Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Sức khỏe
Thứ bảy, 5/7/2025 | 14:01 GMT+7

Vaccine ngừa tác nhân gây nhồi máu cơ tim

Cúm, viêm phổi do phế cầu và zona thần kinh có thể tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, tiêm vaccine giúp phòng các tác nhân này và giảm nguy cơ biến chứng.

Bác sĩ Hà Mạnh Cường, Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết nhồi máu cơ tim xảy ra khi động mạch vành bị tắc nghẽn đột ngột, dẫn tới thiếu máu nuôi tim. Đây là căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao và xu hướng trẻ hóa.

Các yếu tố nguy cơ gây nhồi máu cơ tim gồm di truyền hoặc có bệnh lý nền tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu... Bên cạnh đó, cúm, viêm phổi do phế cầu hay zona thần kinh cũng làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Trong đó, cúm và phế cầu khuẩn là hai tác nhân gây bệnh lây qua đường hô hấp thường gặp, với biến chứng phổ biến là viêm phổi. Vi khuẩn phế cầu có thể xâm nhập khi mắc cúm, gây bội nhiễm và xâm lấn các cơ quan, dẫn tới rối loạn quá trình đông máu, kích thích giải phóng các phân tử gây viêm. Đồng thời, mảng xơ vữa ở mạch máu có thể nứt ra, gây tắc nghẽn động mạch vành, dẫn tới nhồi máu cơ tim.

Nhồi máu cơ tim có tỷ lệ tử vong cao và xu hướng ngày càng trẻ hóa. Ảnh minh họa: Vecteezy

Nghiên cứu đăng trên Thư viện Y khoa quốc gia Mỹ năm 2016, cho thấy, 206 trong tổng số 591 bệnh nhân nhập viện do viêm phổi cộng đồng gặp các biến cố tim mạch cho đến 10 năm sau. Trong đó, 50,5% trường hợp bị nhồi máu cơ tim. Kết quả nghiên cứu năm 2024 của các chuyên gia Hà Lan, dựa trên hồ sơ của hơn 23.400 bệnh nhân nhập viện do nhiễm cúm nặng từ 2008 đến 2019, cho thấy nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng gấp 6 lần trong tuần đầu tiên mắc cúm.

Với người mắc zona thần kinh, có nhiều nghiên cứu cho thấy nhiễm virus Varicella làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và biến cố tim mạch. Virus này gây ra tổn thương nội mạch, hình thành cục máu đông dẫn đến tắc nghẽn các mạch máu, làm tăng nguy cơ đột quỵ não và nhồi máu cơ tim. Tình trạng sốt, nhiễm trùng khi mắc zona thần kinh cũng làm tăng nhịp tim, giảm tưới máu động mạch vành có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ.

Do đó, việc phòng ngừa các tác nhân gây bệnh, cũng gián tiếp giảm tình trạng nhồi máu cơ tim. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ dẫn nguồn một nghiên cứu đã công bố năm 2023, chỉ ra tiêm ngừa vaccine cúm giúp giảm 26% nguy cơ nhồi máu cơ tim và giảm 33% số ca tử vong liên quan đến bệnh tim mạch. Còn các nhà khoa học Australia ước tính tiêm vaccine cúm giúp ngăn ngừa 15-45% nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.

Đối với phế cầu khuẩn, bài viết của Charalambos V VLachopoulos và các cộng sự đăng tải trên Oxford Academic năm 2020, cho biết những người được tiêm ngừa vaccine phế cầu giảm hơn 14% nguy cơ mắc các biến cố tim mạch, giảm 8% nguy cơ tử vong so với người chưa tiêm chủng.

Khách hàng khám sàng lọc trước khi tiêm ngừa cúm tại Trung tâm tiêm chủng VNVC. Ảnh: Hoàng Dương

Người dân nên chủng ngừa cúm mỗi năm một lần. Vaccine cúm hiện hành giúp phòng các chủng virus phổ biến gồm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B.

Vaccine phế cầu có bốn loại gồm: phế cầu 10, phế cầu 13, phế cầu 15, phế cầu 20 và phế cầu 23. Tùy độ tuổi và lịch sử tiêm chủng, bác sĩ sẽ tư vấn loại vaccine phù hợp.

Còn virus Varicella có thể gây ra bệnh thủy đậu và zona thần kinh. Người dân nên tiêm phòng cả hai bệnh nếu chưa từng tiêm hoặc chưa mắc thủy đậu trước đó.

Vaccine ngừa thủy đậu có ba loại gồm: loại của Bỉ dành cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn, loại của Mỹ và Hàn Quốc dành cho trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn. Tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa thủy đậu giúp hiệu quả phòng bệnh lên đến 98%.

Tương tự, vaccine ngừa zona thần kinh Shingrix (Bỉ) cũng có hiệu quả phòng bệnh lên đến 97%. Người từ 50 tuổi trở lên tiêm hai mũi, cách nhau hai tháng. Người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao mắc zona thần kinh, tiêm hai mũi cách nhau một tháng.

Bên cạnh tiêm chủng, bác sĩ Cường lưu ý người dân cần thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ, không hút thuốc, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát căng thẳng, ngủ đủ giấc... để giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm, trong đó có bệnh tim mạch.

Đình Huệ

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/vaccine-ngua-tac-nhan-gay-nhoi-mau-co-tim-4910520.html
Tags: phòng bệnh tiêm chủng vaccine tim mạch nhồi máu cơ tim

Tin cùng chuyên mục

4 biến chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ

4 biến chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ

Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn tới viêm, bí tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Vì sao mắc bệnh do sử dụng máy lạnh sau khi đi nắng?

Vì sao mắc bệnh do sử dụng máy lạnh sau khi đi nắng?

Tôi dễ bị viêm họng, ho, nghẹt mũi khi vào phòng máy lạnh ngay khi đi nắng về, lý do là gì? (Dương Minh, 31 tuổi, TP Cần Thơ)

Thắc mắc thường gặp về ngủ ngáy

Thắc mắc thường gặp về ngủ ngáy

Ngủ ngáy do đâu, có cảnh báo bệnh nghiêm trọng không, khi nào nên đi khám là những thắc mắc thường gặp.

4 món ăn giàu protein giảm nguy cơ đột quỵ

4 món ăn giàu protein giảm nguy cơ đột quỵ

Thực phẩm giàu protein như cá, thịt gia cầm bỏ da hỗ trợ giảm mức cholesterol xấu, chống viêm, góp phần phòng ngừa đột quỵ.

Có nên ăn cà chua sống mỗi ngày?

Có nên ăn cà chua sống mỗi ngày?

Cà chua ít calo, giúp giảm cân, làm đẹp, liệu có nên ăn mỗi ngày để tăng hiệu quả không? (Trang, 22 tuổi, Hà Nội).

6 lợi ích khi ăn món hấp thường xuyên

6 lợi ích khi ăn món hấp thường xuyên

Hấp giúp lưu giữ nhiều chất dinh dưỡng trong thực phẩm, có lợi cho sức khỏe tim mạch, giúp làn da khỏe mạnh.

Các bệnh thường gặp ở thai phụ

Các bệnh thường gặp ở thai phụ

Cơ thể có nhiều thay đổi khi mang thai, khiến thai phụ dễ mắc một số bệnh về huyết áp, thiếu máu, đường huyết, tiết niệu.

Xét nghiệm đậu thai sau chuyển phôi thụ tinh ống nghiệm như thế nào

Xét nghiệm đậu thai sau chuyển phôi thụ tinh ống nghiệm như thế nào

Xét nghiệm định lượng beta-HCG thường được thực hiện vào ngày thứ 12-14 sau chuyển phôi thụ tinh trong ống nghiệm, giúp xác định chính xác đậu thai.

Ưu điểm của trẻ hóa da bằng ánh sáng LED

Ưu điểm của trẻ hóa da bằng ánh sáng LED

Trẻ hóa da bằng ánh sáng LED là kỹ thuật không xâm lấn, sử dụng ánh sáng sinh học tác động vào các tầng da, phù hợp với nhiều loại da, trong đó có da nhạy cảm hoặc tổn thương.

Những thực phẩm người mỡ máu cao nên tránh

Những thực phẩm người mỡ máu cao nên tránh

Một số loại thịt đỏ, thịt mỡ, nội tạng động vật, hải sản có thể khiến nồng độ cholesterol trong máu tăng cao, không tốt cho người bệnh mỡ máu.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies