Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Sức khỏe
Thứ ba, 27/5/2025 | 11:31 GMT+7

Mắc bệnh cường giáp khi mang thai có nguy hiểm?

Tôi mang thai tháng thứ ba mới phát hiện mắc bệnh cường giáp, có nguy hiểm đến em bé không? (Thu Hương, TP HCM)

Trả lời:

Tuyến giáp là tuyến nhỏ hình giống con bướm ở phía dưới cổ, tạo ra các hormone tuyến giáp. Hormone tuyến giáp có trách nhiệm chính kiểm soát tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh tuyến giáp hơn người bình thường do thay đổi nội tiết tố. Thai phụ có thể bị rối loạn chức năng tuyến giáp như cường giáp hoặc suy giáp.

Cường giáp khi mang thai (cường giáp thai kỳ) là tình trạng tuyến giáp của mẹ bầu hoạt động quá mức khiến hormone tuyến giáp được sản sinh quá nhiều, gây rối loạn chuyển hóa cùng các biểu hiện bất thường khác về sức khỏe. Nguyên nhân có thể do nhiễm độc giáp thoáng qua hoặc cường giáp basedow trong thai kỳ. Ngoài hai nhóm nguyên nhân chính này, cường giáp khi mang thai có thể do viêm giáp bán cấp hoặc viêm giáp mạn tính, bướu giáp độc đa nhân, nhân độc tuyến giáp, u tuyến giáp... Dấu hiệu nhận biết phụ nữ có thai mắc bệnh cường giáp gồm tim đập nhanh hơn, không đều, không chịu được nhiệt độ nóng và lạnh, thường xuyên mệt mỏi, run tay, tăng hoặc giảm cân bất thường.

Cường giáp có thể dẫn đến biến chứng về tim mạch, tăng chuyển hóa quá mức... Phụ nữ mang thai mắc bệnh này làm tăng nguy cơ tiền sản giật (thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ), suy tim, nhau bong non... Thai phụ mắc bệnh cường giáp khiến thai nhi có khả năng sinh non, nhẹ cân, sảy thai, bướu cổ, phù thai dẫn đến thai lưu. Trẻ sinh ra có thể bị rối loạn chức năng tuyến giáp, ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh - vận động về sau.

Ảnh hưởng của bệnh đến bà mẹ và thai nhi rất lớn. Do đó, bạn nên đi khám thường xuyên để bác sĩ kiểm tra, theo dõi tình trạng và tư vấn điều trị phù hợp. Nguyên tắc và mục tiêu điều trị cường giáp thai kỳ là ức chế hoạt động sản sinh hormone tuyến giáp quá mức, từ đó làm giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, phòng biến chứng. Chế độ ăn của thai phụ cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bột béo đạm, vitamin và khoáng chất. Tăng cường các loại vitamin như vitamin D, bổ sung canxi giúp cải thiện sức khỏe cho mẹ và bé phát triển tốt hơn.

Phụ nữ mang thai mắc bệnh cường giáp nên ăn các loại rau cải để hạn chế hấp thu iốt. Ảnh: Bạch Dương

Người mẹ mang thai bị cường giáp nên hạn chế iốt trong thực phẩm bổ sung như nước mắm, bột nêm... vì nhiều iốt dễ làm tăng tạo hormone tuyến giáp, khiến bệnh nặng hơn, ưu tiên các loại rau bắp cải để hạn chế hấp thu iốt. Thai phụ lưu ý theo dõi cân nặng theo từng tháng thai và kiểm soát khi tăng cân quá mức theo hướng dẫn của bác sĩ.

BS.CKII Trần Thùy Ngân

Đơn vị Nội tiết - Đái tháo đường

Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7

Độc giả đặt câu hỏi bệnh nội tiết tại đây để bác sĩ giải đáp
Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/mac-benh-cuong-giap-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-4890984.html
Tags: chức năng tuyến giáp cường giáp

Tin cùng chuyên mục

6 việc nên làm mỗi ngày giúp gan khỏe

6 việc nên làm mỗi ngày giúp gan khỏe

Tâp thể dục 30 phút mỗi ngày, chọn chất béo lành mạnh từ cá, dầu thực vật, hạn chế thịt đỏ và rượu bia để giảm tích tụ mỡ, phòng bệnh gan.

8 lý do nên uống nước ép cà rốt thường xuyên

8 lý do nên uống nước ép cà rốt thường xuyên

Nước ép cà rốt giàu vitamin A, kali, chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, mắt, da, ổn định lượng đường trong máu.

5 sai lầm khi uống nước hại tim

5 sai lầm khi uống nước hại tim

Uống nhiều nước ngọt, chỉ uống khi khát, uống quá nhiều trước khi đi ngủ làm tăng nguy cơ suy tim, loạn nhịp và các biến chứng khác.

4 vấn đề thường gặp làm giảm sức khỏe sinh sản

4 vấn đề thường gặp làm giảm sức khỏe sinh sản

Tuổi tác, di truyền, lối sống, bệnh mạn tính là những vấn đề thường gặp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ.

7 vị trí thường quên thoa kem chống nắng

7 vị trí thường quên thoa kem chống nắng

Môi, mu bàn tay, phần ức, bàn chân, tai, gáy thường bị bỏ quên khi thoa kem chống nắng dù vẫn tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím.

Khi nào phẫu thuật bàn chân bẹt cho trẻ?

Khi nào phẫu thuật bàn chân bẹt cho trẻ?

Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng để điều trị bàn chân bẹt sau khi các phương pháp như vật lý trị liệu, mang giày chỉnh hình không hiệu quả.

8 thức uống giúp giảm rối loạn tiêu hóa

8 thức uống giúp giảm rối loạn tiêu hóa

Nước lọc, nước gừng ấm, nước điện giải, nước gạo rang hay sữa chua giúp làm dịu niêm mạc ruột, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh khi rối loạn tiêu hóa.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có gây suy tim?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có gây suy tim?

Bố tôi 79 tuổi, mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, điều trị thuốc. Gần đây ông có biểu hiện phù chân, đi khám bác sĩ chẩn đoán ông bị suy tim.

Liệt dây thần kinh số 7 dễ nhầm lẫn đột quỵ

Liệt dây thần kinh số 7 dễ nhầm lẫn đột quỵ

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên gây méo miệng, mặt xệ, nói khó giống triệu chứng đột quỵ nên thường bị nhầm lẫn, xử trí sai cách.

Đề xuất ưu đãi tài chính cho gia đình sinh con một bề hai gái

Đề xuất ưu đãi tài chính cho gia đình sinh con một bề hai gái

Bộ Y tế đề xuất ưu đãi tài chính, hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật cho gia đình sinh con một bề hai con gái nhằm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies