Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Thời sự
Thứ tư, 9/7/2025 | 17:09 GMT+7

Sở Y tế Hà Nội: '70% điểm bán thức ăn đường phố khó truy xuất nguồn gốc'

Thành phố hiện có gần 7.000 điểm kinh doanh thức ăn đường phố tập trung gần trường học, trong đó 70% khó truy xuất nguồn gốc, theo Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội.

Tại phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội sáng 9/7 về an toàn thực phẩm, nhiều đại biểu đặt câu hỏi liên quan đến quản lý quán ăn đường phố, hàng rong và cơ sở giết mổ, tiêu thụ gia súc gia cầm.

Đại biểu Duy Hoàng Dương bày tỏ lo ngại về tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm từ kinh doanh ăn uống đường phố, đặc biệt là quán ăn, hàng rong ở gần trường học. Ông đề nghị Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo nêu giải pháp để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với loại hình kinh doanh này.

Quán ăn trên hè phố Hàng Chiếu, phường Hoàn Kiếm. Ảnh: Giang Huy

Phó giám đốc phụ trách Sở Y tế Nguyễn Đình Hưng cho biết toàn thành phố có 3.500 bếp ăn tập thể, gần 7.000 điểm kinh doanh đường phố tập trung gần 600 trường học, đại học và bến xe. "Trong đó 70% điểm bán thức ăn đường phố khó truy xuất nguồn gốc", ông Hưng nói.

Ông chỉ ra nguyên nhân một số chủ cơ sở chưa nhận thức được vai trò quan trọng của an toàn vệ sinh thực phẩm; số cơ sở kinh doanh ăn uống lớn, trong đó rất nhiều cơ sở quy mô nhỏ lẻ nên khó quản lý. Ngoài ra, chính quyền địa phương chưa kiểm soát chặt chẽ thức ăn đường phố, chưa ứng dụng kỹ thuật số trong quản lý truy xuất nguồn gốc.

Phó chủ tịch Vũ Thu Hà cho biết thành phố đã và đang triển khai nhiều mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm, bao gồm: Tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát, bữa cỗ tập trung đông người, bếp ăn tập thể trong trường học, mô hình kiểm soát thực phẩm trong và xung quanh chợ đầu mối.

Thành phố cũng ghi nhận sự thay đổi tích cực từ ý thức người dân, khi nhiều cơ sở đã tự giác loại sản phẩm không đủ điều kiện ra khỏi chuỗi kinh doanh. Một ví dụ được Phó chủ tịch thành phố nhắc đến là ở làng nghề La Phù, sau lần kiểm tra đột xuất, nhiều hộ sản xuất đã chủ động tiêu hủy hàng không đạt chuẩn.

Phó giám đốc phụ trách Sở Y tế Nguyễn Đình Hưng. Ảnh: Hoàng Phong

Theo bà Hà, trên cơ sở chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và Thông báo số 177 của Văn phòng Trung ương Đảng, thành phố đang khẩn trương thí điểm tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh theo hướng tập trung, một trong những điểm mới trong thời gian tới.

"Việc chế biến tại một trung tâm, kiểm soát toàn bộ nguyên liệu đầu vào, quá trình sơ chế - chế biến - vận chuyển - bảo quản và tổ chức ăn uống không chỉ bảo đảm an toàn thực phẩm mà còn giúp giảm chi phí trung gian, tăng tính đồng bộ và dinh dưỡng", bà Hà nói.

Bên cạnh đó thành phố sẽ xây dựng thực đơn phù hợp với thể trạng, độ tuổi học sinh từng khu vực; kiểm soát chặt chẽ nguồn thực phẩm từ khâu nuôi trồng, giết mổ, chế biến đến vận chuyển. UBND thành phố đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết và sẽ thí điểm ngay trong năm học 2025-2026.

Tồn tại 700 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ

Đại biểu Trần Khánh Hưng nêu vụ cơ quan công an mới phát hiện thịt lợn bệnh tuồn vào chợ, nhà hàng, quán ăn ở Hà Nội và đặt câu hỏi việc kiểm soát thực phẩm từ nhập từ tỉnh khác thế nào để đảm bảo an toàn thực phẩm?

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết lượng thịt lợn tiêu thụ trên địa bàn khoảng 500.000 tấn một năm. Trong đó, số lượng chăn nuôi trên địa bàn thành phố đáp ứng được khoảng 60%, còn lại nhập của địa phương khác 40% (gồm cả trong và ngoài nước).

Ông Đại cho rằng điều đó không có nghĩa 40% sản lượng này không được kiểm soát. Thực tế thành phố đã ký liên danh liên kết với 43 tỉnh, thành phố (trước khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh), trong đó có 27 tỉnh thành thường xuyên cung cấp nhu yếu phẩm cho Hà Nội. Tuy nhiên, ông thừa nhận vẫn còn tình trạng hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc, nhập lậu từ các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại. Ảnh: Hoàng Phpng

Đại biểu Hoàng Thị Tú Anh chất vấn qua báo cáo của thành phố, hiện vẫn còn hơn 700 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ tồn tại trong khu dân cư chưa được kiểm soát, trong khi các cơ sở giết mổ tập trung theo quy hoạch chậm được xây dựng hoặc hoạt động kém hiệu quả.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Xuân Đại cho biết theo kế hoạch phê duyệt, Hà Nội có 29 cơ sở giết mổ tập trung, nhưng đến nay mới có 5. Trong đó mới có 3 cơ sở đi vào hoạt động ổn định, nhưng công suất chưa đạt như mong muốn.

Lý giải thực tế trên, ông Đại cho hay Hà Nội có 126.000 hộ gia đình chăn nuôi, tổng sản lượng cao thứ hai cả nước, nhưng việc chăn nuôi thời gian qua rất khó khăn, lợi nhuận thấp, trong khi chi phí giết mổ 100.000-200.000 đồng/con. Bên cạnh đó, giá tiền thuê đất, giải phóng mặt bằng cho khu giết mổ rất lớn. Quy định về khoảng cách đảm bảo cự ly, vị trí để đặt các điểm giết mổ cũng là vấn đề.

Làm rõ thêm nội dung này, Phó chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền nói giết mổ gia súc, gia cầm là vấn đề thành phố trăn trở suốt nhiều năm qua. Quy hoạch khu giết mổ đã được hoàn thiện, tuy nhiên khó khăn lớn hiện nay là cơ chế, chính sách chưa đủ mạnh để thu hút các cơ sở chuyển đổi từ nhỏ lẻ sang tập trung. "Nguyên nhân chính là chi phí đầu tư và chi phí giết mổ tại các cơ sở tập trung cao hơn nhiều so với giết mổ nhỏ lẻ, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong cạnh tranh", ông Quyền nói.

Trước thực tế trên, thành phố đã giao Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan nghiên cứu và đề xuất một cơ chế hỗ trợ đủ mạnh, trình HĐND xem xét tại kỳ họp tới để thúc đẩy phát triển hệ thống giết mổ tập trung.

Võ Hải

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/so-y-te-ha-noi-70-diem-ban-thuc-an-duong-pho-kho-truy-xuat-nguon-goc-4912026.html
Tags: thức ăn đường phố an toàn thực phẩm Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội chi 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa trưa cho học sinh tiểu học

Hà Nội chi 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa trưa cho học sinh tiểu học

768.000 học sinh tiểu học ở Hà Nội, gồm cả công lập và tư thục, sẽ được hỗ trợ 20.000-30.000 đồng bữa ăn trưa mỗi ngày từ năm học 2025-2026.

Gần 1.900 cán bộ Vĩnh Long cần chỗ ở sau sáp nhập

Gần 1.900 cán bộ Vĩnh Long cần chỗ ở sau sáp nhập

Gần 1.900 cán bộ, công chức từ Trà Vinh và Bến Tre cũ đến trung tâm Vĩnh Long làm việc nhưng chỉ khoảng 30% có chỗ ở tạm thời, số còn lại được đề xuất hỗ trợ tiền thuê nhà và đi lại.

Toàn quốc sẽ xóa 26 căn nhà dột nát mỗi ngày

Toàn quốc sẽ xóa 26 căn nhà dột nát mỗi ngày

Mỗi ngày, cả nước sẽ hoàn thành 26 căn nhà mới để xóa nhà tạm, dột nát, phấn đấu hoàn thành mục tiêu Thủ tướng giao trước 31/8.

Việt Nam mời Nga, Trung Quốc tham gia diễu binh dịp 2/9

Việt Nam mời Nga, Trung Quốc tham gia diễu binh dịp 2/9

Bộ Quốc phòng đã gửi thư mời 5 nước tham gia diễu binh kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9, gồm Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia và Belarus.

Ôtô lật ngửa sau tai nạn trên cao tốc

Ôtô lật ngửa sau tai nạn trên cao tốc

Đang chạy trên cao tốc Hà Nội - Ninh Bình, ôtô 7 chỗ nổ lốp, va chạm với xe khách khiến người ngồi phía trong văng xuống đường, chiều 9/7.

Tây Ninh sẽ bàn giao xong mặt bằng cao tốc TP HCM - Mộc Bài giữa tháng 8

Tây Ninh sẽ bàn giao xong mặt bằng cao tốc TP HCM - Mộc Bài giữa tháng 8

Tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu hoàn tất công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để làm cao tốc TP HCM - Mộc Bài trước ngày 15/8.

Lao động đi Nhật phải kiểm tra gập bụng, chạy 3.000 m

Lao động đi Nhật phải kiểm tra gập bụng, chạy 3.000 m

Ứng viên đi làm việc tại Nhật theo chương trình IM Japan phải vượt ba vòng, gồm kiểm tra thể lực chống đẩy 35 cái, gập bụng 25 lần và chạy 3.000 m trong 18 phút.

Chủ tịch Gia Lai: Chính quyền phải giúp dân tìm đầu ra cho nông sản

Chủ tịch Gia Lai: Chính quyền phải giúp dân tìm đầu ra cho nông sản

Ông Phạm Anh Tuấn yêu cầu chính quyền mới phải phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt nhất, tận dụng các chính sách, hướng dẫn người dân tiêu thụ hàng hóa, làm giàu.

Mặt trận Tổ quốc giảm hơn 500 biên chế sau sắp xếp

Mặt trận Tổ quốc giảm hơn 500 biên chế sau sắp xếp

Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giảm 535 biên chế sau sắp xếp, từ 2.720 xuống còn 2.185, theo Chủ tịch Đỗ Văn Chiến.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo trong toàn bộ quy trình bầu cử, bảo đảm kết nối thông suốt tới 34 tỉnh, thành và 3.321 xã.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies