miễn dịch quá mức dẫn đến phản ứng viêm khắp cơ thể. Bệnh gây các triệu chứng sốt cao liên tục, đau bụng, tiêu chảy, phát ban, tim đập nhanh... cần phải nhập viện để điều trị.

Ngoài ra, cúm và Covid có thể phân biệt bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc xét nghiệm sinh học phân tử PCR.

Bác sĩ Gấm lưu ý cúm và Covid đều lây lan qua đường hô hấp. Người bệnh hoặc người mang virus không triệu chứng phát tán các giọt bắn chứa virus từ đường mũi họng ra không khí khi ho, hắt hơi, nói chuyện. Virus cũng có thể bám trên các bề mặt như tay nắm cửa, cầu thang, bàn ghế, vật dụng như ly uống nước, chén, bát... và lây nhiễm khi sử dụng chung hoặc chạm tay vào sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng.

Cúm và Covid có thể đồng nhiễm cùng lúc hoặc bội nhiễm thêm tác nhân thường gặp như phế cầu khuẩn cư trú ở vùng hầu họng khiến tình trạng trở nặng hơn.

Trẻ nhỏ tiêm ngừa cúm tại Trung tâm tiêm chủng VNVC. Ảnh: Hoàng Dương

Để phòng bệnh, bác sĩ Gấm khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp như: đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước xịt khuẩn, hạn chế đến nơi đông người nếu không cần thiết, bổ sung dinh dưỡng, tập luyện thể thao đều đặn... Cùng với đó, tiêm vaccine là biện pháp phòng ngừa đơn giản và hiệu quả nhất, đặc biệt với nhóm nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người già, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai.

Hiện Việt Nam có vaccine cúm thế hệ mới, phòng các chủng virus phổ biến gồm cúm A/H1N1, A/H3N2 và hai chủng cúm B. Trong đó vaccine tiểu đơn vị chỉ chứa kháng nguyên bề mặt virus với tính sinh miễn dịch tốt và ít gây phản ứng phụ sau tiêm như sốt, đau tại nơi tiêm... Vaccine cần tiêm nhắc lại một mũi hằng năm để cập nhật chủng cúm lưu hành và củng cố kháng thể suy giảm theo thời gian.

Ngoài ra, trong thời điểm giao mùa, nhiều mầm bệnh hô hấp phát triển, người dân cũng nên tiêm vaccine phòng các bệnh khác như phế cầu gây viêm phổi, sởi, rubella, thủy đậu, sốt xuất huyết... để bảo vệ sức khỏe.

Người có triệu chứng viêm đường hô hấp không nên tự ý điều trị, nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ phù hợp.

Nguyên Khanh

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/phan-biet-cum-va-covid-19-the-nao-4889948.html
Tags: tiêm chủng vaccine Covid-19 cúm phòng bệnh

Tin cùng chuyên mục

Nguyên nhân cơ thể thiếu vitamin D

Nguyên nhân cơ thể thiếu vitamin D

Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, mắc bệnh gan, suy thận, sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh làm tăng nguy cơ thiếu vitamin D.

5 món ăn dưới 100 calo giúp giảm cân

5 món ăn dưới 100 calo giúp giảm cân

Bắp rang bơ, quả táo, 14 hạt hạnh nhân, sữa chua, hạt dẻ cười có hàm lượng calo thấp, ít ảnh hưởng đến cân nặng.

Những bệnh lý gây rối loạn tiểu tiện

Những bệnh lý gây rối loạn tiểu tiện

Rối loạn tiểu tiện có thể xảy ra khi mắc các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt, bệnh thần kinh như Parkinson, Alzheimer hoặc đột quỵ.

7 dấu hiệu cảnh báo cholesterol cao

7 dấu hiệu cảnh báo cholesterol cao

Ngoài xét nghiệm máu, một số dấu hiệu điển hình trên da, mắt và khớp có thể giúp nhận biết cholesterol cao.

Nhận biết bún nhiễm hóa chất

Nhận biết bún nhiễm hóa chất

Bún là thực phẩm dễ bị sử dụng chất bảo quản, hóa chất huỳnh quang, hàn the, dấu hiệu là sợi trắng bất thường, bóng mẩy, giòn, khó bị ô thiu.

Cổ tử cung dài gấp đôi bình thường

Cổ tử cung dài gấp đôi bình thường

Chị Thành, 49 tuổi, cổ tử cung quá dài gây khó chịu vùng kín, được bác sĩ phẫu thuật cắt đoạn thừa.

Thiếu nữ chấn thương mắt khi chơi đá bóng

Thiếu nữ chấn thương mắt khi chơi đá bóng

Thiếu nữ 15 tuổi bị quả bóng đập trúng vào mắt đau nhức dữ dội, nhìn mờ hẳn đi, không thấy rõ mọi vật xung quanh.

5 loại hạt người khó ngủ nên ăn thường xuyên

5 loại hạt người khó ngủ nên ăn thường xuyên

Người hay mất ngủ có thể ăn các loại hạt như macca, óc chó, mè đen bởi chúng chứa các hợp chất giúp ngon giấc.

Sunday Natural đồng hành cùng chiến dịch cho mẹ và bé

Sunday Natural đồng hành cùng chiến dịch cho mẹ và bé

Sunday Natural đồng hành cùng chiến dịch "Yêu thương mỗi ngày - mẹ khỏe, bé ngoan" do Cục Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y Tế phát động đến hết tháng 6.

Người cao tuổi, mắc bệnh nền cần làm gì trước biến thể Covid-19 mới?

Người cao tuổi, mắc bệnh nền cần làm gì trước biến thể Covid-19 mới?

Người cao tuổi, mắc bệnh mạn tính cần kiểm soát huyết áp, đường huyết, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để chủ động phòng ngừa biến thể Covid-19 XEC.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies