Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Sức khỏe
Chủ nhật, 27/7/2025 | 08:01 GMT+7

5 bệnh tự miễn làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ

Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, viêm ruột là những bệnh tự miễn thường gặp ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi, làm tăng nguy cơ biến chứng.

Bệnh tự miễn là nhóm bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch vốn có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus, tấn công chính tế bào và mô khỏe mạnh của cơ thể. Nguyên nhân chính xác gây ra các bệnh này chưa được xác định rõ, nhưng có thể liên quan đến yếu tố di truyền, môi trường, tác nhân kích thích từ bên ngoài.

Theo BS.CKII Phạm Thị Vạn Xuân, Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, người mắc bệnh tự miễn thường có nguy cơ cao trong thai kỳ do thay đổi của hệ miễn dịch. Biến chứng của bệnh nguy hiểm, nặng nhất là tử vong mẹ và con.

Lupus ban đỏ hệ thống (SLE)

Đây là bệnh tự miễn mạn tính, ảnh hưởng đến da, khớp, thận, tim và hệ thần kinh. Triệu chứng bệnh là mệt mỏi, sốt, phát ban hình cánh bướm trên mặt, đau khớp, viêm thận. Khi mắc bệnh trong thai kỳ, thai phụ có nguy cơ tiền sản giật, hội chứng HELLP, băng huyết sau sinh, sinh non và thai chết lưu.

Phụ nữ mắc bệnh lupus ban đỏ cần có kế hoạch cụ thể từ trước khi mang thai, trong quá trình mang thai và sinh con. Phụ nữ nên mang thai vào thời điểm bệnh đã giảm, nhất là sau 6 đến 12 tháng lui bệnh, theo tư vấn của bác sĩ.

Viêm khớp dạng thấp (RA)

Bệnh này gây viêm khớp mạn tính, đau, cứng và biến dạng khớp. Nguy cơ sinh non, trẻ nhẹ cân và biến chứng khớp sau sinh. Nhiều phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp giảm triệu chứng trong thai kỳ nhưng có nguy cơ tái phát mạnh sau sinh. Nhưng phụ nữ dùng thuốc đều đặn trong khi mang thai hoặc dùng thuốc trở lại vài tuần sau khi sinh sẽ ít gặp đợt bệnh bùng phát hơn.

Bác sĩ Xuân siêu âm cho một thai phụ. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Bệnh tuyến giáp Hashimoto

Đây là bệnh viêm tuyến giáp mạn tính do hệ miễn dịch tấn công tuyến giáp. Triệu chứng bao gồm mệt mỏi, tăng cân, rụng tóc, táo bón và lạnh chân tay. Nguy cơ xảy ra là suy giáp gây sảy thai, sinh non, tiền sản giật và chậm phát triển trí não ở trẻ. Thai phụ mắc bệnh viêm giáp Hashimoto cần tái khám thường xuyên để theo dõi và kiểm soát bệnh, phòng tránh thiếu máu, sẩy thai, nhau bong non.

Bệnh viêm ruột (IBD)

Bệnh viêm ruột gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, là tình trạng viêm mạn tính đường tiêu hóa, gây tiêu chảy, đau bụng và suy dinh dưỡng. Thai phụ mắc bệnh viêm ruột có thể sinh non, trẻ nhẹ cân, sảy thai và biến chứng ruột. Thai phụ cân nhắc ngừng thuốc ức chế miễn dịch nếu cần theo tư vấn của bác sĩ.

Nếu tại thời điểm bắt đầu có thai, bệnh Crohn đang ở giai đoạn hoạt động, sức khỏe của bệnh nhân xấu hơn khi mang thai. Thai phụ mắc bệnh có nguy cơ sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân. Tuy nhiên, nếu tại thời điểm mang thai, bệnh nhân đang ở giai đoạn bệnh ổn định, không tiến triển thì nguy cơ đối với thai nhi không có sự khác biệt so với các thai phụ bình thường. Bác sĩ Xuân khuyên phụ nữ mắc bệnh Crohn nên để bệnh ổn định mới lên kế hoạch mang thai.

Bệnh đa xơ cứng (MS)

Bệnh đa xơ cứng gây tổn thương myelin, lớp vỏ bảo vệ dây thần kinh, làm suy yếu chức năng vận động và cảm giác. Triệu chứng của bệnh gồm yếu cơ, mất thăng bằng, mờ mắt, mệt mỏi. Tình trạng bệnh thường cải thiện trong thai kỳ nhưng có nguy cơ tái phát mạnh sau sinh. Phụ nữ cần ngừng thuốc ức chế miễn dịch trước khi có kế hoạch mang thai và theo dõi chặt chẽ sau sinh, nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khi mang thai. Thai phụ cần ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng để hỗ trợ hệ miễn dịch, giữ tinh thần lạc quan vì stress có thể làm bệnh tự miễn nặng hơn.

Bác sĩ Xuân cho biết phụ nữ mang thai khi mắc bệnh tự miễn đối mặt với nhiều vấn đề, song chuẩn bị sức khỏe, được chăm sóc y tế phù hợp có thể trải qua thai kỳ an toàn.

Thanh Ba

Độc giả gửi câu hỏi về sản phụ khoa tại đây để bác sĩ giải đáp
Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/5-benh-tu-mien-lam-tang-nguy-co-bien-chung-thai-ky-4919330.html
Tags: mang thai bệnh tự miễn

Tin cùng chuyên mục

Hai anh em bị ôtô tông ở Dương Nội qua nguy kịch

Hai anh em bị ôtô tông ở Dương Nội qua nguy kịch

Sau hơn một tuần điều trị tại Bệnh viện Nhi Hà Nội, sức khỏe của hai bé (3 và 6 tuổi) trong vụ tai nạn liên hoàn ở phường Dương Nội đã có những tiến triển tích cực.

Nhiễm liên cầu lợn sau khi chế biến tóp mỡ

Nhiễm liên cầu lợn sau khi chế biến tóp mỡ

Bệnh nhân nam 38 tuổi là công nhân chế biến tóp mỡ, trong quá trình làm có bị đứt tay, vài ngày sau mắc bệnh.

Số ca sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng gấp đôi

Số ca sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng gấp đôi

Tuần qua, CDC Hà Nội ghi nhận 72 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng gấp đôi so với tuần trước, kết quả giám sát các ổ dịch chỉ số côn trùng ở ngưỡng nguy cơ cao.

Bệnh không lây nhiễm gây 80% ca tử vong tại Việt Nam

Bệnh không lây nhiễm gây 80% ca tử vong tại Việt Nam

Các bệnh không lây nhiễm như ung thư, tim mạch, đái tháo đường và hô hấp mạn tính đang là nguyên nhân của 80% số ca tử vong tại Việt Nam, trở thành gánh nặng hàng đầu cho hệ thống y tế và xã hội.

Phương pháp điều trị vô sinh do biến chứng bệnh quai bị

Phương pháp điều trị vô sinh do biến chứng bệnh quai bị

Phương pháp điều trị vô sinh do biến chứng teo tinh hoàn sau mắc bệnh quai bị là tập trung tìm kiếm tinh trùng để thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

5 loại rau giàu chất chống oxy không làm tăng đường huyết

5 loại rau giàu chất chống oxy không làm tăng đường huyết

Chất chống oxy hóa có trong hành tây, bắp cải tím có tác dụng giảm viêm, giảm căng thẳng oxy hóa, hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

Có phải nhiễm HPV là ung thư cổ tử cung?

Có phải nhiễm HPV là ung thư cổ tử cung?

Tôi khám sức khỏe định kỳ, phát hiện nhiễm virus HPV 18, có phải sẽ bị ung thư cổ tử cung không? Chủng nào có nguy cơ dẫn đến ung thư? (Mai Anh, Đồng Nai)

7 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ

7 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ

Đột ngột yếu hoặc tê bì ở mặt, tay, chân (đặc biệt là ở một bên của cơ thể), khó nói hoặc nói ngọng, và chóng mặt dữ dội là những dấu hiệu cảnh báo sớm nguy cơ đột quỵ mà bạn không nên bỏ qua.

Cơ thể thay đổi thế nào sau một năm bỏ rượu

Cơ thể thay đổi thế nào sau một năm bỏ rượu

Cơ thể bắt đầu thải độc, chức năng gan và tim phục hồi, dễ tập trung hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh sau khi ngừng uống rượu.

Khi nào cần thay van tim?

Khi nào cần thay van tim?

Thay van tim khi van bị hở, hẹp nặng hoặc người bệnh không đáp ứng điều trị bằng thuốc là biện pháp tối ưu giúp giảm triệu chứng, ngăn suy tim, rối loạn nhịp tim.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies