Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Đời sống
Thứ tư, 28/5/2025 | 06:01 GMT+7

Khi cha mẹ bỗng hóa trẻ thơ

Nhìn mẹ giận hờn, làm nũng, lúc khóc lúc cười như một đứa trẻ, chị Diệu Linh không giấu được cảm giác đau lòng.

Mẹ chị năm nay 61 tuổi nhưng đã có 5 năm mắc bệnh Alzheimer. Căn bệnh khiến bà mất dần trí nhớ, khiến Diệu Linh như mất đi người quan trọng nhất đời. Chị sốc khi thấy mẹ quên hết mọi chuyện, thậm chí không nhớ các thành viên trong gia đình. Việc giao tiếp, ăn uống, vệ sinh cá nhân cũng cần người hỗ trợ.

"Bà vẫn còn khỏe, từng là tay hòm chìa khóa và chăm lo cho cả nhà, giờ lại hồn nhiên như một em bé. Không thể không xót xa", chị Linh, 39 tuổi, ở Hưng Yên nói.

Mẹ Diệu Linh được con gái đưa đi chụp ảnh mỗi tháng một lần. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Đầu năm 2020, khi được bố gọi điện nói mẹ có biểu hiện của Alzheimer, lúc nhớ lúc quên, Linh gạt đi không tin. Chị nghĩ mẹ bị rối loạn lo âu, suy giảm trí nhớ tuổi già.

Một lần đón mẹ tới nhà chơi, chị nhờ mẹ làm mì xào, món ăn có hương vị đặc biệt mà Linh thích từ bé. "Nhìn cách mẹ nấu không như trước, bỏ rất nhiều gia vị, mì mặn lắm, lúc đó tôi nghĩ chắc lâu rồi mẹ không nấu món này nên quên", chị kể. Khi con gái phàn nàn, bà chỉ cười ngây ngô, không nói gì. Lúc đó, Linh vẫn chưa nhận ra đó là triệu chứng của bệnh.

Vài năm sau, biểu hiện bệnh của bà càng rõ rệt. Bà không còn nhớ mọi thứ. Có lúc chỉ ngồi im một chỗ cả ngày, lúc thì tức giận, làm nũng như em bé. Mọi người hỏi bà cũng không biết trả lời, không còn biểu đạt được mong muốn, cảm xúc. Rồi khi đói mẹ cũng không kêu than.

"Lúc đó tôi bực mình, hay cáu giận với mẹ, tôi không hiểu vì sao người sắc sảo, tháo vát như bà nay lại không nhận thức được gì nữa", Diệu Linh kể.

Diệu Linh (ngoài cùng bên phải) cùng bố mẹ và chồng chụp ảnh kỷ niệm khi đi du lịch dịp Tết 2025. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Linh quyết định đón mẹ về ở cùng để chăm sóc. Nhưng chị cũng mất khoảng hai năm mới chấp nhận được sự thật rằng mẹ đã không còn như xưa. Chị bắt đầu lục lại những sở thích bà để chiều. Ngoài những món ăn, Linh còn thuê huấn luyện viên tập cầu lông cùng bà.

"Đây là bộ môn mẹ thích từ ngày xưa và là thứ duy nhất mẹ còn nhớ", người con gái 39 tuổi nói.

5 năm nay, dịp Tết đến, nhà Linh không còn cảnh mẹ tất bật cỗ bàn, nhang khói, cắm hoa. Thương mẹ rồi thương bố một mình lủi thủi, Linh quyết định cứ dịp này đưa cả nhà đi du lịch.

"Tết năm ngoái trong lần quay video lưu lại kỷ niệm, bỗng dưng mẹ ngồi khóc. Đó là khoảnh khắc hiếm hoi sau 5 năm bà biết bộc lộ cảm xúc khi hạnh phúc", Linh kể.

Thống kê của Bộ Y tế cho biết, Việt Nam có khoảng 530.000 cao tuổi mắc bệnh Alzheimer giống như mẹ chị Diệu Linh, nhưng chỉ khoảng 5.000 người được điều trị, chiếm chưa đến 1%. Ước tính của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc đến năm 2050, khoảng 25% dân số Việt Nam trên 60 tuổi, 60-70% trong số này bị sa sút trí tuệ, chủ yếu do bệnh Alzheimer.

Tại Việt Nam, sa sút trí tuệ và Alzheimer là nguyên nhân tử vong đứng thứ 7 và đứng đầu trong số các tác nhân gây ra tình trạng khuyết tật ở người cao tuổi.

Chia sẻ trên VnExpress, ThS.BS Hoàng Tiến Trọng Nghĩa, khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Quân y 175 cho biết bệnh xuất hiện trong cơ thể từ trước thời điểm người bệnh có biểu hiện quên đầu tiên, có thể từ 5 năm, 10 năm và thậm chí 20 năm. Những người bệnh Alzheimer giai đoạn nặng không thể tự chăm sóc bản thân, sinh hoạt tại chỗ và phụ thuộc hoàn toàn vào người nhà.

Đỗ Văn Hương (trái), 52 tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội đang dỗ dành mẹ già U100 bị mất trí nhớ, tháng 5/2025. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Hơn 10 năm chăm mẹ già bị mất trí nhớ, anh Đỗ Văn Hương, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội vẫn luôn khao khát khoảnh khắc nghe mẹ chỉ dạy, được vỗ về như ngày xưa.

Mẹ anh là cụ Ninh Thị Còi, 98 tuổi, phát hiện bệnh ở tuổi 87. Cầm tờ giấy chẩn đoán từ bác sĩ mẹ bị bệnh tuổi già, não teo dần, không có thuốc chữa khỏi, anh thẫn thờ nhiều ngày liền.

Từ việc nhớ nhớ quên quên, bà bắt đầu quậy phá, đập hết đồ đạc rồi ôm đồ đòi trèo cổng, trốn về quê. "Những đêm thức trắng canh mẹ, tôi lại nhớ tới cảnh ngày xưa mẹ lam lũ làm ruộng, đi cắt cỏ nuôi lợn, cày thuê để nuôi 7 anh em lớn khôn", anh Hương nói. Nhiều lần tủi thân, người đàn ông 52 tuổi ôm mẹ khóc.

Hơn một năm đầu, anh miệt mài tìm chế độ dinh dưỡng phù hợp, các bài thuốc cũng như học cách chăm sóc mẹ. Anh ví việc chăm bà như chăm con mọn. Lúc ăn cơm cũng phải ngồi dỗ, đút cho ăn mất hai, ba tiếng. Khi ngủ, anh phải nằm vỗ về, cho bà gối tay. Rồi khi con trai đi làm, bà cụ cũng khóc òa níu chân không cho đi, đòi ở nhà chơi với "em bé u".

Để giúp bệnh tình của mẹ không trở nặng, Hương nói phải tìm mọi cách để chiều mẹ, khiến mẹ luôn vui vẻ. Anh kể, khi lẫn bà sẽ đòi gạo, tiền. Anh luôn chuẩn bị sẵn để khi mẹ lên cơn, sẽ đưa để dỗ dành.

"Khi mẹ lẫn ngồi kể chuyện ngày xưa hay quát mắng, tôi phải hùa theo, kiên nhẫn nói chuyện cùng bà đến khi bà dừng, nếu nạt nộ hay thờ ơ bà sẽ phản ứng mạnh hơn", Hương nói.

Mỗi ngày Đỗ Văn Hương (trái), 52 tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội đều bế và dỗ mẹ ăn, ngủ.

Hành trình chăm mẹ dù vất vả nhưng chưa bao giờ anh Hương bỏ cuộc. Anh chọn cách quay video cuộc sống mỗi ngày chăm mẹ để ghi lại kỷ niệm và lưu giữ trên mạng xã hội. Những clip anh đăng tải cũng nhận được hàng triệu lượt xem và sự đồng cảm, động viên, chia sẻ của cộng đồng mạng.

"Hạnh phúc, sung sướng nhất với tôi là đến hiện tại mẹ vẫn nhớ tên và gọi "Hương ơi, yêu Hương nhất nhà". Chút niềm vui nhỏ đã an ủi tâm hồn người đàn ông 52 tuổi tiếp tục cố gắng.

Còn Diệu Linh, từ đầu năm nay, mỗi tháng đưa mẹ đi chụp một bộ ảnh để lưu lại kỷ niệm về bà. "Thấy mẹ hạnh phúc khi được mặc đẹp, trang điểm, chơi đùa cùng con cháu, tôi thấy bản thân may mắn hơn nhiều người vì vẫn còn mẹ ở bên", Linh nói.

Nga Thanh

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/khi-cha-me-bong-hoa-tre-tho-4889334.html
Tags: mất trí nhớ Alzheimer con cái cha mẹ già cha mẹ

Tin cùng chuyên mục

Sting Energy mong hút người dùng khi đồng hành giải đua xe F1

Sting Energy mong hút người dùng khi đồng hành giải đua xe F1

Sting Energy (thuộc PepsiCo) vừa công bố đồng hành Giải đua xe Công thức 1 với vai trò đối tác chính thức trong mảng nước tăng lực, mong tăng độ gắn kết người dùng.

7 việc không nên làm bằng tay trái

7 việc không nên làm bằng tay trái

Trong một số tình huống và nền văn hóa có thể bị coi không phù hợp, thậm chí xúc phạm.

Tại sao vợ chồng cần ngủ chung giường?

Tại sao vợ chồng cần ngủ chung giường?

Vợ chồng là trung tâm của mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và chung chăn gối là yếu tố then chốt tạo nên cuộc hôn nhân bền vững.

Phép lịch sự thường bị lãng quên trong thang máy

Phép lịch sự thường bị lãng quên trong thang máy

Không gian chật hẹp, đôi khi đông người và thiếu riêng tư, thang máy dễ trở thành nơi phát sinh những tình huống xã giao khó xử.

Nên làm gì trong Tết Đoan ngọ?

Nên làm gì trong Tết Đoan ngọ?

Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 âm lịch) không gắn với thần linh cụ thể nhưng lại có giá trị tinh thần sâu sắc và là dịp đặc biệt để chăm sóc sức khỏe theo cách cổ truyền.

Gen Z overthinking vì tin nhắn

Gen Z overthinking vì tin nhắn

Tin nhắn "Ừ" ngắn gọn thay cho câu "OK em" hay "Đúng rồi em nhé" quen thuộc của sếp khiến Đức Khải hoang mang suốt một ngày.

8 lý do quyết định bạn giàu hay nghèo

8 lý do quyết định bạn giàu hay nghèo

Sự nghèo nàn không nằm trong thẻ ngân hàng mà nằm trong tư duy của mỗi người.

Tắm thế nào đúng cách?

Tắm thế nào đúng cách?

Những lời khuyên đã được khoa học chứng minh giúp bạn có làn da mềm mại, mái tóc khỏe mạnh và sạch sẽ hơn.

Phép lịch sự phải biết khi đi máy bay

Phép lịch sự phải biết khi đi máy bay

Máy bay là phương tiện giao thông quen thuộc nhưng nhiều người đến nay vẫn chưa nắm được những nguyên tắc lịch sự khi sử dụng.

Lưu ý khi làm món cơm rang hải sản tại nhà

Lưu ý khi làm món cơm rang hải sản tại nhà

Tranh luận về kỹ thuật rang cơm hải sản cho trực tiếp hay chần, xào trước đang thu hút nhiều ý kiến.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies