Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Kinh doanh
Thứ sáu, 6/6/2025 | 00:06 GMT+7

Ngành công nghiệp thép, nhôm Mỹ có cất cánh nhờ mức thuế 50%?

Thuế nhập khẩu 50% giúp thép và nhôm Mỹ tăng khả năng cạnh tranh, nhưng để nâng sản lượng thì vẫn khó về chính sách, nhân lực và giá điện.

Hôm 4/6, mức thuế 50% với thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ (trừ xuất xứ từ Anh) có hiệu lực. Trước đó, hai kim loại này chịu thuế 25% kể từ giữa tháng 3, khi Tổng thống Donald Trump ban hành lệnh dỡ bỏ một số miễn trừ và tăng thuế nhôm từ mức mà ông đã áp dụng vào 2018.

Theo ông Trump, việc tăng thuế nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp Mỹ. Ông nhấn mạnh lập luận này hôm 30/5, khi thăm nhà máy Mon Valley Works–Irvin Plant của U.S. Steel ở ngoại ô Pittsburgh, bang Pennsylvania.

Tổng thống Trump tái khẳng định điều này trong một bản tuyên bố hôm 3/6, rằng việc tăng thuế sẽ giúp đảm bảo thép và nhôm nhập khẩu "không đe dọa, hay làm suy yếu an ninh quốc gia".

"Việc tăng thuế sẽ ngăn các quốc gia bán thép và nhôm giá rẻ, dư thừa vào thị trường Mỹ hiệu quả hơn", ông nêu.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Irvin Works, ngày 30/5. Ảnh: Reuters

Hiện khoảng 25% tổng lượng thép được sử dụng tại Mỹ là nhập khẩu, phần lớn đến từ các nước láng giềng như Mexico và Canada. Trong khi, một nửa lượng nhôm có nguồn gốc nước ngoài, chủ yếu từ Canada, nước đã xuất khẩu 3,2 triệu tấn sang Mỹ năm ngoái.

Hiệp hội Nhôm nguyên sinh Mỹ (APAA) hoan nghênh mức thuế mới. Chủ tịch APAA Mark Duffy tuyên bố Tổng thống Trump là "nhà lãnh đạo mạnh mẽ đang đấu tranh để xây dựng lại sản xuất trong nước và bảo vệ hàng nghìn việc làm ngành nhôm Mỹ". "Nhiều thập kỷ qua, các nhà sản xuất nước ngoài được trợ cấp đã làm suy yếu ngành sản xuất nhôm trong nước", ông nói.

Các hiệp hội thép và nhôm khác bày tỏ ủng hộ, nhưng cho rằng chính sách đơn lẻ này chưa đủ để chấn hưng ngành công nghiệp và tăng sản lượng. David McCall, Chủ tịch quốc tế của Liên đoàn United Steelworkers đánh giá thuế quan, nếu được sử dụng có chiến lược, sẽ là công cụ giá trị để cân bằng lợi thế.

"Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải cải cách rộng hơn với hệ thống thương mại toàn cầu", ông nói. Theo ông, chính sách thuế cần được thực hiện "với sự hợp tác của các đồng minh đáng tin cậy" như Canada - nước xuất khẩu thép và nhôm hàng đầu sang Mỹ - để giúp "kiềm chế những kẻ xấu".

Phó chủ tịch phụ trách đối ngoại của Hiệp hội Nhôm Mỹ Matt Meenan đánh giá cao việc Tổng thống Trump củng cố ngành công nghiệp nhôm, nhưng "chỉ riêng thuế quan thì chưa đủ" để thúc đẩy sản lượng nhôm nguyên sinh nội địa.

"Chúng tôi cũng cần chính sách thương mại và thuế ổn định, có thể dự đoán, để lập kế hoạch đầu tư dài hạn", ông nói.

Theo Reuters, cạnh tranh từ nước ngoài khiến thép Mỹ gặp khó nhưng đó không phải là thách thức lớn nhất mà các công ty trong ngành gặp phải. Vấn đề chính là thiếu lao động. Ngay tại hạt Mississippi, nơi được mệnh danh là "vùng đất của thép" với khoảng 5.000 công nhân làm việc trong các nhà máy của Nucor và U.S. Steel, việc tuyển người gặp khó khăn.

Mỹ đã ngừng đào tạo quy mô lớn công nhân nhà máy từ nhiều thập niên. Cùng với việc hàng loạt người về hưu và chính sách siết chặt nhập cư, lực lượng lao động sẵn có ngày càng suy giảm. Nhiều người Mỹ không còn mặn mà làm công nhân.

Theo Cục Thống kê Dân số Mỹ, hơn 20% các nhà máy sản xuất toàn quốc không thể hoạt động hết công suất do thiếu lao động hoặc công nhân không có kỹ năng cần thiết.

Cuối tuần trước, song song với tuyên bố tăng thuế, Tổng thống Trump đề cập đến "mối quan hệ hợp tác dự kiến" giữa U.S. Steel và Nippon Steel. Theo ông, tập đoàn Nhật Bản sẽ đầu tư hàng tỷ USD để hiện đại hóa các nhà máy thép tại Mỹ, nhằm tăng sản lượng.

Trước đó, Emirates Global Aluminium (EGA) công bố kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất nhôm nguyên sinh tại Mỹ, công suất dự kiến 600.000 tấn mỗi năm. Hay Century Aluminum, với sự hỗ trợ tài chính từ chính phủ liên bang, cũng đang có kế hoạch xây dựng một nhà máy luyện nhôm phát thải carbon thấp.

Tuy nhiên, việc xây dựng thêm nhà máy luyện kim có thể mất 5 năm hoặc lâu hơn, tức vượt quá nhiệm kỳ của ông Trump. Các cơ sở này có thể đối diện khan hiếm nguồn cung nhân lực, chi phí năng lượng.

Giá điện là thách thức lớn với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn sản xuất nhôm tại Mỹ. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc đóng cửa phần lớn các nhà máy luyện nhôm trong nước. Theo các nguồn tin trong ngành, các nhà máy luyện kim khó đàm phán được hợp đồng mua điện dài hạn giá cạnh tranh, do nhiều yếu tố gồm quy định pháp lý và biến động thị trường.

Trong khi đó, các ngành khác phụ thuộc nhiều vào thép, nhôm nhập khẩu, tác động có thể theo hướng bất lợi. Nhiều mặt hàng như máy giặt, thiết bị điện tử tiêu dùng và ôtô dùng nguồn cung hai kim loại này từ nước ngoài, nên chi phí có thể tăng. Kể cả không mua xe mới, người Mỹ cũng có thể tốn kém hơn khi sửa chữa ôtô có linh kiện làm từ thép hoặc nhôm nhập khẩu.

Các chuyên gia còn cảnh báo tăng thuế các vật liệu này có thể đẩy giá thực phẩm tăng, bởi chúng cũng được dùng rộng rãi trong bao bì thực phẩm. Ngoài ra, thuế với thép và nhôm còn ảnh hưởng đến ngành xây dựng, giao thông vận tải, do nhiều vật liệu chủ chốt được sản xuất từ hai kim loại này.

Ông Josh Spoores, Trưởng bộ phận phân tích ngành thép khu vực châu Mỹ tại Công ty tư vấn CRU chỉ ra rằng Mỹ là nước nhập khẩu ròng thép để đáp ứng đủ nhu cầu. "Biện pháp tăng thuế này sẽ không ngăn được thép nhập khẩu, khiến các doanh nghiệp tiêu thụ thép chứng kiến giá tăng lên", ông phân tích.

Nếu hàng nước ngoài trở nên kém cạnh tranh vì thuế quan, các nhà sản xuất thép và nhôm Mỹ có lợi thế để tăng giá. Do đó, ngay cả những công ty không mua hàng nước ngoài này cũng có thể tốn kém hơn với nguồn cung nội địa, theo AP.

Giá thép đã tăng 16% kể từ khi ông Trump trở thành tổng thống giữa tháng 1. Tính đến cuối tháng 3, mỗi tấn thép khoảng 984 USD, cao hơn đáng kể so với ở châu Âu (690 USD) hoặc Trung Quốc (392 USD), theo Bộ Thương mại Mỹ.

Phiên An (theo AP, Reuters)

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/nganh-cong-nghiep-thep-nhom-my-co-cat-canh-nho-muc-thue-50-4895046.html
Tags: thuế thép thép nhập khẩu thép Mỹ ông Trump thuế quan nhôm nhập khẩu nhôm kinh tế Mỹ

Tin cùng chuyên mục

Người Mỹ sắp đối mặt mùa mua sắm cuối năm đắt đỏ, ít lựa chọn

Người Mỹ sắp đối mặt mùa mua sắm cuối năm đắt đỏ, ít lựa chọn

Các nhà bán lẻ cảnh báo mùa mua sắm cuối năm sẽ ít mẫu mã và giá cao do khó lên kế hoạch nhập hàng khi thuế quan biến động.

'Startup nên hỏi doanh nghiệp cần gì để khởi nghiệp AI'

'Startup nên hỏi doanh nghiệp cần gì để khởi nghiệp AI'

Chuyên gia khuyên startup AI tiếp cận doanh nghiệp để nhận giải bài toán thực tế, vừa tạo doanh thu sớm, vừa hiểu rõ nhu cầu thị trường.

Bộ Tài chính: Cần lộ trình để áp thuế 20% trên lãi chuyển nhượng nhà đất

Bộ Tài chính: Cần lộ trình để áp thuế 20% trên lãi chuyển nhượng nhà đất

Việc thu thuế theo phương pháp 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản cần có lộ trình phù hợp, đồng bộ với các chính sách về đất đai, nhà ở, theo Bộ Tài chính.

VPBank lãi kỷ lục trong quý II

VPBank lãi kỷ lục trong quý II

VPBank lãi trước thuế 6.215 tỷ đồng, tăng 38,3% so với cùng kỳ năm ngoái, cao nhất từ trước đến nay.

Trung Quốc tăng mua tôm Việt

Trung Quốc tăng mua tôm Việt

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng 80% nửa đầu năm nay, thị trường lần đầu vượt Mỹ trong bối cảnh thuế siết chặt.

TP HCM tạo 'đường đua' đổi mới sáng tạo

TP HCM tạo 'đường đua' đổi mới sáng tạo

TP HCM kêu gọi doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức tham gia phong trào đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực, giai đoạn 2025-2030.

Cadivi chú trọng giải pháp xanh trong sản xuất dây cáp điện

Cadivi chú trọng giải pháp xanh trong sản xuất dây cáp điện

Cadivi mang đến loạt giải pháp dây cáp điện thân thiện môi trường, tích hợp công nghệ xanh tại triển lãm Vietnam ETE & Greenergy Expo 2025, ngày 16-18/7.

Công ty bán vàng mã lãi cao nhất gần hai năm

Công ty bán vàng mã lãi cao nhất gần hai năm

Yfatuf - doanh nghiệp duy nhất trên sàn bán vàng mã - báo lãi gần 17 tỷ đồng, tăng hơn 5 lần và đạt mức cao nhất gần hai năm qua.

Người trúng Jackpot kỷ lục nói 'chưa có kế hoạch' dùng 345 tỷ đồng

Người trúng Jackpot kỷ lục nói 'chưa có kế hoạch' dùng 345 tỷ đồng

10 ngày sau khi trúng Jackpot kỷ lục, người đàn ông ở quận 12 (cũ) đến Vietlott nhận giải và cho biết chưa có kế hoạch sử dụng số tiền này.

AM Best xếp hạng năng lực tài chính Bảo hiểm MIC mức tốt

AM Best xếp hạng năng lực tài chính Bảo hiểm MIC mức tốt

Bảo hiểm MIC được AM Best xếp hạng năng lực tài chính mức B++, tín nhiệm phát hành dài hạn mức bbb.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies