Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Sức khỏe
Thứ hai, 21/7/2025 | 15:01 GMT+7

Làm thế nào giảm phù nề khi chạy thận?

Tôi vừa chạy thận 3 tháng, bị phù nề ở chân tay, làm cách nào giảm tình trạng này? (Nguyên Quân, 41 tuổi, Đồng Nai)

Trả lời:

Suy thận là tình trạng chức năng thận bị suy giảm, không có khả năng hồi phục. Khi đó, thận chỉ thực hiện được một phần hoặc mất hoàn toàn chức năng thải các độc tố, chất dư thừa ra khỏi cơ thể, có thể gây phù nề. Phù nề ở người bệnh suy thận thường xuất hiện ở chân, tay, mắt cá chân và mí mắt. Một số triệu chứng đi kèm như khó thở, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn và nôn ói, đau nhức cơ thể.

Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào tình trạng bệnh như dùng thuốc lợi tiểu để loại bỏ chất lỏng dư thừa trong cơ thể, thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể. Người bị suy thận nặng được chạy thận nhân tạo (lọc máu) hoặc ghép thận.

ThS.BS Trần Âu Quế Nhung tư vấn cho người bệnh. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Phù nề khi đang chạy thận còn xảy ra do nhiều nguyên nhân khác như chế độ ăn uống không hợp lý, uống quá nhiều nước hoặc do các bệnh lý khác gây ra. Bạn cần tuân thủ lịch chạy thận nhân tạo định kỳ, lọc máu giúp loại bỏ lượng dịch dư thừa trong cơ thể. Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc lợi tiểu nếu người bệnh vẫn còn chức năng bài tiết nước tiểu. Đồng thời, người bệnh cần kiểm soát huyết áp và các bệnh nền như bệnh tiểu đường, bệnh tim (nếu có) .

Người bệnh lọc máu duy trì chế độ ăn uống hợp lý như hạn chế muối, tránh thực phẩm nhiều muối như đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn, nước mắm, nước tương, đồ ăn nhanh để tránh giữ nước; không dùng thực phẩm giàu kali và photpho vì có thể gây rối loạn điện giải. Bạn cũng nên hạn chế protein nhưng khi đã chạy thận thì cần bổ sung đủ theo khuyến nghị của bác sĩ điều trị.

Theo dõi cân nặng mỗi ngày để tránh tăng cân do giữ nước, không nên tăng quá 2-2,5 kg giữa các lần chạy thận, có thể ghi lại cân nặng mỗi ngày để theo dõi tình trạng tích nước, phù nề. Ngủ đủ 7-8 giờ mỗi ngày và nghỉ ngơi hợp lý sau mỗi lần chạy thận. Hạn chế hoạt động gắng sức, chỉ nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga. Tránh căng thẳng vì có thể làm tình trạng phù nề nặng thêm.

ThS.BS Trần Âu Quế Nhung

Khoa Nội thận - Lọc máu

Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam Khoa

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh thận tại đây để bác sĩ giải đáp
Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/lam-the-nao-giam-phu-ne-khi-chay-than-4916902.html
Tags: bệnh thận suy thận chạy thận

Tin cùng chuyên mục

Điều gì gây bệnh tim bẩm sinh?

Điều gì gây bệnh tim bẩm sinh?

Bệnh tim bẩm sinh là do di truyền hoặc bào thai nhiễm từ thuốc, rượu, thuốc lá, mẹ mắc bệnh như rubella hay đái tháo đường thai kỳ.

Kiêng quan hệ lâu ngày hại sức khỏe đàn ông thế nào

Kiêng quan hệ lâu ngày hại sức khỏe đàn ông thế nào

Kiêng quan hệ tình dục lâu ngày ảnh hưởng sức khỏe sinh lý, tâm lý nam giới, nhưng lối sống lành mạnh và theo dõi y khoa vẫn có thể bảo vệ sức khỏe.

Tinh trùng 'mất đầu' gây vô sinh

Tinh trùng 'mất đầu' gây vô sinh

100% tinh trùng anh Thắng bị dị dạng không có phần đầu để thụ thai, vợ chồng hiếm muộn 8 năm mới thụ tinh trong ống nghiệm để có con.

5 thói quen tốt cho hormone phái đẹp tuổi 40

5 thói quen tốt cho hormone phái đẹp tuổi 40

Phụ nữ tuổi 40 nên tăng cường protein, ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm, ăn uống đủ bữa để cân bằng nội tiết tố, phòng bệnh.

Dấu hiệu ung thư vú dễ bỏ qua

Dấu hiệu ung thư vú dễ bỏ qua

Một số dấu hiệu ung thư vú có thể nhầm lẫn với chấn thương, viêm vú, nhiễm trùng khiến người bệnh dễ bỏ qua, dẫn đến điều trị chậm trễ.

Kiến nghị tăng lương khởi điểm cho bác sĩ

Kiến nghị tăng lương khởi điểm cho bác sĩ

Cử tri nhiều tỉnh thành đề nghị xây dựng mức lương khởi điểm cho bác sĩ cao hơn các ngành khác, do thời gian đào tạo cũng như được hành nghề lâu hơn.

7 việc nên làm mỗi ngày để giảm ho

7 việc nên làm mỗi ngày để giảm ho

Thường xuyên dùng mật ong mỗi sáng, uống trà gừng, hít hơi ẩm và súc miệng bằng nước muối góp phần loại bỏ chất nhầy, giảm ho.

Đau đầu, tê nhức vai gáy cảnh báo thoái hóa cột sống cổ

Đau đầu, tê nhức vai gáy cảnh báo thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ có thể gây ra nhiều triệu chứng, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh như đau cứng cổ, đau đầu, chóng mặt, nhức vai gáy, tê tay.

Lời khuyên từ chuyên gia khi sử dụng thuốc tránh thai

Lời khuyên từ chuyên gia khi sử dụng thuốc tránh thai

Chuyên gia khuyên phụ nữ nên trao đổi với nhân viên y tế trước khi sử dụng để tìm được giải pháp phù hợp, và một số thông tin giúp phụ nữ hiểu hơn về các viên uống tránh thai hằng ngày.

Vì sao sốt xuất huyết nguy hiểm nhất khi hạ sốt?

Vì sao sốt xuất huyết nguy hiểm nhất khi hạ sốt?

Bệnh nhân sốt xuất huyết thường sốt cao liên tục trong khoảng 2-3 ngày đầu, khi hạ sốt có thể là giai đoạn cô đặc máu, sốc nếu chủ quan.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies