![]() |
Chế độ ăn ít calo nhưng nhiều chất xơ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như thúc đẩy chức năng ruột tối ưu, ngăn táo bón. Chất xơ hòa tan còn hỗ trợ giảm mức cholesterol LDL xấu, tốt cho tim mạch.
Quả mọng như mâm xôi, dâu tây giàu chất xơ với khoảng 3-8 g mỗi cốc (125 g), trong khi lượng calo chỉ ở mức 50-60 calo. Chúng còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Chỉ số đường huyết của quả mọng thấp, ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu sau ăn.
![]() |
Súp lơ xanh có hàm lượng chất xơ cao, thúc đẩy tiêu hóa ổn định, nhuận tràng. Súp lơ xanh luộc hoặc xào đều có hàm lượng cao vitamin C và K, cung cấp folate dồi dào, có lợi cho sức khỏe người tiểu đường. Khẩu phần 125 g súp lơ xanh có khoảng 55 calo, ít ảnh hưởng đến cân nặng. |
![]() |
Rau bina dồi dào chất sắt, vitamin A, K và folate, cung cấp nhiều năng lượng. Khẩu phần 125 g rau bina nấu chín có 40 calo và khoảng 4 g chất xơ, giúp no lâu, duy trì mức đường huyết ổn định. Dùng rau bina nấu canh, lẩu hoặc salad, nấu cháo đều được. |
![]() |
Cà rốt có lượng chất xơ cao, khoảng 3,5 g chất xơ cho mỗi khẩu phần 125 g đã nấu chín. Cà rốt giàu beta-carotene, vitamin và khoáng chất, tốt cho mắt, phòng nguy cơ giảm thị lực ở người tiểu đường. Chỉ số đường huyết của cà rốt thấp. |
![]() |
Măng tây dồi dào chất xơ, giá trị dinh dưỡng cao như vitamin A, C, K và folate. Một khẩu phần 125 g măng tây chứa 30 calo, giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu. Người tiểu đường ăn măng tây thường xuyên tăng cường sản xuất insulin, hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. |
![]() |
Cải brussels chứa nhiều chất xơ, nhất là chất xơ hòa tan, góp phần làm chậm quá trình hấp thụ đường, phòng tăng đường huyết. Loại rau này hấp, xào hay làm salad đều được, chứa 60 calo trong một khẩu phần 125 g, giàu vitamin C và K. Đây là nguồn chất chống oxy hóa tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. |
Anh Chi (Theo Healthshots)
Ảnh: Anh Chi, Bùi Thủy, AI
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiểu đường tại đây để bác sĩ giải đáp