Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Sức khỏe
Thứ ba, 24/6/2025 | 19:01 GMT+7

6 bệnh về rốn ở trẻ sơ sinh

Cha mẹ cần lưu ý các dấu hiệu bất thường để kịp thời phát hiện các bệnh nhiễm trùng, chảy máu, uốn ván hay thoát vị rốn mà trẻ sơ sinh có thể mắc phải.

Trong thai kỳ, dây rốn vận chuyển chất dinh dưỡng từ thai phụ sang thai nhi và giúp đào thải chất thải ra ngoài. Ngay khi trẻ chào đời, dây rốn được kẹp cắt. Khoảng ba tuần sau sinh, cuống rốn khô đen, tự rụng mà không cần can thiệp. 7-10 ngày sau khi cuống rốn rụng, vùng rốn lành hoàn toàn.

Theo BS.CKI Nguyễn Minh Thanh Giang, Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, trong thời gian này, bố mẹ cần vệ sinh rốn đúng cách, kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường. Sau khi rụng rốn, trẻ có một vài giọt máu nhưng không có triệu chứng bất thường là hiện tượng bình thường, cần tiếp tục theo dõi và chăm sóc. Tuy nhiên, nếu máu chảy lượng nhiều, kéo dài hoặc có biểu hiện bất thường, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra. Dưới đây là một số bệnh lý về rốn ở trẻ.

Nhiễm trùng rốn

Đây là tình trạng rốn bị nhiễm khuẩn, với triệu chứng như sưng đỏ vùng rốn, có thể lan rộng ra các mô xung quanh, rốn chảy dịch mủ có mùi hôi. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn, phổ biến nhất là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), liên cầu nhóm A (Streptococcus pyogenes), Escherichia coli...

Nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh có thể tiến triển nhanh chóng thành nhiễm trùng toàn thân, nhiễm trùng máu, gây tử vong. Bố mẹ cần đưa trẻ sơ sinh đến bệnh viện ngay lập tức nếu rốn chảy máu, khó hoặc không thể cầm máu, ban đỏ ở rốn lan rộng ra vùng da xung quanh với đường kính trên 1 cm, trẻ li bì, sốt cao, bú kém hoặc bỏ bú.

Đóng bỉm dưới rốn để giảm nguy cơ nhiễm trùng rốn sơ sinh. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Thoát vị rốn

Thoát vị rốn là tình trạng một phần cơ thành bụng bị khiếm khuyết, tạo điều kiện cho một phần quai ruột chui ra, hình thành khối phồng ở rốn. Khối phồng này to hơn khi trẻ cười, ho, khóc hoặc đi vệ sinh, có thể nhỏ lại khi trẻ nằm.

Một số trường hợp khối thoát vị rốn nhỏ, có thể tự đẩy ngược vào trong thành bụng. Nếu khối thoát vị gây biến chứng, không thể đẩy ngược vào trong hoặc không mất đi khi trẻ 4-5 tuổi thì cần được khám chuyên khoa để can thiệp điều trị kịp thời. Bệnh này phổ biến hơn ở trẻ sinh non và trẻ mắc hội chứng Down (Trisomy 21).

Chảy máu rốn

Trẻ sơ sinh có ít máu rỉ ra từ khu vực giữa cuống rốn và chân rốn gọi là chảy máu rốn. Phần lớn tình trạng này có thể tự cầm máu bằng cách dùng miếng gạc vô trùng ấn nhẹ vào vùng rốn của trẻ. Tuy nhiên, nếu máu chảy liên tục, không cầm được (máu vẫn chảy sau 10 phút hoặc tái chảy hơn ba lần), bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra vì có thể bé bị nhiễm trùng, rối loạn đông máu, rối loạn miễn dịch...

Tồn tại ống niệu rốn

Ống niệu rốn là ống nối giữa bàng quang và rốn, dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể thai nhi. Bình thường ống niệu rốn đóng kín, thoái hóa thành dây chằng rốn trước khi trẻ được sinh ra. Tuy nhiên, một số nguyên nhân khiến quá trình này diễn ra bất thường, ống niệu rốn chỉ đóng một phần hoặc không đóng lại, dẫn đến tồn tại ống niệu rốn. Tình trạng này khiến rốn của trẻ sơ sinh ẩm ướt kéo dài, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng rốn. Trẻ xuất hiện các dấu hiệu như rốn chảy dịch, sưng tấy đỏ, có mùi hôi khó chịu.

Uốn ván rốn

Uốn ván rốn xảy ra khi rốn bị nhiễm vi khuẩn Clostridium tetani. Sau giai đoạn ủ bệnh khoảng 7 ngày, trẻ xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, quấy khóc, bỏ bú, hàm cứng, co giật và co cứng.

Chỉ có một động mạch rốn

Thông thường dây rốn của trẻ có hai động mạch và một tĩnh mạch. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, dây rốn chỉ có một động mạch rốn (chiếm khoảng 0,08-1,9% trẻ sơ sinh) gọi là bệnh động mạch rốn. Trẻ mắc bệnh có khả năng kèm theo bất thường bẩm sinh khác như dị tật tim, hệ tiết niệu...

Giản Đơn - Ngọc Châu

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh trẻ em tại đây để bác sĩ giải đáp
Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/6-benh-ve-ron-o-tre-so-sinh-4905627.html
Tags: nhiễm trùng thoát vị rốn bệnh trẻ em nhi sơ sinh

Tin cùng chuyên mục

5 bài kiểm tra tiết lộ cơ thể đang già đi thế nào

5 bài kiểm tra tiết lộ cơ thể đang già đi thế nào

Các bài kiểm tra như đứng một chân, plank, đứng lên ngồi xuống ghế, squat với chai nước và đo lực nắm tay có thể giúp bạn đánh giá mức độ lão hóa của cơ thể ngay tại nhà.

Chữa 'buồn miệng' bằng ly trà sữa 500 calo

Chữa 'buồn miệng' bằng ly trà sữa 500 calo

Những buổi họp kéo dài, deadline dồn dập khiến Ngân, 26 tuổi, nhân viên văn phòng ở TP HCM, tìm đến trà sữa để giải tỏa căng thẳng và chống lại cảm giác "buồn miệng".

Điều gì gây bệnh tim bẩm sinh?

Điều gì gây bệnh tim bẩm sinh?

Bệnh tim bẩm sinh là do di truyền hoặc bào thai nhiễm từ thuốc, rượu, thuốc lá, mẹ mắc bệnh như rubella hay đái tháo đường thai kỳ.

Kiêng quan hệ lâu ngày hại sức khỏe đàn ông thế nào

Kiêng quan hệ lâu ngày hại sức khỏe đàn ông thế nào

Kiêng quan hệ tình dục lâu ngày ảnh hưởng sức khỏe sinh lý, tâm lý nam giới, nhưng lối sống lành mạnh và theo dõi y khoa vẫn có thể bảo vệ sức khỏe.

Tinh trùng 'mất đầu' gây vô sinh

Tinh trùng 'mất đầu' gây vô sinh

100% tinh trùng anh Thắng bị dị dạng không có phần đầu để thụ thai, vợ chồng hiếm muộn 8 năm mới thụ tinh trong ống nghiệm để có con.

5 thói quen tốt cho hormone phái đẹp tuổi 40

5 thói quen tốt cho hormone phái đẹp tuổi 40

Phụ nữ tuổi 40 nên tăng cường protein, ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm, ăn uống đủ bữa để cân bằng nội tiết tố, phòng bệnh.

Dấu hiệu ung thư vú dễ bỏ qua

Dấu hiệu ung thư vú dễ bỏ qua

Một số dấu hiệu ung thư vú có thể nhầm lẫn với chấn thương, viêm vú, nhiễm trùng khiến người bệnh dễ bỏ qua, dẫn đến điều trị chậm trễ.

Kiến nghị tăng lương khởi điểm cho bác sĩ

Kiến nghị tăng lương khởi điểm cho bác sĩ

Cử tri nhiều tỉnh thành đề nghị xây dựng mức lương khởi điểm cho bác sĩ cao hơn các ngành khác, do thời gian đào tạo cũng như được hành nghề lâu hơn.

7 việc nên làm mỗi ngày để giảm ho

7 việc nên làm mỗi ngày để giảm ho

Thường xuyên dùng mật ong mỗi sáng, uống trà gừng, hít hơi ẩm và súc miệng bằng nước muối góp phần loại bỏ chất nhầy, giảm ho.

Đau đầu, tê nhức vai gáy cảnh báo thoái hóa cột sống cổ

Đau đầu, tê nhức vai gáy cảnh báo thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ có thể gây ra nhiều triệu chứng, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh như đau cứng cổ, đau đầu, chóng mặt, nhức vai gáy, tê tay.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies