Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, đoàn tàu được bố trí hai toa ngồi điều hòa 64 chỗ và một toa văn hóa - giáo dục. Tại toa này, du khách sẽ được thưởng thức các chương trình văn hóa nghệ thuật như hát bội, bài chòi, giới thiệu ẩm thực Bình Định. Trên tàu có hướng dẫn viên thuyết minh về các điểm đến và giá trị văn hóa của tỉnh.
Trên cung đường dài khoảng 10 km, tàu sẽ dừng tại tháp Đôi và cầu Luật Lễ trong khoảng 30-40 phút, để khách khám phá các điểm đến nổi tiếng, cho du khách một góc nhìn mới về các giá trị văn hóa lịch sử của thành phố Quy Nhơn.
![]() |
Hành khách trên chuyến tàu di sản Đà Nẵng - Huế năm 2024. Ảnh: Nguyễn Đông |
Hằng ngày sẽ có hai đôi tàu vận hành với 4 chuyến. Trong đó, tàu QN2 xuất phát ga Quy Nhơn lúc 9h00, đến Ga Diêu Trì lúc 10h50; tàu QN1 xuất phát Ga Diêu Trì lúc 11h10, đến Ga Quy Nhơn lúc 11h40.
Tàu QN4 xuất phát ga Quy Nhơn lúc 19h, đến Ga Diêu Trì lúc 20h50; tàu QN3 xuất phát Ga Diêu Trì lúc 21h15, về đến ga Quy Nhơn lúc 21h45.
Giá vé một chiều là 100.000 đồng một người, vé khứ hồi 150.000 đồng một người. Vé tàu được mở bán tại các nhà ga và trên website của ngành đường sắt từ 14h ngày 27/5.
Trước đó, ngành đường sắt đã vận hành một số tuyến tàu du lịch tại các địa phương như tàu Đà Lạt - Trại Mát (Đà Lạt), tàu di sản Huế - Đà Nẵng, Hà Nội - Hải Phòng. Các chuyến tàu mang đến những trải nghiệm văn hóa và du lịch đặc sắc, góp phần làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của địa phương.