Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Sức khỏe
Thứ tư, 9/7/2025 | 12:01 GMT+7

Mẹ bị ngộ độc thực phẩm có nên cho con bú?

Sản phụ ngộ độc nhẹ có thể cho con bú, nếu nhiễm trực khuẩn trong thịt, nấm độc ngấm vào máu cần ngừng cho con bú do chất độc có thể đi vào sữa mẹ.

Ngộ độc thực phẩm (trúng thực) là tình trạng người bệnh bị trúng độc, ngộ độc do ăn uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản... vượt quá liều lượng cho phép. Bệnh gây triệu chứng sốt, nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng... sau vài phút, vài giờ hoặc một đến hai ngày sau khi ăn.

Ở mức nhẹ, bệnh có thể tự khỏi trong vòng 48 giờ. Trường hợp ngộ độc nặng, người bệnh có thể tiêu chảy ra máu, mất nước, trụy tim mạch, sốc nhiễm khuẩn, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Lúc này những triệu chứng rối loạn tiêu hóa dần tiến triển thành những biến chứng về rối loạn thần kinh như mờ mắt, yếu cơ, khó nuốt, rối loạn nhịp tim, co giật, run, đau ở vị trí khác ngoài bụng.

Bác sĩ Trần Thị Trà Phương, khoa Dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, giải thích các nang vú sẽ tổng hợp các dưỡng chất từ máu của người mẹ để hình thành sữa. Trong khi đa số các trường hợp ngộ độc thực phẩm do thức ăn đơn thuần ở mức độ nhẹ đến trung bình, vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm đều không xâm nhập vào sữa mẹ. Sản phụ vẫn có thể tiếp tục cho con bú. Ngay cả khi mẹ bị một số bệnh nhiễm trùng, sữa mẹ vẫn có thể truyền các kháng thể có lợi cho bé. Nếu mẹ bị nhiễm vi khuẩn gây tiêu chảy thông thường, cơ thể tạo ra kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh và truyền sang con qua sữa, giúp bé tăng sức đề kháng.

Tuy nhiên, nếu tình trạng ngộ độc thực phẩm tiến triển nặng thành nhiễm trùng máu, người mẹ ngộ độc do trực khuẩn trong thịt, nấm độc, kim loại nặng hoặc hóa chất độc hại như chì, thủy ngân, thuốc trừ sâu... độc tố sẽ đi vào máu, ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Lúc này mẹ nên ngưng cho con bú cho đến khi xác định mức độ nhiễm độc. Một số trường hợp người mẹ phải điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nếu mẹ bị nôn ói, tiêu chảy nặng và mất nước, sức khỏe suy kiệt, không đủ sức chăm sóc con, cơ thể có thể không sản xuất đủ sữa hoặc sữa giảm chất lượng cũng tạm dừng cho con bú để tập trung nghỉ ngơi, bù nước giúp nhanh chóng hồi phục.

Chuyên viên khoa dinh dưỡng tiết chế tư vấn cho một sản phụ. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Khi cần ngưng cho con bú, bác sĩ Trà Phương lưu ý người mẹ có thể vắt sữa, trữ đông nếu sức khỏe cho phép đồng thời nên hỏi ý kiến bác sĩ về thời điểm có thể tiếp tục cho bé bú trở lại. Một số thuốc có thời gian bán thải ngắn, chỉ cần ngưng bú trong vài giờ đến một ngày, sau đó có thể cho bú lại bình thường. Trong giai đoạn ngưng cho con bú, người mẹ nên duy trì uống nhiều nước, ưu tiên nước lọc, chanh muối, dừa tươi, nước gạo rang hoặc dung dịch oresol pha theo hướng dẫn sử dụng... để bù nước, vắt sữa, hút sữa đúng cữ.

Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, bác sĩ Phương khuyến cáo người mẹ nên rửa tay với nước sạch, xà phòng, phòng lây nhiễm. Khi bị ngộ độc thực phẩm, mẹ cho con bú, tạm thời không nên ăn trong vòng vài giờ. Sau khi hết nôn, mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng nhẹ, chia nhỏ bữa ăn. Ưu tiên món dễ tiêu hóa như cháo, súp, bánh mì khô, bột yến mạch, trái cây mềm... để giảm tải gánh nặng cho ruột. Dùng thêm sữa chua giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, tránh ăn thực phẩm cay nóng, chiên rán, nhiều chất béo.

Người bệnh không tự ý dùng thuốc. Do có nhiều loại thuốc trị tiêu chảy, giảm đau, chống nôn không phù hợp với mẹ đang cho con bú. Thuốc chống tiêu chảy dễ làm chậm quá trình đào thải chất độc ra khỏi cơ quan tiêu hóa. Tham khảo ý kiến bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp.

Mẹ nếu có biểu hiện sốt cao, tiêu chảy kéo dài hơn hai ngày, có máu trong phân, nôn nhiều không hết, đau bụng, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, khó thở, đi ngoài phân lỏng cần đến cơ sở y tế ngay. Giữ lại mẫu thực phẩm nghi ngờ ngộ độc, gồm thông tin nhãn mác, bệnh phẩm nôn hoặc tiêu chảy giúp bác sĩ sớm xác định nguyên nhân, lên phác đồ điều trị phù hợp.

Bác sĩ Trà Phương khuyên phụ nữ đang cho con bú cần chú trọng đến an toàn thực phẩm. Để phòng ngừa ngộ độc, người mẹ cần ăn chín, uống sôi, tránh các thực phẩm sống như gỏi cá, nem chua, tiết canh. Sử dụng thực phẩm sạch, tươi sống, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được kiểm định chất lượng. Với sản phẩm đóng hộp, đông lạnh, hãy chú ý hạn sử dụng, cách bảo quản dành riêng cho từng loại. Không ăn đồ để quá lâu trong tủ lạnh. Không sử dụng loại thực phẩm đóng hộp quá hạn, có dấu hiệu phồng, rỉ sét. Giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi chế biến thức ăn bằng xà phòng. Nếu tay bị thương, người mẹ nên đeo găng để xử lý thực phẩm sống.

Trịnh Mai

Độc giả gửi câu hỏi về mang thai sinh con tại đây để bác sĩ giải đáp
Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/me-bi-ngo-doc-thuc-pham-co-nen-cho-con-bu-4911937.html
Tags: thực phẩm cho con bú ngộ độc thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Triệu chứng nhận biết sỏi tiết niệu

Triệu chứng nhận biết sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu thường gây ra một số triệu chứng điển hình như đau quặn thận, đau âm ỉ kéo dài, rối loạn tiểu tiện, có thể sốt cao nếu nhiễm trùng.

Đề xuất tăng gấp đôi mức phạt vi phạm an toàn thực phẩm

Đề xuất tăng gấp đôi mức phạt vi phạm an toàn thực phẩm

Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết đang nghiên cứu tăng mức xử phạt gấp hai lần với vi phạm quy định về tự công bố, đăng ký bản công bố hay sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc.

Nguy kịch sau khi ăn tiết canh, lòng lợn

Nguy kịch sau khi ăn tiết canh, lòng lợn

Sau khi ăn tiết canh, lòng lợn tại quán, người đàn ông 63 tuổi nổi nhiều ban tím cơ thể kèm khó thở, nghi nhiễm liên cầu lợn.

Cảnh báo virus phá hủy nội tạng tăng ở một số nước châu Âu

Cảnh báo virus phá hủy nội tạng tăng ở một số nước châu Âu

Giới chức y tế châu Âu cảnh báo du khách đến Pháp, Anh có thể nhiễm Chikungunya, virus nguy cơ gây tử vong và phá hủy nội tạng.

Bướu giáp thòng xuống ngực bít đường thở

Bướu giáp thòng xuống ngực bít đường thở

Bà Lan, 56 tuổi, đắp lá cây và uống thuốc gia truyền để chữa bướu cổ khiến bướu to dần, lọt sâu xuống lồng ngực chèn ép khí quản.

Bé trai dập phổi sau tai nạn trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Bé trai dập phổi sau tai nạn trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 chẩn đoán bé trai 9 tuổi bị dập phổi, tổn thương gan, chấn thương lách, chảy máu trong ổ bụng sau tai nạn hai xe giường nằm đâm nhau trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.

Bài tập thở giúp giảm di chứng dính màng phổi

Bài tập thở giúp giảm di chứng dính màng phổi

Bên cạnh điều trị nội khoa, thực hiện bài tập thở có thể giảm tình trạng dính màng phổi thường gặp sau khi mắc các bệnh phổi.

Hơi thở có mùi do túi thừa thực quản

Hơi thở có mùi do túi thừa thực quản

Bà Hoàng, 66 tuổi, thực quản có túi thừa ít gặp khiến hơi thở mùi hôi, được bác sĩ phẫu thuật nội soi cắt bỏ.

5 biến chứng do polyp mũi

5 biến chứng do polyp mũi

Polyp mũi kéo dài, không được điều trị kịp thời có thể gây viêm mũi và tai, dẫn đến mất khứu giác, đau tức mặt, nhiễm trùng tai tái phát.

5 hiểu lầm thường gặp về bệnh viêm gan B

5 hiểu lầm thường gặp về bệnh viêm gan B

Bệnh khiến da vàng như nghệ, chưa quan hệ tình dục thì không nhiễm bệnh này, chỉ cần tiêm vaccine... là những hiểu lầm thường gặp về bệnh viêm gan B.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies