Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Sức khỏe
Thứ ba, 3/6/2025 | 08:01 GMT+7

Tầm soát ung thư phổi thế nào?

Bố tôi mất vì ung thư phổi. Tôi không hút thuốc và sống lành mạnh nhưng vẫn lo có nguy cơ di truyền, nên tầm soát ung thư như thế nào? (Vương Nguyễn, 45 tuổi)

Trả lời:

Ung thư phổi là một trong những loại ung thư phổ biến tại Việt Nam. Có nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi như hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc thụ động, tiền sử gia đình có người bị ung thư phổi, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm không khí, từng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), xơ phổi, lao phổi...

Người có người thân thế hệ thứ nhất (cha mẹ, anh chị em ruột) ung thư phổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Một số đột biến gene di truyền như EGFR, ALK, ROS1... có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, nhất là ung thư phổi không tế bào nhỏ. Tuy nhiên, ung thư phổi do di truyền chiếm tỷ lệ nhỏ.

Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo nên tầm soát ung thư phổi hàng năm bằng chụp cắt lớp vi tính (CT) liều thấp cho nhóm người 50-80 tuổi. Tuy nhiên, người có nguy cơ cao nên tầm soát sớm hơn. Nếu bố bạn bị ung thư phổi, bạn nên tầm soát ung thư phổi bằng chụp CT liều thấp sớm hơn so với người bình thường. Chụp CT liều thấp định kỳ đúng khuyến cáo không ảnh hưởng đến sức khỏe. Những dòng máy CT cao cấp như Somatom Force VB30 có liều tia ở mức thấp nhất, đảm bảo chất lượng hình ảnh, hạn chế tối đa tác động sức khỏe.

Người bệnh được chụp CT bằng máy Somatom Force VB30 giúp tầm soát ung thư phổi với liều tia X thấp. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Để phòng ngừa ung thư phổi, bạn nên tránh xa thuốc lá, hạn chế tối đa tiếp xúc với khói thuốc thụ động, nhất là ở không gian kín. Giữ môi trường sống trong lành, tránh tiếp xúc lâu dài với ô nhiễm không khí, khí radon, bụi công nghiệp. Nếu bạn sống ở thành phố lớn nên dùng máy lọc không khí trong nhà, trồng cây xanh, đeo khẩu trang khi ra ngoài. Tập thể dục thường xuyên, ăn uống cân bằng, nhiều rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm chứa chất chống oxy hóa, hạn chế rượu bia, thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên nướng cũng giúp phòng ngừa bệnh.

Khi có triệu chứng bất thường như ho kéo dài, ho ra máu, khó thở, đau ngực, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thế Thu

Khoa Ung bướu

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh ung thư tại đây để bác sĩ giải đáp
Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/tam-soat-ung-thu-phoi-the-nao-4893708.html
Tags: tầm soát ung thư tầm soát ung thư

Tin cùng chuyên mục

Điều gì gây bệnh tim bẩm sinh?

Điều gì gây bệnh tim bẩm sinh?

Bệnh tim bẩm sinh là do di truyền hoặc bào thai nhiễm từ thuốc, rượu, thuốc lá, mẹ mắc bệnh như rubella hay đái tháo đường thai kỳ.

Kiêng quan hệ lâu ngày hại sức khỏe đàn ông thế nào

Kiêng quan hệ lâu ngày hại sức khỏe đàn ông thế nào

Kiêng quan hệ tình dục lâu ngày ảnh hưởng sức khỏe sinh lý, tâm lý nam giới, nhưng lối sống lành mạnh và theo dõi y khoa vẫn có thể bảo vệ sức khỏe.

Tinh trùng 'mất đầu' gây vô sinh

Tinh trùng 'mất đầu' gây vô sinh

100% tinh trùng anh Thắng bị dị dạng không có phần đầu để thụ thai, vợ chồng hiếm muộn 8 năm mới thụ tinh trong ống nghiệm để có con.

5 thói quen tốt cho hormone phái đẹp tuổi 40

5 thói quen tốt cho hormone phái đẹp tuổi 40

Phụ nữ tuổi 40 nên tăng cường protein, ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm, ăn uống đủ bữa để cân bằng nội tiết tố, phòng bệnh.

Dấu hiệu ung thư vú dễ bỏ qua

Dấu hiệu ung thư vú dễ bỏ qua

Một số dấu hiệu ung thư vú có thể nhầm lẫn với chấn thương, viêm vú, nhiễm trùng khiến người bệnh dễ bỏ qua, dẫn đến điều trị chậm trễ.

Kiến nghị tăng lương khởi điểm cho bác sĩ

Kiến nghị tăng lương khởi điểm cho bác sĩ

Cử tri nhiều tỉnh thành đề nghị xây dựng mức lương khởi điểm cho bác sĩ cao hơn các ngành khác, do thời gian đào tạo cũng như được hành nghề lâu hơn.

7 việc nên làm mỗi ngày để giảm ho

7 việc nên làm mỗi ngày để giảm ho

Thường xuyên dùng mật ong mỗi sáng, uống trà gừng, hít hơi ẩm và súc miệng bằng nước muối góp phần loại bỏ chất nhầy, giảm ho.

Đau đầu, tê nhức vai gáy cảnh báo thoái hóa cột sống cổ

Đau đầu, tê nhức vai gáy cảnh báo thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ có thể gây ra nhiều triệu chứng, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh như đau cứng cổ, đau đầu, chóng mặt, nhức vai gáy, tê tay.

Lời khuyên từ chuyên gia khi sử dụng thuốc tránh thai

Lời khuyên từ chuyên gia khi sử dụng thuốc tránh thai

Chuyên gia khuyên phụ nữ nên trao đổi với nhân viên y tế trước khi sử dụng để tìm được giải pháp phù hợp, và một số thông tin giúp phụ nữ hiểu hơn về các viên uống tránh thai hằng ngày.

Vì sao sốt xuất huyết nguy hiểm nhất khi hạ sốt?

Vì sao sốt xuất huyết nguy hiểm nhất khi hạ sốt?

Bệnh nhân sốt xuất huyết thường sốt cao liên tục trong khoảng 2-3 ngày đầu, khi hạ sốt có thể là giai đoạn cô đặc máu, sốc nếu chủ quan.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies