Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Sức khỏe
Thứ năm, 26/6/2025 | 20:01 GMT+7

Mất ngủ, lo âu sau dùng 'thần dược' ôn thi

Kết quả thi thử thấp đáy bảng đẩy Hùng, học sinh lớp 12, vào cơn hoảng loạn. Chàng trai lén lút đặt mua loại thuốc "tăng trí nhớ" được quảng cáo rầm rộ trên mạng.

Từ năm lớp 10, gia đình hướng cho Hùng thi vào trường đại học hàng đầu tại Hà Nội. Với học lực trung bình khá, việc chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng khiến nam sinh nhiều lúc kiệt sức, mất tập trung, nhưng vẫn gắng gượng để không phụ lòng cha mẹ. Những lời nhắc nhở "Cố gắng nhé con", "Tương lai rộng mở" trở thành gánh nặng vô hình đè nén tâm lý của em.

Gần đến ngày thi, lịch học của Hùng kéo dài từ sáng sớm đến tận khuya, chỉ còn 4-5 giờ để ngủ. Áp lực ngày càng dồn nén, đặc biệt sau khi kết quả thi thử gần đây xếp gần cuối lớp. Trong một diễn đàn học sinh, chàng trai bắt gặp quảng cáo về loại thuốc "thần kỳ" giúp "tăng trí nhớ, tỉnh táo suốt đêm không mệt mỏi", được ca ngợi là "bán chạy ở nước ngoài". Hùng đặt mua online qua mạng, giá gần 500.000 đồng một hộp.

Ban đầu, thuốc có vẻ phát huy tác dụng. Hùng học được lâu hơn, không còn buồn ngủ. Sau đó, những dấu hiệu bất thường xuất hiện như tim đập nhanh, khó thở, không thể ngủ dù đã 2-3 giờ sáng. Đầu óc liên tục quay cuồng, nhưng nỗi sợ "tụt lại phía sau" khiến em không dám dừng lại.

Khi thấy con trai ngày một suy nhược, da xanh xao, ít nói và thu mình, cha mẹ Hùng đưa em đến Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương khám. Bác sĩ chẩn đoán rối loạn lo âu và mất ngủ cấp tính do sử dụng thuốc thần kinh không rõ nguồn gốc.

Một thí sinh mệt mỏi trước buổi thi tốt nghiệp THPT ngày 7/7/2021, tại TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Tương tự, Hương, nữ sinh 18 tuổi ở Tây Hồ, đã lập kế hoạch học 12-14 giờ mỗi ngày để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp. Sau ba tuần, cô gái trở nên uể oải, không thể tập trung vì thiếu ngủ. Tự tìm hiểu trên mạng, Hương biết đến loại thuốc được quảng cáo là "giảm cơn buồn ngủ cực độ, giúp tỉnh táo, tập trung xuyên đêm, bắt não chạy hết công suất".

Nữ sinh mua 20 viên loại 200 mg, giá 50.000 đồng một viên, uống mỗi ngày vào buổi sáng. Chỉ sau một tháng, Hương bắt đầu đau đầu, rối loạn giấc ngủ, hồi hộp, mất tập trung và kiệt sức - ngược lại hoàn toàn với hiệu quả mà cô kỳ vọng.

Theo khảo sát của Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, gần 57% học sinh Việt Nam đang phải đối mặt với các vấn đề về stress, lo âu và trầm cảm. Áp lực học tập và thi cử là một trong những nguyên nhân chính. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng báo cáo rằng 10-20% trẻ em và thanh thiếu niên toàn cầu đang gặp phải các rối loạn tâm thần.

Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Hương Lan, Viện đào tạo BHIU trường Đại học quốc tế Bắc Hà, nói loại thuốc mà các bệnh nhân trẻ sử dụng là modafinil, chưa được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép. Việc tự ý sử dụng thuốc này có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như căng thẳng, rối loạn lo âu, khó tập trung và thậm chí gây hấn.

"Không có loại thuốc nào có thể giúp học sinh tăng trí nhớ hay cải thiện khả năng học tập một cách thần kỳ", bà Lan khẳng định. "Về mặt khoa học, ghi nhớ kiến thức là quá trình tích lũy lâu dài, không thể đạt được bằng việc dùng thuốc bổ trong vài ngày hay vài tuần".

Modafinil tác động trực tiếp đến hệ thống chất dẫn truyền thần kinh như dopamin, norepinephrin và các vùng não quan trọng như thalamus (điều chỉnh giấc ngủ) và nucleus accumbens (liên quan đến cảm giác thưởng). Thuốc tạo ra cảm giác tỉnh táo, tăng năng lượng, cải thiện khả năng tập trung và tạo cảm giác phấn khích, khiến người dùng muốn tiếp tục sử dụng. Một nghiên cứu tại châu Âu cho thấy hơn 37,6% sinh viên ngành khoa học sức khỏe đã tự báo cáo việc sử dụng chất kích thích nhận thức trong quá trình học đại học.

Tuy nhiên, việc sử dụng liều quá cao, kéo dài không kiểm soát hoặc dùng sai mục đích làm tăng nguy cơ ngộ độc. Đặc biệt ở người trẻ, thuốc còn làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch và rối loạn tâm thần, lâu dần có thể gây nghiện.

Bác sĩ Nguyễn Khắc Dũng, giảng viên Khoa Tâm lý và Khoa học Giáo dục, Đại học Đại Nam, kiêm Phó Trưởng khoa Lâm sàng, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, chỉ ra rằng hiện tượng này không chỉ xảy ra ở Việt Nam. Tại các quốc gia có nền giáo dục cạnh tranh cao như Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, học sinh cũng chịu áp lực thi cử khắc nghiệt tương tự.

"Có những nữ sinh dùng thuốc hoãn kinh nguyệt để không gặp khó khăn trong kỳ thi, nhiều người truyền dịch, truyền máu tăng lực, thậm chí lạm dụng thuốc điều trị ADHD để duy trì sự tập trung cao độ", bác sĩ Dũng cho biết. "Cái giá phải trả là sức khỏe tinh thần bị tổn hại nghiêm trọng, mất ngủ mãn tính, rối loạn cảm xúc và những di chứng thể chất kéo dài".

Tương tự, trên New York Times, giáo sư James Rowe thuộc Khoa Khoa học Thần kinh của Đại học Cambridge cảnh báo: "Việc sử dụng thuốc không đúng cách, không hiểu đầy đủ về các tác dụng phụ, có thể dẫn đến tổn hại lâu dài cho cơ thể, bao gồm ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe tinh thần."

Một nghiên cứu năm 2023 từ tạp chí Life cho thấy 68% sinh viên sử dụng chất kích thích nhận thức vì cảm thấy quá tải với số lượng bài tập, và 50% khác do căng thẳng trong quá trình học tập. Điều này phản ánh tình trạng lo âu và áp lực học đường đang ngày càng gia tăng toàn cầu.

Dùng thuốc bừa bãi gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe. Ảnh minh họa: Pexel

Để tránh tạo áp lực cho con, dẫn đến những hành vi như mua "thần dược" để giành lợi thế trong kỳ thi, bác sĩ Dũng đưa ra một số lời khuyên cho cha mẹ, như sau:

Lắng nghe thay vì áp đặt

Cha mẹ nên chia sẻ kỳ vọng của mình một cách nhẹ nhàng, thay vì áp đặt con theo một hướng đã định sẵn. Hãy hỏi: "Con thích ngành nào?", "Con thấy bản thân mạnh ở đâu?", "Có điều gì con lo lắng không?" – và lắng nghe thật sự, không phán xét. Khi con thấy mình được tôn trọng, được tham gia vào quyết định cho tương lai, con sẽ có động lực học tập từ bên trong chứ không phải học vì sợ làm bố mẹ thất vọng.

Quan sát thói quen sinh hoạt - giúp con xây dựng nhịp sống lành mạnh

Cha mẹ không cần giám sát chặt từng giờ học của con, nhưng nên để ý đến các dấu hiệu sinh hoạt bất thường như ngủ muộn, ăn uống thất thường, thiếu vận động... Đây là nguyên nhân âm thầm khiến trí nhớ giảm, cơ thể mệt mỏi và tinh thần kiệt quệ. Thay vì mua thuốc hay các sản phẩm "tăng trí nhớ", nên giúp con điều chỉnh lịch sinh hoạt bằng ngủ đủ giấc, ăn đúng bữa, hạn chế thiết bị điện tử sau 22 giờ, khuyến khích vận động nhẹ.

Hỗ trợ tinh thần

Nhiều phụ huynh nghĩ rằng càng nhắc nhở thì con càng cố gắng. Nhưng sự nhắc nhở liên tục như "con phải cố lên", "thi đỗ là con đường duy nhất", "cả nhà trông vào con đấy"... có thể khiến con cảm thấy ngột ngạt, lo sợ và tự ti. Hãy tạo không gian an toàn để con được chia sẻ thất bại và cả những nỗi sợ.

Nếu thấy con có dấu hiệu mệt mỏi kéo dài, khó tập trung, ngủ không ngon, hay buồn bã, cha mẹ nên đưa con đi khám sức khỏe, đừng vội cho con dùng bất kỳ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Mọi người cần chú ý ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao, nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc. Phụ huynh giúp con bổ sung đầy đủ thực phẩm giàu chất sắt, có nhiều trong gan, thịt, trứng, cá, rau xanh, để không bị thiếu máu, dẫn đến mệt mỏi, dễ buồn ngủ trong giờ học. Chất sắt từ nguồn thức ăn động vật được cơ thể hấp thu tốt hơn thực vật. Bổ sung vitamin C từ trái cây như bưởi, cam sẽ giúp cơ thể hấp thu tốt chất sắt.

Thúy Quỳnh

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/mat-ngu-lo-au-sau-dung-than-duoc-on-thi-4904940.html
Tags: tăng trí nhớ mùa thi thần dược mùa thi stress mùa thi

Tin cùng chuyên mục

Sản phụ sốc mất máu do nhau cài răng lược

Sản phụ sốc mất máu do nhau cài răng lược

Người phụ nữ 27 tuổi, mang thai 34 tuần gặp biến chứng sản khoa nhau cài răng lược, chảy nhiều máu dẫn đến sốc.

5 món tốt cho gan trong mùa hè

5 món tốt cho gan trong mùa hè

Mùa hè nắng nóng, ưu tiên trái cây nhiều nước, vitamin C như cam, lựu, dưa hấu, đu đủ giúp bổ sung nước, hỗ trợ gan giải độc.

Bi kịch của 'ngôi làng một thận'

Bi kịch của 'ngôi làng một thận'

Safiruddin, 45 tuổi, sống với nỗi đau dai dẳng sau khi bán quả thận với giá gần 3.000 USD, giờ ân hận với quyết định "tàn khốc" của mình.

Tuổi trung niên mới lần đầu làm mẹ

Tuổi trung niên mới lần đầu làm mẹ

Chị Hoài gần 40 tuổi mới kết hôn, buồng trứng cạn kiệt, điều trị vô sinh nhiều lần thất bại, may mắn có con nhờ phôi duy nhất thụ tinh ống nghiệm.

Phương Châu tổ chức hội nghị khoa học chủ đề tiêu chuẩn JCI

Phương Châu tổ chức hội nghị khoa học chủ đề tiêu chuẩn JCI

Hội nghị Khoa học thường niên bàn về tiêu chuẩn JCI trong vận hành y tế do Tập đoàn Y tế Phương Châu tổ chức thu hút hơn 800 đại biểu tham dự, ngày 11/7.

Cứng khớp ngón tay khi ngủ dậy là bệnh gì?

Cứng khớp ngón tay khi ngủ dậy là bệnh gì?

Thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm bao gân, xơ cứng bì, hội chứng ống cổ tay… có thể gây triệu chứng cứng khớp ngón tay vào buổi sáng.

Gây tê mổ u cho người bệnh sốc thuốc mê

Gây tê mổ u cho người bệnh sốc thuốc mê

Chị Hằng, 30 tuổi, được bác sĩ gây mê để bóc u buồng trứng song sốc phản vệ độ ba, phải hoãn mổ, ba tháng sau êkíp gây tê mổ hở thành công.

Triệt căn ung thư nhờ phát hiện sớm

Triệt căn ung thư nhờ phát hiện sớm

Chị Thắm, 28 tuổi, đau bụng vùng trên rốn âm ỉ, nôn ói thường xuyên, bác sĩ chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến giai đoạn sớm.

Số ca tiểu đường Việt Nam tăng gấp 3, hơn một nửa chưa được chẩn đoán

Số ca tiểu đường Việt Nam tăng gấp 3, hơn một nửa chưa được chẩn đoán

Tại Việt Nam, số ca đái tháo đường đang tăng báo động và ngày càng trẻ hóa, nhưng hơn một nửa bệnh nhân không biết mình mắc bệnh.

Ai mắc sốt xuất huyết dễ trở nặng

Ai mắc sốt xuất huyết dễ trở nặng

Trẻ dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền... có nguy cơ sốc, suy gan, thận cao hơn nếu mắc sốt xuất huyết, cần chủ động dự phòng bệnh.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies