Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Sức khỏe
Thứ năm, 26/6/2025 | 07:01 GMT+7

Tuổi nào nên tầm soát đột quỵ?

Các hiệp hội thế giới đề xuất đánh giá nguy cơ đột quỵ từ tuổi 40, tập trung yếu tố nguy cơ chính như tăng huyết áp, cholesterol, tiểu đường và lối sống.

PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Phó chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, Trưởng Khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115, cho biết đến nay không có những chứng cứ mạnh mẽ về độ tuổi nào tốt nhất để tầm soát đột quỵ, đặc biệt nếu không có bất kỳ triệu chứng bất thường gì trước đó. Tuy nhiên, Hội Tim mạch Mỹ (AHA) và Hội Đột quỵ Mỹ (ASA) đề xuất đánh giá nguy cơ đột quỵ có thể bắt đầu từ tuổi 40 trong các lần kiểm tra sức khỏe định kỳ, tập trung chủ yếu vào các yếu tố nguy cơ chính, như tăng huyết áp, cholesterol, tiểu đường, lối sống bao gồm hút thuốc lá và thuốc gây nghiện.

Tầm soát đột quỵ có thể bắt đầu sớm hơn, từ trước 40 tuổi đối với những người đang có các yếu tố nguy cơ cụ thể, chẳng hạn như tiền sử gia đình (cha mẹ hoặc anh chị em) mắc đột quỵ hoặc tim mạch từ trẻ, tiền sử cá nhân bị cao huyết áp, tiểu đường hoặc rung nhĩ, hút thuốc hoặc béo phì, tiền sử cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA).

Mục đích của tầm soát nhằm phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, rung nhĩ hoặc bệnh lý mạch máu. Trong nhiều trường hợp, các bệnh lý này có thể hoàn toàn không gây ra triệu chứng gì trước đó. Việc phát hiện sớm, sẽ giúp can thiệp kịp thời thông qua thay đổi lối sống, điều trị y tế hoặc các biện pháp dự phòng để giảm nguy cơ xảy ra đột quỵ.

"Tầm soát chỉ là bước khởi đầu, việc kiểm soát chặt các yếu tố nguy cơ mới là điều quan trọng nhất để có thể dự phòng đột quỵ tối ưu", bác sĩ nhấn mạnh.

Tầm soát đột quỵ dựa trên việc đánh giá các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, rung nhĩ, bệnh lý mạch máu. Ảnh: Quỳnh Trần

Một số thống kê ghi nhận độ tuổi mắc đột quỵ ở Việt Nam sớm hơn thế giới 10 năm. Cụ thể, tuổi trung bình mắc đột quỵ tại Việt Nam là khoảng 62, trong khi số này ở các nước phát triển dao động từ 70 đến 75. Đơn cử, trong số bệnh nhân đột quỵ nhập viện hàng ngày tại Bệnh viện Nhân dân 115, những người sinh năm 1970 trở xuống thường chiếm một nửa, đặc biệt có những bệnh nhân khoảng 20 tuổi.

Mới đây bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân nam 28 tuổi bị đột quỵ tổn thương gần hết 1/2 bán cầu não, liệt hoàn toàn nửa người phải, không nói được. Bác sĩ phẫu thuật mở xương sọ để giữ mạng sống bệnh nhân, song chàng trai gần như không thể trở về cuộc sống bình thường. Một bệnh nhân nam khác, 23 tuổi, là sinh viên y khoa năm thứ 6, bị đột quỵ nhồi máu não. May mắn, chàng trai này được điều trị kịp thời, phục hồi hoàn toàn, không để lại di chứng.

"Tăng tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ là một vấn đề đáng lo ngại, xuất phát từ nhiều nguyên nhân", bác sĩ Thắng nói. Trong đó, người trẻ đối mặt với các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường và rối loạn lipid máu ở độ tuổi sớm hơn. Nguyên nhân chủ yếu do lối sống ít vận động, chế độ ăn không lành mạnh (nhiều đồ ăn nhanh, ít rau củ) và béo phì, vốn phổ biến trong bối cảnh hiện đại hóa. Không ít người đột quỵ vì không biết bản thân mắc các bệnh nền này, hoặc biết nhưng chủ quan không kiểm soát.

Ngoài ra, những áp lực từ căng thẳng tâm lý do công việc và cuộc sống thành thị, ô nhiễm không khí đạt mức báo động, thói quen hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia và sử dụng các chất kích thích khác... đã góp phần thúc đẩy đột quỵ. Nhiều người trẻ không nhận thức đầy đủ về các yếu tố nguy cơ và triệu chứng của đột quỵ. Tâm lý chủ quan (cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người lớn tuổi) có thể dẫn đến sự chậm trễ trong việc tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp, làm tăng tỷ lệ tử vong hoặc biến chứng nghiêm trọng.

Lê Phương

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/tuoi-nao-nen-tam-soat-dot-quy-4905791.html
Tags: đột quỵ ở người trẻ đột quỵ tầm soát đột quỵ

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất chi 650 tỷ đồng hỗ trợ phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi

Đề xuất chi 650 tỷ đồng hỗ trợ phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi

Bộ Y tế đề xuất chi 650 tỷ đồng hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật khi phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi nhằm đảo chiều tình trạng mức sinh xuống thấp kỷ lục như hiện nay.

Phẫu thuật chữa tinh hoàn ẩn và sa trực tràng cho trẻ

Phẫu thuật chữa tinh hoàn ẩn và sa trực tràng cho trẻ

Tinh hoàn bên phải bị ẩn trong ổ bụng và sa niêm mạc trực tràng, nay bé Quyết ba tuổi được bác sĩ phẫu thuật "2 trong 1" điều trị cả hai bệnh lý.

Chăm sóc trẻ thế nào sau cắt bao quy đầu

Chăm sóc trẻ thế nào sau cắt bao quy đầu

Trẻ cần được vệ sinh và thay băng đúng cách sau cắt bao quy đầu để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu và tái dính.

Người bệnh xương khớp dễ gặp biến chứng do zona thần kinh

Người bệnh xương khớp dễ gặp biến chứng do zona thần kinh

Người mắc bệnh cơ xương khớp nhiễm zona gia tăng nguy cơ đau dây thần kinh sau zona, loãng xương, gãy xương, đột quỵ.

Dấu hiệu thường gặp cảnh báo huyết áp thấp

Dấu hiệu thường gặp cảnh báo huyết áp thấp

Ngất xỉu, mệt mỏi, lạnh và da nhợt nhạt là dấu hiệu cảnh báo huyết áp thấp, người bệnh cần nghỉ ngơi hoặc đi khám.

Sau mổ ung thư tuyến giáp có nên kiêng muối iốt?

Sau mổ ung thư tuyến giáp có nên kiêng muối iốt?

Tôi vừa phẫu thuật ung thư tuyến giáp, nhiều người khuyên nên kiêng muối iốt. Điều này có đúng không? (Ngọc Hà, Long An)

5 thực phẩm giúp giảm tạo sỏi thận

5 thực phẩm giúp giảm tạo sỏi thận

Rau củ, sữa chua, cam, đậu gà giàu canxi, chất xơ có thể giảm chất tích tụ trong nước tiểu, phòng ngừa sỏi thận.

Hà Nội ghi nhận ca viêm não Nhật Bản đầu tiên trong năm

Hà Nội ghi nhận ca viêm não Nhật Bản đầu tiên trong năm

Sở Y tế Hà Nội ghi nhận bé trai 4 tháng tuổi là bệnh nhân viêm não Nhật Bản đầu tiên tại thành phố trong năm nay.

6 vitamin, khoáng chất nếu thiếu dễ mắc bệnh hô hấp

6 vitamin, khoáng chất nếu thiếu dễ mắc bệnh hô hấp

Chế độ ăn thiếu kẽm, vitamin C, D, E khiến hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả, cơ thể dễ mắc bệnh đường hô hấp như viêm họng, cảm cúm.

Người đàn ông nặng 120 kg mắc đa bệnh lý

Người đàn ông nặng 120 kg mắc đa bệnh lý

Anh Dũng, 44 tuổi, cao 1,72 m, nặng 120 kg, khó thở, trào ngược dạ dày thực quản, gan to và nhiễm mỡ kèm tăng axit uric máu, suy tuyến thượng thận.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies