Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Kinh doanh
Thứ hai, 28/7/2025 | 11:17 GMT+7

Mỹ - Trung Quốc bắt đầu vòng đàm phán thương mại thứ ba

Ngày 28/7, quan chức cấp cao Mỹ và Trung Quốc sẽ gặp nhau tại Stockholm (Thụy Điển) để tiếp tục giải quyết các tranh chấp về thương mại.

Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh hạn chót 12/8 đến gần. Đầu tháng 5, hai bên đã thống nhất giảm mạnh thuế nhập khẩu trong 90 ngày. Một tháng sau, họ đạt thỏa thuận khung.

Tuy nhiên, nếu không đạt thỏa thuận chi tiết trước hạn chót này, chuỗi cung ứng toàn cầu có thể lại đối mặt với biến động, khi thuế nhập khẩu hai nước áp lên nhau trước đó đều trên hơn 100%.

Cờ Mỹ và Trung Quốc tại bàn đàm phán hồi tháng 5 ở Geneva. Ảnh: Reuters

Vòng đàm phán của Mỹ và Trung Quốc diễn ra ngay sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đạt thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu (EU). Theo đó, Mỹ chấp thuận giảm thuế về 15% với hàng xuất khẩu của EU. Đổi lại, châu Âu đồng ý mua 750 tỷ USD sản phẩm năng lượng, đầu tư 600 tỷ USD vào nước này và mua thêm thiết bị quân sự Mỹ.

Giới phân tích không kỳ vọng đàm phán Mỹ - Trung Quốc đạt đột phá tương tự. Tuy nhiên, họ cho rằng hai nước sẽ tiếp tục hoãn áp thuế và giảm kiểm soát xuất khẩu. Việc này sẽ tạo tiền đề cho khả năng ông Trump gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11.

"Chúng tôi đã tiến rất gần thỏa thuận với Trung Quốc. Hãy chờ xem việc đó sẽ diễn ra như thế nào", ông Trump trả lời báo giới trước khi cuộc gặp với Chủ tịch Liên minh châu Âu (EC) Ursula Von der Leyen diễn ra.

Đến nay, hai vòng đàm phán tại Geneva và London đã giúp hạ đáng kể thuế nhập khẩu mà Washington và Bắc Kinh áp lên nhau. Dòng chảy đất hiếm, chip AI và nhiều hàng hóa khác giữa hai nước cũng được khôi phục.

Tuy nhiên, các vấn đề kinh tế quy mô lớn hơn vẫn chưa được giải quyết. Mỹ phàn nàn mô hình xuất khẩu của Trung Quốc đang nhấn chìm thế giới bằng sản phẩm giá rẻ. Trong khi đó, Bắc Kinh cho rằng Washington siết xuất khẩu sản phẩm công nghệ, với lý do bảo vệ an ninh quốc gia, để kìm hãm tăng trưởng kinh tế của họ.

"Stockholm vì thế sẽ là vòng đàm phán thương mại có ý nghĩa đầu tiên với Mỹ và Trung Quốc", Bo Zhengyuan tại hãng tư vấn Plenum cho biết.

Các nhà phân tích đều cho rằng so với các đối tác khác, đàm phán với Trung Quốc phức tạp và cần nhiều thời gian hơn. Nước này hiện kiểm soát nguồn cung đất hiếm và nam châm đất hiếm toàn cầu - loại vật liệu cần thiết cho nhiều ngành, từ thiết bị quân sự đến công nghiệp ôtô.

Tổng thống Trump từng cho biết sẽ sớm quyết định có thăm Trung Quốc để giải quyết căng thẳng thương mại hay không. "Cuộc gặp tại Stockholm là cơ hội để đặt nền móng cho chuyến thăm này", Wendy Cutler - Phó giám đốc Viện Chính sách Xã hội Châu Á cho biết.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cũng cho biết muốn kéo dài hạn chót qua ngày 12/8 để ngăn thuế nhập khẩu quay về mức 145% với hàng Trung Quốc và hàng Mỹ là 125%.

Dù vậy, Trung Quốc nhiều khả năng yêu cầu Mỹ giảm thêm các tầng thuế chồng chéo hiện cộng dồn lên đến 55% với hầu hết hàng hóa. Bắc Kinh cũng muốn Washington nới lỏng kiểm soát xuất khẩu đồ công nghệ cao, cho rằng việc này sẽ giúp giảm thâm hụt thương mại.

Trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump, hầu hết hàng hóa công nghiệp của Trung Quốc chịu thuế nhập khẩu 25% khi vào Mỹ. Đến nhiệm kỳ này, họ chịu thêm mức thuế 20% vì chưa kiểm soát được hoạt động buôn bán fentanyl vào Mỹ, đồng thời gánh thêm 10% thuế đối ứng như các đối tác thương mại khác.

Ông Bessent nói rằng sẽ thảo luận với giới chức Trung Quốc về việc nước này cần tái cân bằng nền kinh tế, chuyển từ phụ thuộc vào xuất khẩu sang thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này đòi hỏi Bắc Kinh giải quyết cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài và tăng an sinh xã hội để khuyến khích chi tiêu.

Michael Froman, cựu Đại diện Thương mại Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama, cho biết việc này là mục tiêu của giới chức Mỹ suốt hai thập kỷ. "Liệu Mỹ có thể dùng thuế để buộc Trung Quốc thay đổi chiến lược kinh tế một cách căn bản không? Hãy chờ xem", ông nói.

Hà Thu (theo Reuters)

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/my-trung-quoc-bat-dau-vong-dam-phan-thuong-mai-thu-ba-4919663.html
Tags: Trung Quốc Mỹ kinh tế Mỹ kinh tế Trung Quốc Donald Trump thuế nhập khẩu đàm phán thương mại

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất thí điểm mô hình ngân hàng năng lượng quốc gia

Đề xuất thí điểm mô hình ngân hàng năng lượng quốc gia

Chuyên gia Ngô Trí Long đề xuất thành lập một ngân hàng chuyên trách để đáp ứng nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, giúp Việt Nam đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào 2050.

Thỏa thuận thương mại phơi bày hạn chế của châu Âu

Thỏa thuận thương mại phơi bày hạn chế của châu Âu

Châu Âu không có nhiều lợi thế trước Mỹ như họ nghĩ, khiến khối này cuối cùng phải chấp nhận thỏa thuận nghiêng về phía Washington nhiều hơn.

Masan giảm hàng trăm tỷ đồng doanh thu vì quy định thuế mới

Masan giảm hàng trăm tỷ đồng doanh thu vì quy định thuế mới

Masan ước tính quy định thuế mới làm các nhà bán lẻ giảm tồn kho khiến công ty con về hàng tiêu dùng sụt 600-800 tỷ đồng doanh thu quý II.

Doanh nghiệp Việt có dự án đạt giải thưởng kiến trúc châu Á 2025

Doanh nghiệp Việt có dự án đạt giải thưởng kiến trúc châu Á 2025

Prestige với dự án Zen The MarQ được vinh danh hạng mục ý tưởng thiết kế nội thất - Best Conceptual Interior Design tại giải thưởng kiến trúc châu Á AADA 2025.

Loạt hoạt động 'Sống đầy chất tôi' của FWD tại Hà Nội

Loạt hoạt động 'Sống đầy chất tôi' của FWD tại Hà Nội

FWD tổ chức "Ngày hội Sống đầy chất tôi" với nhiều hoạt động như vẽ túi tote, trò chơi 3D, âm nhạc cộng đồng… thu hút đông đảo người dân Hà Nội trong tháng 7.

Chuyên gia đưa giải pháp cho doanh nghiệp tại hội thảo Fintech 2025

Chuyên gia đưa giải pháp cho doanh nghiệp tại hội thảo Fintech 2025

Chuyên gia đề xuất loạt giải pháp công nghệ, dữ liệu và đào tạo nhân lực nhằm thúc đẩy tài chính số cho doanh nghiệp tại hội thảo "Fintech 2025", ngày 26/7.

HDBank vào Top 5 quản trị chuẩn mực ASEAN 2025

HDBank vào Top 5 quản trị chuẩn mực ASEAN 2025

HDbank tuân thủ chuẩn mực quản trị, minh bạch, hiệu quả và phát triển bền vững, làm nền tảng cho chiến lược hội nhập quốc tế, được vinh danh tại ASEAN Corporate Governance Awards 2025.

'Chứng khoán cần thu hút nhà đầu tư tổ chức'

'Chứng khoán cần thu hút nhà đầu tư tổ chức'

Để phát triển thị trường sau 25 năm hoạt động, Ủy ban Chứng khoán nhấn mạnh mục tiêu thu hút nhà đầu tư tổ chức để cân bằng với cá nhân.

Startup AI Việt hút đầu tư triệu USD

Startup AI Việt hút đầu tư triệu USD

AI Hay được rót 10 triệu USD còn Filum AI nhận 1 triệu USD - những con số kỷ lục từ 2020 đến nay, giúp Việt Nam trở thành "ngôi sao đang lên" trong lĩnh vực AI.

CEO đứng sau IPO tỷ USD của Thái Lan vào HĐQT F88

CEO đứng sau IPO tỷ USD của Thái Lan vào HĐQT F88

F88 bổ nhiệm ông Piyasak Ukritnukun - CEO của Công ty tài chính Ngern Tid Lor, Thái Lan, vào vị trí thành viên HĐQT độc lập.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies