Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Sức khỏe
Thứ hai, 23/6/2025 | 19:01 GMT+7

Bỏ dở chuyến du lịch vì bị thú cưng cào, cắn

Kim Thanh, 28 tuổi, đặt chuyến xe khách sớm nhất về Hà Nội tiêm vaccine và huyết thanh kháng dại khi bị chó cắn chảy máu trong chuyến du lịch Hà Giang.

Kim Thanh ở Đà Nẵng, háo hức khi lần đầu tiên khám phá Hà Giang với các cung đường uốn lượn, trải nghiệm văn hóa của người dân tộc thiểu số trong chuyến du lịch. Tuy nhiên, trong lúc đi bộ thăm thú nhà dân, Thanh bị chó cắn vào cánh tay chảy máu.

Chủ nhà cho biết chó chưa tiêm vaccine và địa điểm tiêm vaccine khá xa. Thanh trằn trọc cả đêm vì lo sợ, ngày hôm sau đặt chuyến xe khách sớm nhất để về lại Hà Nội tiêm vaccine và huyết thanh kháng dại trong khi còn ba ngày nữa chuyến tham quan mới kết thúc.

"Chủ nhà nói chó có sức khỏe bình thường nhưng rất khó để theo dõi, ở Hà Giang tôi cũng không biết tìm nơi tiêm vaccine ở đâu, liệu có vaccine không nên về lại thành phố để yên tâm", Thanh chia sẻ.

Vết thương ở tay Kim Thanh do bị chó cắn, cào. Ảnh: NVCC

Tương tự Vương Hân, 26 tuổi, ở TP Thủ Đức là giáo viên tiếng Anh tự do, mỗi năm dành thời gian hai lần du lịch xuyên Việt hoặc nước ngoài. Trong chuyến tham quan các địa điểm du lịch ở Đắk Nông 3 ngày 2 đêm với nhóm bạn, Hân thấy chú mèo ở một quán ăn dễ thương đã đưa tay vuốt ve song bị cào vào cánh tay rách da, chảy máu.

Sau khi rửa vết thương với xà phòng, tìm hiểu mèo đã tiêm vaccine, Hân không yên tâm, đặt xe khách về lại TP HCM thay vì dự định một ngày nữa mới về để tiêm vaccine và huyết thanh kháng dại.

"Nếu tiêm chậm trễ, virus có thể lên não và không cứu chữa được. Tôi cũng không có tâm trạng ở lại để đi chơi thêm nữa", Hân nói.

Theo bác sĩ Bùi Thanh Phong, Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, hai trường hợp trên đã có ý thức phòng bệnh dại, tuy nhiên họ cần chú ý thêm về cách xử trí vết thương ban đầu trước khi tiêm vaccine. Các bước này rất quan trọng, giúp loại bỏ bớt virus dại trong vết thương và làm chậm quá trình lây nhiễm của virus.

Quy trình gồm: rửa vết thương và xà phòng dưới vòi nước chảy 45 phút, sau đó sát khuẩn bằng cồn 45-70 độ hoặc cồn iốt để giảm thiểu lượng virus dại đi vào cơ thể nếu có. Hạn chế làm dập vết thương, không băng kín hoặc điều trị bệnh theo mẹo dân gian, hoặc nhờ thầy lang chữa trị.

Vaccine dại cần tiêm càng sớm càng tốt. Hiện Việt Nam có hai loại vaccine ngừa dại thế hệ mới gồm Verorab (Pháp) và Abhayrab (Ấn Độ), không ảnh hưởng trí nhớ và thần kinh.

Vương Hân tiêm mũi vaccine dại thứ hai tại VNVC Cantavil An Phú, TP Thủ Đức, TP HCM. Ảnh: Diệu Thuần

Người chưa tiêm vaccine hoặc lịch sử tiêm vaccine không rõ ràng, nếu bị cắn, cào phác đồ tiêm gồm 5 mũi vào các ngày 0-3-7-14-28, đường tiêm ở bắp, hoặc 8 mũi vào ngày 0-3-7-28, với đường tiêm trong da. Tùy theo mức độ vết thương, bác sĩ có thể chỉ định phối hợp thêm huyết thanh kháng dại, dừng tiêm khi theo dõi được tình trạng con vật sau 10 ngày.

Người thường xuyên đi du lịch, thám hiểm hang động, nghiên cứu thiên nhiên hay làm thiện nguyện... tiếp xúc với động vật nhiều có nguy cơ mắc bệnh cao. Trong đó, ngoài chó, mèo, các loài động vật hoang dã như dơi, cáo, chồn vẫn có thể lây bệnh dại cho người. Do đó, trong quá trình du lịch, người dân nên tìm hiểu và ghi nhớ các cơ sở y tế, đơn vị tiêm chủng có vaccine để tiếp cận sớm nếu bị động vật tấn công.

Bên cạnh đó, khi di chuyển đến vùng sâu vùng xa hoặc ở nước ngoài, việc tiếp cận vaccine và huyết thanh kháng dại có thể gặp khó khăn. Người có nguy cơ cao có thể tiêm vaccine dự phòng trước khi bị cắn, cào để phòng bệnh. Phác đồ tiêm trước phơi nhiễm gồm ba mũi vào các ngày 0, 7 và 21 hoặc 28, tiêm nhắc theo chỉ định của bác sĩ. Nếu đã tiêm đủ số mũi vaccine, lần bị cắn, cào sau sẽ tiêm hai mũi vào các ngày 0-3. Các lần bị cắn, cào sau chỉ cần tiêm thêm 2 mũi, không cần dùng huyết thanh kháng dại.

Bệnh dại do virus gây ra, truyền từ động vật có vú máu nóng nhiễm bệnh như chó, mèo, cáo, thỏ, dơi... sang người qua vết cắn, cào, liếm. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus nhân lên tại chỗ và đi vào trong thần kinh cơ. Sau đó, virus di chuyển vào dây thần kinh ngoại biên để tiến đến tủy sống và não bộ với tốc độ ước tính mỗi ngày từ 12-24 mm. Gần 100% người và động vật mắc bệnh dại đều tử vong.

Trong quá trình ủ bệnh, virus dại không gây triệu chứng, khiến hệ miễn dịch không thể nhận diện. Khi di chuyển đến não, người bệnh sẽ có các biểu hiện viêm não tủy cấp tính như sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, chảy nước dãi... Người bệnh tử vong do liệt cơ hô hấp sau 2-6 ngày kể từ khi phát bệnh. Bệnh có xu hướng tăng lên khi thời tiết nắng nóng do con người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn, động vật tăng tiếp xúc, ra ngoài kiếm ăn nên dễ nhiễm bệnh hơn.

Tuấn An

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/bo-do-chuyen-du-lich-vi-bi-thu-cung-cao-can-4905248.html
Tags: vaccine bệnh diaiju phòng bệnh thú cưng tiêm chủng

Tin cùng chuyên mục

Ăn gì bảo vệ phổi do khói bụi?

Ăn gì bảo vệ phổi do khói bụi?

Các loại trà thảo mộc, rau xanh, trái cây, nấm giàu chất chống oxy hóa, chất béo tốt giúp khơi thông đường thở, tăng cường hệ miễn dịch cho phổi.

4 lợi ích của quả bơ với sức khỏe tim mạch

4 lợi ích của quả bơ với sức khỏe tim mạch

Quả bơ có chất béo tốt, chất xơ, vitamin góp phần hạ cholesterol, giảm viêm, cân bằng huyết áp, phòng nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Điều gì xảy ra với dạ dày khi uống nhiều mật ong?

Điều gì xảy ra với dạ dày khi uống nhiều mật ong?

Mật ong có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn nhưng dùng quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân cũng như các vấn đề về dạ dày.

6 món nhiều chất xơ ít calo giúp ổn định đường huyết

6 món nhiều chất xơ ít calo giúp ổn định đường huyết

Súp lơ xanh, quả mọng nhiều chất xơ hòa tan và ít calo góp phần làm chậm quá trình hấp thụ đường, duy trì đường huyết ổn định.

Bỏ qua dấu hiệu cảnh báo, chàng trai 30 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Bỏ qua dấu hiệu cảnh báo, chàng trai 30 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Thấy buồn nôn, mất ngủ, thay đổi vị giác, nam bệnh nhân tưởng do stress công việc nên không đi khám ngay, khi vào viện đã suy thận giai đoạn cuối.

Hồi hương điều trị vô sinh thành công

Hồi hương điều trị vô sinh thành công

Sau ba năm điều trị vô sinh ở Đức thất bại, chị Thu Trang trở về Việt Nam thụ tinh ống nghiệm, sinh con đầu lòng ở tuổi 36.

Điều xảy ra với cơ thể khi giảm ăn thịt?

Điều xảy ra với cơ thể khi giảm ăn thịt?

Giảm thịt và ưu tiên thực phẩm có nguồn gốc thực vật có lợi cho sức khỏe, hạn chế nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính.

Bí quyết ăn uống cho người bị suy thận

Bí quyết ăn uống cho người bị suy thận

Bệnh nhân suy thận cần chế độ ăn hạn chế protein, natri, ưu tiên thực phẩm ít kali, tinh bột tinh chế, protein chất lượng cao, tránh đồ chế biến sẵn và sữa thông thường.

Làm việc dưới trời nắng nhiều giờ, người phụ nữ nguy kịch

Làm việc dưới trời nắng nhiều giờ, người phụ nữ nguy kịch

Đang lao động ngoài đồng khi trời nắng, nữ bệnh nhân 65 tuổi đột ngột ngất xỉu, khi vào viện đã hôn mê, phải thở máy, bác sĩ chẩn đoán sốc nhiệt.

5 thói quen gây béo bụng, mỡ nội tạng

5 thói quen gây béo bụng, mỡ nội tạng

Ít vận động, ăn thực phẩm chế biến sẵn, stress, thiếu ngủ hay uống nhiều rượu bia là những thói quen gây tích mỡ bụng và mỡ nội tạng, ảnh hưởng sức khỏe.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies