Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Sức khỏe
Thứ tư, 25/6/2025 | 10:01 GMT+7

Dấu hiệu lồng ruột ở trẻ

Trẻ đột ngột đau bụng, bỏ bú, nôn ói ra thức ăn hoặc dịch xanh vàng, đổ nhiều mồ hôi, đi ngoài ra máu, sốt cao có thể do lồng ruột.

Lồng ruột là là tình trạng một đoạn ruột chui vào trong lòng của đoạn ruột liền kề, gây tắc nghẽn dòng lưu thông của thức ăn và máu nuôi ruột. Đây là một trong những nguyên nhân gây tắc ruột cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nhất là 3-9 tháng tuổi, xảy ra ở bé trai nhiều hơn.

Bác sĩ CKII Nguyễn Đỗ Trọng, khoa Ngoại Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết lồng ruột khiến thức ăn và dịch tiêu hóa bị ứ trệ, dòng máu nuôi ruột tắc nghẽn. Lúc này, đoạn ruột tắc nhanh chóng giãn ra, phù nề, có thể dẫn đến tắc ruột, nhiễm trùng, xuất huyết trong, hoại tử ruột, thủng ruột, sốc nhiễm khuẩn, tăng nguy cơ viêm phúc mạc, đe dọa tính mạng của trẻ.

Bệnh có biểu hiện dễ gây nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa thông thường, khiến thời gian can thiệp chậm trễ, dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo.

Đau bụng dữ dội từng cơn, khoảng 15-20 phút mỗi cơn, co thắt theo chu kỳ. Bệnh thường khởi phát đột ngột ở trẻ bình thường, đang chơi bỗng dưng quấy khóc dữ dội. Trong cơn đau, trẻ đỏ mặt, vặn mình, co chân lên bụng, sau đó có thể tạm thời dịu lại vài phút rồi lại đau tiếp, lặp lại nhiều lần và ngày càng kéo dài hơn.

Nôn ói là triệu chứng thường gặp, xuất hiện sớm sau các cơn đau. Ban đầu trẻ nôn ra thức ăn, sau đó có thể nôn dịch xanh hoặc vàng.

Đi ngoài ra máu, phân có mùi tanh hôi là một trong những dấu hiệu điển hình giúp phân biệt lồng ruột với các bệnh lý tiêu hóa khác. Triệu chứng này thường xuất hiện sau 6-12 giờ kể từ khi lồng ruột bắt đầu, do phần ruột bị chèn ép làm vỡ mao mạch.

Bụng chướng to, nhấp nhô theo nhịp thở chậm nông hoặc rất nhanh, có thể sờ thấy khối chắc bất thường hình dạng như quả chuối, thường nằm ở vùng bụng trên hoặc bên phải.

Trẻ lừ đừ, bỏ bú, sốt nhẹ, kém linh hoạt khi lồng ruột tiến triển. Dấu hiệu này cho thấy cơ thể đang phản ứng với tình trạng viêm hoặc thiếu máu nuôi ruột.

Da tím tái sau đó chuyển màu xanh tím trong vài giờ, tay chân trẻ chuyển lạnh, mát, tái, có biểu hiện mất nước nghiêm trọng như da khô, môi khô, mắt trũng, thở nhanh, nông, mất ý thức... cảnh báo lồng ruột ở giai đoạn muộn.

Bác sĩ Trọng (giữa) cùng êkíp phẫu thuật cho một bệnh nhi. Ảnh minh họa: Đình Lâm

Bác sĩ Trọng lưu ý không phải tất cả trẻ bị lồng ruột đều có đủ các triệu chứng trên. Khoảng 5-10% trẻ bị lồng ruột không có biểu hiện đau bụng rõ. Một số trẻ không có triệu chứng đi ngoài phân máu hay có khối lồi ở bụng, thậm chí có thể khối lồng sa ra hậu môn.

Hầu hết trường hợp lồng ruột ở trẻ dưới 2 tuổi không rõ lý do. Trẻ lớn ít gặp và có thể nhiều nguyên nhân như túi thừa Meckel, nang ruột đôi, polyp ruột, u thành ruột, cấu tạo ruột bất thường, viêm hạch mạc treo ruột, viêm ruột, dính ruột, suy giảm miễn dịch. Trẻ đang trong giai đoạn tập ăn dặm, chuyển từ bú sữa sang ăn dặm làm thay đổi cơ học trong nhu động ruột. Khi có sự chênh lệch kích thước ở các đoạn ruột trẻ dễ bị lồng ruột hơn. Trẻ có tiền sử bị lồng ruột hoặc gia đình mắc bệnh lồng ruột cũng có nguy cơ cao.

Khi nghi ngờ trẻ bị lồng ruột, bác sĩ khám lâm sàng kết hợp với siêu âm, chụp X-quang bụng nếu cần thiết. Điều trị tùy thuộc vào thời gian phát hiện và tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu được chẩn đoán sớm trong vòng 24 giờ, phần lớn trường hợp có thể được tháo lồng bằng phương pháp bơm hơi hoặc nước qua hậu môn. Nếu phát hiện muộn, ruột bị hoại tử hoặc thủng, bác sĩ phẫu thuật để cắt bỏ đoạn ruột tổn thương và nối lại.

Theo bác sĩ Trọng, hiện chưa có biện pháp phòng ngừa lồng ruột triệt để. Phụ huynh nên trang bị kiến thức về bệnh, chú ý quan sát các biểu hiện của trẻ. Cha mẹ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để tăng cường miễn dịch. Theo dõi sát bé trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm hoặc sau khi nhiễm virus tiêu hóa. Để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, trẻ nên tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Nếu bé có dấu hiệu bất thường như quấy khóc, nôn ói nhiều, đi ngoài phân máu, bụng chướng..., phụ huynh cần đưa con đi khám ngay.

Trịnh Mai

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh trẻ em tại đây để bác sĩ giải đáp
Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/dau-hieu-long-ruot-o-tre-4905925.html
Tags: bệnh trẻ em nhi sơ sinh lồng ruột

Tin cùng chuyên mục

Tỉa cành cây chống bão, người đàn ông ngã chấn thương đầu

Tỉa cành cây chống bão, người đàn ông ngã chấn thương đầu

Lo lắng gió bão to có thể khiến gãy cành cây, người đàn ông 71 tuổi trèo lên cây cao cắt tỉa không may trượt ngã chấn thương đầu.

Hít 50 quả bóng cười mỗi lần, chàng trai tổn thương tủy cổ

Hít 50 quả bóng cười mỗi lần, chàng trai tổn thương tủy cổ

Nam thanh niên 20 tuổi hít bóng cười thường xuyên với tần suất 3-4 lần mỗi tuần, mỗi lần hơn 50 quả, nhập viện do tê bì, yếu tay chân, tim đập nhanh kéo dài.

Mẹo giúp phụ nữ mãn kinh không tăng cân

Mẹo giúp phụ nữ mãn kinh không tăng cân

Phụ nữ nên ăn cân bằng các chất dinh dưỡng, uống đủ nước, tập thể dục đều đặn để tăng cường quá trình trao đổi chất, giữ dáng.

Tiêm chủng khẩn cấp giúp giảm 60% ca tử vong trong dịch

Tiêm chủng khẩn cấp giúp giảm 60% ca tử vong trong dịch

Nhóm chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Burnet, Australia, phát hiện các chương trình tiêm chủng ứng phó dịch bệnh giúp giảm 60% ca tử vong trong vòng 23 năm.

Áp xe sau cấy mỡ và tiêm chất làm đầy vòng ba

Áp xe sau cấy mỡ và tiêm chất làm đầy vòng ba

Chị Minh, 33 tuổi, sau tiêm chất làm đầy và cấy mỡ tự thân, vùng mông bị áp xe mưng mủ nguy cơ hoại tử mô.

Stress gây suy giảm trí nhớ thế nào

Stress gây suy giảm trí nhớ thế nào

Stress kéo dài làm tăng tiết hormone cortisol ảnh hưởng đến các vùng não quan trọng như hồi hải mã và hạch hạnh nhân, gây suy giảm trí nhớ, rối loạn cảm xúc.

6 thực phẩm kháng viêm tốt cho xương khớp

6 thực phẩm kháng viêm tốt cho xương khớp

Cá béo, dầu ô liu, quả mọng, rau lá xanh, các loại củ và gia vị như tỏi, nghệ, gừng, tiêu đen hỗ trợ kháng viêm, bảo vệ xương khớp.

Đường dây sản xuất thuốc xương khớp, trĩ giả bị phanh phui

Đường dây sản xuất thuốc xương khớp, trĩ giả bị phanh phui

Lực lượng chức năng TP HCM triệt phá đường dây sản xuất buôn bán thuốc chữa bệnh giả, thu giữ 1.164 thùng thuốc thành phẩm và nguyên liệu dùng điều trị bệnh xương khớp, trĩ, phong ngứa.

Những loại quả giúp giảm cholesterol tự nhiên

Những loại quả giúp giảm cholesterol tự nhiên

Quả bơ, xoài, táo, nho giàu chất xơ, axit béo lành mạnh và chất chống oxy hóa góp phần cân bằng cholesterol, phòng nguy cơ đột quỵ.

Dạ dày bé hai tuổi xoắn 180 độ

Dạ dày bé hai tuổi xoắn 180 độ

Dạ dày bé gái hai tuổi xoắn 180 độ gây đau bụng dữ dội kèm nôn khan, chướng bụng, được các bác sĩ phẫu thuật tháo xoắn thành công.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies