Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Sức khỏe
Chủ nhật, 1/6/2025 | 09:01 GMT+7

Cuộc hội ngộ của bác sĩ và những em bé được chữa bệnh từ bào thai

Các em bé từng được can thiệp bào thai từ trong bụng mẹ, nay chào đời khỏe mạnh, được gia đình đưa đến bệnh viện hội ngộ bác sĩ.

Ngày 31/5, đưa hai con gái song sinh Tuệ Anh và Tú Anh, 5 tuổi đến tham dự chương trình "Hành trình hồi sinh - Kết nối yêu thương", chị Linh hạnh phúc khoe đây là "thành quả" của TS.BS Nguyễn Thị Sim, hiện là Giám đốc Trung tâm Y học bào thai, Bệnh viện Đại học Phenikaa Hà Nội. Bác sĩ là người đã quyết tâm giữ con cho gia đình ở thời điểm tưởng chừng như mất tất cả.

5 năm trước, chị Linh mang song thai, các tuần khám đầu tiên sức khỏe mẹ và bé đều bình thường. Đến tuần 23, kết quả siêu âm cho thấy một thai to một thai nhỏ bất thường, một bên cạn ối và một bên dư ối. Sau hội chẩn, bác sĩ Sim chẩn đoán thai mắc hội chứng truyền máu song thai giai đoạn một.

Hội chứng truyền máu song thai là hai thai có hai túi ối riêng biệt nhưng chung một bánh nhau, khiến máu của một thai nhi truyền cho thai còn lại. Hậu quả, một thai chậm tăng trưởng, suy tim vì cho máu, thai nhi còn lại có quá nhiều nước ối, tim to do nhận quá nhiều máu.

Truyền máu song thai xảy ra ở 10-15% trường hợp mẹ mang hai thai có chung một bánh nhau. Hội chứng này xuất hiện ba tháng giữa thai kỳ, diễn biến xấu, nặng, 90% thai nhi sẽ tử vong nếu không được điều trị. Sản phụ mắc hội chứng truyền máu song thai có thể sinh non, nhiễm trùng ối, thiếu máu.

Thông thường, với những trường hợp truyền máu song thai, nếu chậm trễ chỉ có cơ hội cứu được một thai, hoặc thậm chí mất cả hai thai. "May mắn chị Linh đến kịp thời và không chần chừ một phút giây nào, quyết tâm cùng bác sĩ giữ bằng được cả hai con", bác sĩ Sim nói.

Bác sĩ Sim cùng êkíp ứng dụng laser quang đông - kỹ thuật vừa học ở Pháp, để điều trị hội chứng truyền máu song thai cho chị Linh. Để làm được điều này, các bác sĩ sử dụng một thiết bị đặc biệt để đưa camera siêu nhỏ vào trong buồng ối nhằm truy tìm mạch máu trong bánh nhau cần can thiệp. Sau đó, họ tiếp tục đưa tia laser vào làm đông các cầu nối trong bánh nhau.

60 phút cân não, ca phẫu thuật can thiệp bào thai thành công. Ngày hôm sau siêu âm, hai em bé có buồng ối bình thường, sau đó dần lớn lên đồng đều và chào đời khỏe mạnh.

Bác sĩ Sim gặp lại các em bé đã được can thiệp bào thai. Ảnh: Thu Trang

Cùng với cặp song sinh nhà chị Linh, 20 bé khác cũng được can thiệp tim bào thai và chào đời khỏe mạnh, đã đến hội ngộ bác sĩ. Dịp này, gia đình các bé gặp gỡ, gửi tặng hoa, tri ân các bác sĩ trong lĩnh vực can thiệp bào thai. Ông Trần Viết Sơn ở Phú Thọ nói "cháu tôi được chào đời khỏe mạnh như hôm nay là nhờ vào những bàn tay vàng của y bác sĩ".

Vân Anh - con gái ông Sơn khi mang thai ở tuần 24 thì đau bụng, vào bệnh viện địa phương khám, bác sĩ nói thai đã cạn ối, không thể giữ được. Không từ bỏ, gia đình xuống Hà Nội, đi tới một vài cơ sở y tế, gia đình đều nhận được cái lắc đầu. Không tuyệt vọng, qua báo đài, gia đình biết đến bác sĩ Sim khi bác sĩ còn công tác tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội nên đến gặp.

Trường hợp thai phụ Vân Anh là một ca khó, tử cung đã vỡ, cạn ối nguy hiểm cả mẹ lẫn con. Theo y văn, khi vỡ tử cung không thể giữ lại thai vì nguy hiểm tính mạng cho cả mẹ và con. "Vì vậy nếu tiếp tục tìm cách giữ thai tôi có thể phải đánh đổi cả sự nghiệp của mình", bác sĩ Sim kể.

Sau hội chẩn cùng với sự quyết tâm của gia đình, bác sĩ gặp lãnh đạo xin cơ hội cứu chữa cho bệnh nhân. Êkip dùng tất cả phác đồ truyền ối, chăm sóc sức khỏe cho mẹ và dinh dưỡng cho con, chống nhiễm khuẩn bào thai, ngăn chảy máu... để điều trị. May mắn, tình trạng hai mẹ con ổn dần, giữ được thêm đến tuần 31 thì bé chào đời. Khi con ra ngoài, bác sĩ mới tiếp tục điều trị tử cung cho người mẹ.

"Hành trình cứu mẹ con Vân Anh là những ngày tháng không thể quên. Trong đó, tôi chỉ là một mắt xích, cảm ơn gia đình, đồng nghiệp đã đồng hành", bác sĩ Sim nói. Chị Vân Anh không chỉ sinh cậu con trai khỏe mạnh mà còn bảo tồn được tử cung và sau đó sinh tiếp được một bé gái.

Những em bé từng can thiệp bào thai tham dự chương trình. Ảnh: Thu Trang

Tại chương trình, PGS.TS Nguyễn Thanh Hồi, Giám đốc Bệnh viện Đại học Phenikaa, cho hay trước đây y học coi buồng tử cung là "cung cấm đặc biệt". Nhưng, với sự tiến bộ của khoa học, nay thầy thuốc có thể thực hiện các kỹ thuật thăm dò, điều trị, đưa các dụng cụ vào nội soi... để sửa chữa khuyết tật ở hầu hết cơ quan của bào thai, thậm chí cả não, tim, màng phổi. Can thiệp bào thai không chỉ cứu sống được thai nhi mà còn cho ra đời những em bé khỏe mạnh.

"Những em bé có mặt ở đây là thành quả của y học bào thai. Chúng tôi cảm ơn những gia đình đã dũng cảm để các bác sĩ được bảo vệ em bé ngay từ trong bụng mẹ", PGS Hồi nói.

Lê Nga

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/cuoc-hoi-ngo-cua-bac-si-va-nhung-em-be-duoc-chua-benh-tu-bao-thai-4892981.html
Tags: hội ngộ can thiệp bào thai truyền máu song thai

Tin cùng chuyên mục

Ung thư giai đoạn cuối gây đau thế nào

Ung thư giai đoạn cuối gây đau thế nào

Các cơn đau do ung thư giai đoạn cuối có thể âm ỉ, khó xác định vị trí chính xác hoặc đau nhói đột ngột, bỏng rát do tổn thương dây thần kinh.

Bị viễn thị có cần đeo kính thường xuyên không?

Bị viễn thị có cần đeo kính thường xuyên không?

Tôi 28 tuổi, bị viễn thị nhẹ, mắt thường mỏi khi làm việc, xem điện thoại, đọc sách. Tôi có cần đeo kính viễn liên tục không? (Thanh Minh, Đồng Nai).

5 món giàu vitamin A tốt cho mắt nên ăn thường xuyên

5 món giàu vitamin A tốt cho mắt nên ăn thường xuyên

Ăn cà rốt, khoai lang kết hợp rau bina để tăng thêm lượng vitamin A cung cấp cho cơ thể, giúp đôi mắt sáng khỏe.

5 động tác thể dục người thoát vị đĩa đệm nên tránh

5 động tác thể dục người thoát vị đĩa đệm nên tránh

Một số động tác như gập bụng, vặn lưng, squat sâu gây áp lực lên cột sống, có thể khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm nặng hơn.

5 bệnh tự miễn làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ

5 bệnh tự miễn làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ

Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, viêm ruột là những bệnh tự miễn thường gặp ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi, làm tăng nguy cơ biến chứng.

Những dấu hiệu buổi sáng báo hiệu bệnh tim

Những dấu hiệu buổi sáng báo hiệu bệnh tim

Tức ngực, khó thở, chóng mặt hoặc rối loạn nhịp tim diễn tiến dai dẳng, không rõ nguyên nhân vào buổi sáng, có thể là triệu chứng sớm của bệnh tim.

Phát hiện ung thư từ triệu chứng đại tiện ra máu

Phát hiện ung thư từ triệu chứng đại tiện ra máu

Người phụ nữ 63 tuổi đại tiện phân lỏng kèm máu kéo dài liên tục dù sức khỏe cảm thấy bình thường, bác sĩ phát hiện ung thư trực tràng.

5 thói quen hàng ngày giúp gan phục hồi tổn thương

5 thói quen hàng ngày giúp gan phục hồi tổn thương

Uống nước chanh ấm buổi sáng kết hợp với nghỉ ngơi đầy đủ và tránh uống rượu hỗ trợ gan phục hồi và hoạt động tối ưu.

Viên bi sắt kẹt trong mí mắt thiếu niên

Viên bi sắt kẹt trong mí mắt thiếu niên

Thiếu niên 15 tuổi có khối u lồi lên bất thường ở mí trên mắt trái, được bác sĩ gắp ra viên bi sắt đường kính 6 mm.

Bệnh nhân 31 tuổi chia sẻ dấu hiệu 'ẩn' của ung thư ruột

Bệnh nhân 31 tuổi chia sẻ dấu hiệu 'ẩn' của ung thư ruột

Chris Kirt, 31 tuổi, cảnh báo về triệu chứng ung thư ruột dễ bị bỏ qua, đặc biệt là chảy máu khi đi đại tiện, nhưng không gây đau đớn.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies