Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Sức khỏe
Thứ bảy, 12/7/2025 | 08:01 GMT+7

Xét nghiệm máu có thể phát hiện ung thư không?

Xét nghiệm máu khi khám sức khỏe định kỳ có giúp phát hiện sớm ung thư không, cần làm gì thêm? (Hồng Hạnh, 47 tuổi, Thanh Hóa)

Trả lời:

Một số xét nghiệm máu có khả năng tìm kiếm các chất chỉ điểm như protein, enzyme... được tạo ra bởi chính tế bào ung thư hoặc các tế bào khỏe mạnh của cơ thể để phản ứng lại sự hiện diện của khối u. Nếu nồng độ các chất chỉ điểm này trong máu vượt ngưỡng bình thường có thể là dấu hiệu cảnh báo khối u hoặc tình trạng sức khỏe liên quan đến ung thư đang phát triển.

Một vài chỉ số xét nghiệm máu có liên quan đến ung thư gồm:

CEA: Một số loại ung thư có thể khiến nồng độ CEA tăng cao. Đây là dấu hiệu nghi ngờ ung thư đại trực tràng, thực quản, dạ dày, phổi, vú hoặc tuyến tụy.

AFP: Xét nghiệm máu nhằm đo nồng độ protein AFP trong cơ thể. Nồng độ AFP tăng cao bất thường có thể cảnh báo ung thư gan nguyên phát. Mức độ tăng của AFP thường tương quan với kích thước và mức độ ác tính của khối u gan.

CA 125: Loại protein CA 125 tăng cao có thể là dấu hiệu nghi ngờ ung thư buồng trứng.

PSA: Đây là kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt. PSA tăng là chỉ điểm quan trọng có liên quan đến ung thư tiền liệt tuyến.

Xét nghiệm máu giúp hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi ung thư. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Tuy nhiên, kết quả của các xét nghiệm máu này không phản ánh hoàn toàn bản chất ung thư và không có tính chất quyết định chẩn đoán. Ví dụ nồng độ AFP có thể tăng do viêm gan, xơ gan, thai kỳ. PSA có thể tăng trong viêm tuyến tiền liệt hoặc phì đại tuyến tiền liệt hay CA 125 có thể tăng trong các bệnh phụ khoa lành tính.

Để kết luận chính xác có mắc ung thư hay không, bên cạnh xét nghiệm máu, bạn cần kết hợp nhiều loại xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh khác, tùy thuộc vào từng trường hợp và vị trí nghi ngờ khối u. Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường sử dụng gồm siêu âm, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp phát xạ positron (PET). Các phương pháp này giúp bác sĩ xác định rõ vị trí, kích thước, hình dạng và mối liên hệ của khối u với các cơ quan lân cận.

Nội soi cũng được áp dụng trong chẩn đoán ung thư đường tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu... giúp bác sĩ quan sát trực tiếp tổn thương và lấy mẫu sinh thiết. Sinh thiết là tiêu chuẩn "vàng" để xác định ung thư. Bác sĩ lấy một mẫu mô nhỏ từ vùng nghi ngờ và kiểm tra dưới kính hiển vi, tìm kiếm tế bào ung thư.

BS.CKII Nguyễn Đức Luân

Khoa Ung bướu

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh ung thư tại đây để bác sĩ giải đáp
Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/xet-nghiem-mau-co-the-phat-hien-ung-thu-khong-4913040.html
Tags: xét nghiệm máu ung thư

Tin cùng chuyên mục

7 vị trí thường quên thoa kem chống nắng

7 vị trí thường quên thoa kem chống nắng

Môi, mu bàn tay, phần ức, bàn chân, tai, gáy thường bị bỏ quên khi thoa kem chống nắng dù vẫn tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím.

Khi nào phẫu thuật bàn chân bẹt cho trẻ?

Khi nào phẫu thuật bàn chân bẹt cho trẻ?

Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng để điều trị bàn chân bẹt sau khi các phương pháp như vật lý trị liệu, mang giày chỉnh hình không hiệu quả.

8 thức uống giúp giảm rối loạn tiêu hóa

8 thức uống giúp giảm rối loạn tiêu hóa

Nước lọc, nước gừng ấm, nước điện giải, nước gạo rang hay sữa chua giúp làm dịu niêm mạc ruột, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh khi rối loạn tiêu hóa.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có gây suy tim?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có gây suy tim?

Bố tôi 79 tuổi, mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, điều trị thuốc. Gần đây ông có biểu hiện phù chân, đi khám bác sĩ chẩn đoán ông bị suy tim.

Liệt dây thần kinh số 7 dễ nhầm lẫn đột quỵ

Liệt dây thần kinh số 7 dễ nhầm lẫn đột quỵ

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên gây méo miệng, mặt xệ, nói khó giống triệu chứng đột quỵ nên thường bị nhầm lẫn, xử trí sai cách.

Đề xuất ưu đãi tài chính cho gia đình sinh con một bề hai gái

Đề xuất ưu đãi tài chính cho gia đình sinh con một bề hai gái

Bộ Y tế đề xuất ưu đãi tài chính, hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật cho gia đình sinh con một bề hai con gái nhằm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh.

Mắc ung thư ở tuổi xế chiều

Mắc ung thư ở tuổi xế chiều

Bà Loan, 80 tuổi, mắc ung thư tử cung giai đoạn sớm nhưng trì hoãn điều trị vì nghĩ thời gian sống không còn nhiều, sợ phẫu thuật thất bại.

Sỏi lớn làm tắc ống mật

Sỏi lớn làm tắc ống mật

Anh Thành, 40 tuổi, đau bụng dữ dội, nôn ói, nội soi phát hiện sỏi kích thước 2,5 cm làm tắc ống mật.

Phẫu thuật cho bé trai bị lác mắt

Phẫu thuật cho bé trai bị lác mắt

Bé Farrell Lê Phong bị viễn thị nhẹ kèm lác trong lúc 4 tuổi, nay 7 tuổi từ Australia về nước phẫu thuật mắt.

Quả bóng đập vào đầu người phụ nữ gây thủng màng nhĩ

Quả bóng đập vào đầu người phụ nữ gây thủng màng nhĩ

Con trai chị Anh chơi đá bóng không may sút quả bóng trúng vào đầu và tai trái của mẹ khiến chị choáng váng, ù tai, hôm sau đi khám phát hiện thủng màng nhĩ.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies