Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Sức khỏe
Thứ hai, 19/5/2025 | 13:35 GMT+7

Vì sao ca Covid-19 tăng trở lại tại nhiều nước châu Á?

Số ca Covid-19 tăng mạnh trở lại ở nhiều nước châu Á do miễn dịch suy giảm, tiếp xúc đông người dịp lễ và sự xuất hiện của các biến chủng phụ dễ lây lan.

Trong tháng 5/2025, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á như Singapore, Hong Kong, Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan ghi nhận số ca mắc Covid-19 gia tăng đáng kể. Dù chưa xuất hiện biến chủng nguy hiểm mới, giới chuyên gia cho rằng có ba yếu tố chính đang đồng thời thúc đẩy làn sóng lây nhiễm này.

Miễn dịch cộng đồng suy giảm theo thời gian

Một trong những lý do hàng đầu khiến dịch bùng phát trở lại là khả năng miễn dịch trong cộng đồng đang suy yếu, đặc biệt ở nhóm người cao tuổi hoặc chưa tiêm đủ mũi vaccine tăng cường.

Tại Singapore, Bộ Y tế nước này cho biết số ca nhiễm tăng 28% từ ngày 27/4 đến ngày 3/5, với hơn 14.200 trường hợp. Số người nhập viện cũng tăng gần 30%. Dù không ghi nhận các biến chủng gây bệnh nặng, giới chức y tế cảnh báo sự suy giảm miễn dịch theo thời gian khiến cộng đồng dễ tổn thương hơn trước các biến chủng đang lưu hành.

Tại Hong Kong, tỷ lệ mẫu hô hấp dương tính với Covid-19 tăng từ 6,2% lên 13,6% chỉ trong vòng một tháng. Đáng chú ý, 83% số ca tử vong là người từ 65 tuổi trở lên. Các chuyên gia nhận định hiệu lực bảo vệ của vaccine đang giảm dần, nhất là ở những người không tiêm nhắc lại.

Ở Trung Quốc, dữ liệu ghi nhận tỷ lệ dương tính với virus trong các bệnh phẩm cúm tăng từ 7,5% lên 16,2% trong vòng 5 tuần. Điều này cho thấy làn sóng lây nhiễm có thể đã âm thầm lan rộng hơn so với báo cáo chính thức.

Một người phụ nữ đeo khẩu trang trên chuyến xe bus tại Singapore. Ảnh: Strais Times

Tăng tiếp xúc xã hội và các sự kiện đông người

Dịp lễ và kỳ nghỉ kéo dài khiến nhu cầu đi lại, tụ tập và tổ chức sự kiện gia tăng mạnh. Những hoạt động đông người diễn ra liên tục trong đã tạo điều kiện lý tưởng để virus lây lan nhanh trong cộng đồng.

Tại Thái Lan, lễ hội Songkran tổ chức vào tháng 4 thu hút đông đảo người dân di chuyển, tụ tập và ăn mừng. Sau kỳ nghỉ này, hai ổ dịch cộng đồng lớn được ghi nhận. Giới chức y tế Thái Lan nhận định đây là nguyên nhân chính khiến số ca tăng lên hơn 71.000 trong chưa đầy 5 tháng.

Tương tự, Singapore và Hong Kong cũng chứng kiến làn sóng dịch sau các sự kiện xã hội quy mô lớn. Tại Singapore, tỷ lệ nhập viện tăng mạnh sau các buổi tụ tập lễ hội và hội chợ.

Biến chủng phụ lan nhanh dù ít nghiêm trọng

Dù chưa xuất hiện biến chủng mới nguy hiểm hơn Omicron, sự lan rộng của các dòng phụ như XEC, JN.1, LF.7 và NB.1.8 khiến số ca mắc mới tăng nhanh.

Tại Singapore, các biến chủng phụ LF.7 và NB.1.8, hậu duệ của JN.1, đang lưu hành chủ yếu. Các chuyên gia cho biết chúng có khả năng lây lan nhanh hơn nhưng chưa có dấu hiệu gây bệnh nặng hơn.

Tại Thái Lan, biến chủng XEC, dòng tái tổ hợp của Omicron, là chủng chiếm ưu thế trong đợt dịch gần đây. XEC xuất hiện phổ biến tại Thái Lan từ tháng 1 đến tháng 2/2025, được đánh giá có khả năng lây lan nhanh và né tránh miễn dịch hiệu quả. Giới chức nước này xác định XEC đóng vai trò quan trọng trong hai ổ dịch lớn sau kỳ nghỉ Songkran. Dù chưa gây bệnh nặng rõ rệt, biến thể vẫn khiến ngành y tế nâng mức cảnh báo.

Hong Kong và Trung Quốc cũng ghi nhận sự hiện diện của các dòng phụ tương tự. Dù tải lượng virus tăng lên trong các mẫu nước thải, hệ thống y tế chưa bị quá tải. Tuy vậy, giới chuyên gia khuyến cáo người dân không nên chủ quan.

Theo Gulf News, các yếu tố trên cùng cộng hưởng đã tạo điều kiện cho virus SARS-CoV-2 bùng phát trở lại trên diện rộng. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị người dân nên tiêm đủ mũi vaccine, đặc biệt là nhóm nguy cơ cao, đồng thời duy trì thói quen phòng dịch như đeo khẩu trang, rửa tay và tránh tụ tập đông người.

Thục Linh (Theo Strais Times, Times of India, Nation Thailand)

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/vi-sao-ca-covid-19-tang-tro-lai-tai-nhieu-nuoc-chau-a-4887712.html
Tags: Covid-19 biến chủng virus bệnh truyền nhiễm dịch bệnh

Tin cùng chuyên mục

Ăn trứng gà ta bổ hơn trứng công nghiệp?

Ăn trứng gà ta bổ hơn trứng công nghiệp?

Nhiều người khuyên chỉ nên ăn trứng gà ta vì bổ hơn trứng công nghiệp, điều này có đúng? (Ngân, 30 tuổi, TP HCM)

Vực dậy ý chí sống cho người bệnh HIV

Vực dậy ý chí sống cho người bệnh HIV

Người đàn ông 33 tuổi nhìn vào mắt bác sĩ Nguyễn Thị Hoài Dung, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, nói kiên quyết: "Tôi không muốn uống thuốc nữa, không còn lý do gì để sống".

Bé gái chằng chịt vết thương do ôm sứa biển khi tắm

Bé gái chằng chịt vết thương do ôm sứa biển khi tắm

Khi đang tắm biển, thấy con sứa biển trong suốt dạt lại gần, bệnh nhi 10 tuổi vòng tay ôm, dẫn đến tổn thương da nặng nề.

Nhiều bệnh da liễu xuất phát từ rối loạn tâm thần

Nhiều bệnh da liễu xuất phát từ rối loạn tâm thần

Các bệnh da liễu liên quan rối loạn tâm thần đang gia tăng, trong đó nhiều tổn thương da chỉ do yếu tố tâm thần gây ra chứ không phải bệnh lý da thực sự.

Sai lầm khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Sai lầm khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Chuyên gia cảnh báo về việc bảo quản thực phẩm sai cách trong tủ lạnh như để nhiệt độ nóng, không đóng gói đúng cách, không chia riêng đồ sống và chín... tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.

Tiêm botox bàng quang có chữa được són tiểu?

Tiêm botox bàng quang có chữa được són tiểu?

Tôi bị són tiểu do bàng quang tăng hoạt, có tiêm botox chữa được không, hiệu quả thế nào? (Hoàng Trà Giang, 37 tuổi, Đồng Tháp)

Covid-19 và sốt xuất huyết tăng, Bộ Y tế cảnh báo dịch

Covid-19 và sốt xuất huyết tăng, Bộ Y tế cảnh báo dịch

Bộ Y tế cho hay sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19 đang có xu hướng tăng, yêu cầu các địa phương chủ động phòng, chống dịch.

Dấu hiệu cảnh báo ung thư bàng quang

Dấu hiệu cảnh báo ung thư bàng quang

Tiểu máu là triệu chứng đầu tiên và phổ biến cảnh báo ung thư bàng quang, ngoài ra người bệnh có thể đau hoặc khó đi tiểu, thường xuyên buồn tiểu.

7 lý do ít ngờ gây tăng huyết áp

7 lý do ít ngờ gây tăng huyết áp

Ăn nhiều đường bổ sung, thiếu kali, mất nước, bất thường ở tuyến giáp có thể làm mất cân bằng huyết áp.

6 cách tự nhiên giúp giảm mỡ gan

6 cách tự nhiên giúp giảm mỡ gan

Người bệnh gan nhiễm mỡ nên duy trì cân nặng khỏe mạnh kết hợp tập thể dục thường xuyên, hạn chế rượu bia, ăn nhiều thực phẩm tươi để giảm lượng chất béo tích tụ.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies