Số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố. Đây là mức tăng ấn tượng trong bối cảnh kinh tế Mỹ còn nhiều biến động.
Chia sẻ bên lề triển lãm SaigonTex 2025, ngày 9/4 tại TP HCM, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), cho biết xuất khẩu dệt may đi nhiều thị trường đều tăng trưởng tốt trong quý I.
Trước diễn biến phức tạp trên thế giới, ông cho rằng toàn ngành cần chủ động ứng phó bằng cách mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu và đẩy mạnh chuyển đổi số.
![]() |
Lãnh đạo doanh nghiệp và hiệp hội dệt may cắt băng khai mạc triển lãm lớn nhất ngành sáng 9/4. Ảnh: VCCI |
Ông Trần Ngọc Liêm, Giám đốc VCCI TP HCM, cũng nhấn mạnh rằng để vượt qua những thách thức, biến động, doanh nghiệp cần tập trung liên kết chuỗi, ứng dụng công nghệ, tự động hóa và xanh hóa sản xuất. Ngành dệt may cần chuyển từ tăng trưởng nhanh sang phát triển bền vững đến năm 2030, và từ năm 2031 đến 2035 sẽ tiến tới phát triển hiệu quả theo mô hình kinh tế tuần hoàn, tham gia vào các mắt xích có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Năm 2024, ngành dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu 44 tỷ USD, tăng hơn 11% so với năm 2023, đưa Việt Nam vượt Bangladesh trở thành quốc gia xuất khẩu dệt may lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Riêng năm nay, ngành đặt mục tiêu đạt 47- 48 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Hiện có khoảng 3.500 dự án FDI trong lĩnh vực dệt may với tổng vốn trên 37 tỷ USD, đóng góp khoảng 65% kim ngạch toàn ngành.
Thi Hà