Dưới áp lực từ các quy định ngày càng khắt khe của Moscow và sự trở lại Nhà Trắng của ông Donald Trump với lời hứa đầy táo bạo là chấm dứt xung đột tại Ukraine, các doanh nghiệp đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan chưa từng có.
Nhiều công ty, bao gồm Renault, McDonald's và Heineken, đã rời khỏi Nga kể từ khi Moscow đưa quân vào Ukraine ba năm trước.
Để rút đi, các công ty thường phải giảm giá mạnh và bán tài sản của mình với mức chiết khấu lớn theo yêu cầu của Điện Kremlin. Những công ty khác - cụ thể là các nhà sản xuất thực phẩm và sản phẩm vệ sinh như PepsiCo và Mondelez - đã ở lại, với lý do nhân đạo.
![]() |
PepsiCo là một trong số các công ty chọn ở lại, vì lý do nhân đạoẢnh: REUTERS
Nga đã thắt chặt các điều khoản rút lui vào tháng 10.2024 để khuyến khích các doanh nghiệp ở lại. Theo đó, Moscow đòi hỏi giảm giá ít nhất 60% cho các giao dịch rút vốn, cùng khoản "đóng góp tự nguyện" 35% cho ngân sách Nga từ giá thỏa thuận.
Trao đổi với hãng tin Reuters, các nguồn tin cho biết những công ty vẫn còn ở lại Nga sẽ theo dõi cẩn thận những gì ông Trump có thể mang lại và điều chỉnh kế hoạch của họ cho phù hợp.
![]() |
Sự trở lại của ông Trump có thể mang lại cho một số công ty sự bảo vệ về mặt chính trịẢnh: REUTERS
Không rõ ông Trump có thể đạt được điều gì trong nhiệm kỳ thứ hai của mình. Nhưng các cố vấn của ông hiện đã thừa nhận rằng cuộc xung đột ở Ukraine sẽ mất ít nhất là nhiều tháng để giải quyết.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích tin rằng sự trở lại của ông Trump có thể mang lại cho một số công ty sự bảo vệ về mặt chính trị để ở lại Nga. Một số doanh nghiệp khác có thể coi triển vọng nới lỏng lệnh trừng phạt là cơ hội để rời đi. Một nhà đầu tư nhận định rằng các công ty nếu đã chần chừ chưa muốn đi thì nhiều khả năng sẽ tiếp tục chờ đợi.