Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Kinh doanh
Thứ ba, 10/6/2025 | 13:41 GMT+7

Cách Mỹ biến nước thải thành nước uống

Khi bạn giật bồn cầu ở California, nước thải qua xử lý không chỉ được dùng làm băng ở sân trượt, tưới cây, mà còn trở thành nước uống.

Bồn chứa nước thải tại Hệ thống Bổ sung Nước ngầm quận Cam (California) có màu xanh ngọc. Đây là nước đã qua xử lý thứ cấp, sẽ qua các công đoạn để trở thành nước uống sau chưa đầy một giờ.

Nước quá quý giá tại California, bang từng trải qua hai đợt hạn hán cùng cực những năm 2012-2016 và 2020-2023. Đồng cỏ khô khốc, gia súc chết, việc tiết kiệm nước trở thành chế tài, nhiều nơi phạt tới 10.000 USD nếu người dân dùng nước tưới cỏ sân vườn.

Một nông dân ở Santa Paula bên con bò đã chết bởi hạn hán khắc nghiệt, tháng 2/2014. Ảnh: LATimes

Bên cạnh tiết kiệm nước, các hoạt động tuần hoàn nước như thu gom nước mưa, tái chế nước thải đều được tận dụng triệt để. "Mọi thứ đều phải được thu hồi và tái chế", Denis R. Bilodeau, Chủ tịch Thủy cục quận Cam, nói.

Tái sử dụng nước thải thành nước uống là giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước, nhằm thích ứng với diễn biến thời tiết cực đoan gây ra bởi biến đổi khí hậu. Hoạt động này gồm hai hình thức là tái sử dụng trực tiếp (Direct Potable Reuse – DPR) và gián tiếp (Indirect Potable Reuse – IPR).

Với mô hình tái sử dụng trực tiếp, nước thải sau xử lý được đưa vào nhà máy xử lý nước uống hoặc vào hệ thống phân phối. Với mô hình gián tiếp, nước sau xử lý sẽ qua một "bộ đệm", đưa trở lại vào nguồn nước tự nhiên như tầng chứa nước ngầm hoặc sông, hồ, trước khi đến vòi nhà dân.

Hệ thống Bổ sung Nước ngầm quận Cam (California) vận hành từ năm 2008, vốn đầu tư 900 triệu USD. Đây là cơ sở tái chế nước thải IPR lớn nhất thế giới, có công suất 130 triệu gallon nước (tương đương 492 triệu lít) mỗi ngày. Nước thải sẽ được xử lý qua ba bước, gồm lọc vi mô, thẩm thấu ngược và lọc bằng tia cực tím.

Mô hình nước được xử lý theo ba cấp độ, từ phải sang trái: Thẩm thấu ngược, lọc cho hệ thống tái chế, lọc vi mô-thẩm thấu ngược sau đó lọc qua tia cực tím, 14/4/2023. Ảnh: OC Register

Bên cạnh vốn đầu tư lớn, nhược điểm của công nghệ này là tốn năng lượng và nhân công. Ví dụ, với mô hình xử lý gián tiếp, Hệ thống xử lý nước quận Cam đang phải trả 2,5 triệu USD hóa đơn tiền điện hàng tháng, trong khi cần 26 người vận hành.

Khách đến tham quan nhà máy này đều được mời uống nước sau xử lý tại vòi. Nhưng thực tế, với mô hình gián tiếp, nước sau xử lý sẽ được đưa trở lại cho hệ thống sông ngòi trước khi đến vòi nước nhà dân. Tuy nhiên, tình trạng hạn hán khắc nghiệt và biến đổi khí hậu đang thúc đẩy các thành phố cân nhắc sử dụng nước thải tái chế để làm nước uống theo hướng trực tiếp (DPR).

Israel, Singapore và Kuwait đã thực hiện điều này. Cuối năm ngoái, California đã cho phép nước thải từ cống, nhà vệ sinh được tái chế thành nước uống theo mô hình trực tiếp, tạo bước ngoặt cho hoạt động tái chế nước thải tại bang. Các nhà chức trách cũng đã thảo luận hơn một thập kỷ để đưa ra hàng chục trang tiêu chí cho loại nước uống này.

Thực tế, giải pháp tái sử dụng nước thải thành nước uống được cân lên đặt xuống nhiều thập kỷ bởi rào cản tâm lý "uống nước từ bồn cầu" nhiều hơn là rào cản công nghệ. Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy 13% người trưởng thành tại Mỹ từ chối uống thử nước thải sau xử lý.

Thời điểm trên, California đang trải qua năm thứ tư trong đợt hạn hán lịch sử 2012 - 2016. Hệ thống Bổ sung Nước ngầm quận Cam khi ấy mới mở rộng công suất lên 100 triệu gallon mỗi ngày (tương đương 378 triệu lít). Việc trung hòa nước thải sau xử lý với nước sông, rồi mới cấp trở lại vòi nước nhà dân, khiến công chúng dễ chấp nhận hơn.

35.000 màng thẩm thấu ngược tại Hệ thống Bổ sung Nước ngầm quận Cam, California, Mỹ, 14/4/2023. Ảnh: OC Register

Dự án tương tự tại Los Angeles, thành phố lớn nhất của California, thì không được may mắn như vậy. Dự án xử lý nước thải thành nước uống gián tiếp của thành phố bị dừng lại từ năm 1990, khi thành phố đã xây dựng một phần cơ sở hạ tầng gồm đường ống và trạm bơm. Cuối năm ngoái, sau thành công từ quận Cam, thành phố thông báo tái khởi động dự án sau hơn ba thập kỷ, với công suất 20 triệu gallon mỗi ngày (gần 76 triệu lít), dự kiến hoàn thành năm 2027.

Việc chậm chân so với quận Cam khiến Los Angeles phải nhập khẩu gần 90% lượng nước, từ Đông Sierra, đồng bằng sông Sacramento-San Joaquin và sông Colorado. Lý do chững lại được "đổ tội" một phần cho báo chí, bởi những dòng title "dự án từ bồn cầu tới vòi nước".

Paul Slovic, Giáo sư tâm lý học tại Đại học Oregon, phân tích trên New York Times rằng mọi người có xu hướng đánh giá rủi ro theo cảm tính. Trong khi đó, cụm từ mang tính thương hiệu của giải pháp này - "từ bồn cầu đến vòi nước" - có thể làm giảm giá trị của những nội dung phân tích nghiêm túc.

Khẩu hiệu mà Hệ thống Bổ sung Nước ngầm quận Cam sử dụng hiện nay là "có vị như nước ... bởi nó là nước". "Nhiều người tưởng rằng nước tái chế có vị khác hoặc giống thứ gì đó. Chúng tôi đang cố gắng chứng minh cho họ một cách khoa học rằng nước chỉ là nước", Mehul Patel, Giám đốc hoạt động tại Thủy cục quận Cam, phụ trách giám sát cơ sở trên, nói.

Rào cản tâm lý là thách thức lớn nhất với các dự án tái chế nước thải thành nước uống. Tại nhà máy quận Cam, các tour tham quan được tổ chức thường xuyên hướng tới giới truyền thông, nhà khoa học, các nhà lãnh đạo cộng đồng cũng như học sinh, sinh viên.

Bên cạnh đó, nhiều nhà khoa học cung cấp phân tích chuyên sâu, đồng thời uống nước tại vòi của nhà máy xử lý nước thải. "Tôi sẽ không ngần ngại uống nước này cả đời", Daniel McCurry, Phó giáo sư về kỹ thuật dân dụng và môi trường tại Đại học Nam California, nói. Các quan chức, viên chức bang, quận, cũng thường xuyên thể hiện hình ảnh uống nước xử lý tại nhà máy này, củng cố niềm tin trong dân chúng.

Cathy Green, cựu Chủ tịch của Thủy cục quận Cam, ở giữa, cùng các viên chức khác uống nước tái chế tại Hệ thống Bổ sung Nước ngầm quận Cam, Fountain Valley, California, Mỹ, 14/4/2023. Ảnh: OC Register

Joaquin Esquivel, Chủ tịch Hội đồng kiểm soát tài nguyên nước của California, nói trên thực tế, rất nhiều người dân đã uống loại nước "từ bồn cầu đến vòi". Bởi hầu hết nhà máy xử lý nước thải đưa nước đã xử lý hòa vào sông, suối.

"Tất cả nước đều được tái chế. Điểm quan trọng ở đây là các tiêu chuẩn, khoa học, và nhất là hoạt động giám sát, để chúng ta tin tưởng đó là nước tinh khiết", ông nói.

Cùng với việc California thông qua quy định xử lý nước thải thành nước uống, nhiều bang và thành phố cũng đang triển khai hoặc cân nhắc quy định trên một cách tham vọng hơn. Los Angeles đặt mục tiêu tái chế 100% nước thải vào năm 2035, họ đang cân nhắc một dự án tái chế nước để uống tiếp theo, có thể theo mô hình DPR, với vốn đầu tư khoảng 8 tỷ USD. Các dự án tương tự cũng đang hình thành tại bang Utah, Texas và Colorado.

Trong khi đó, một sáng kiến được trông đợi khác - tái sử dụng nước biển thành nước uống – ngốn chi phí hơn. Ví dụ với quy trình khử muối, chi phí năng lượng khi tái chế nước từ đại dương sẽ tốn gấp đôi.

Bảo Bảo (theo The Guardian, CalMatters, New York Times)

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/cach-my-bien-nuoc-thai-thanh-nuoc-uong-4896491.html
Tags: California tái chế nước thải thành nước uống

Tin cùng chuyên mục

'Lãi chứng khoán mới nộp thuế là công bằng nhưng mức 20% lại khá cao'

'Lãi chứng khoán mới nộp thuế là công bằng nhưng mức 20% lại khá cao'

Đề xuất áp thuế trên lãi bán chứng khoán thay vì được đánh giá là công bằng nhưng mức thuế suất 20% lại cao hơn nhiều nước đang áp dụng.

Nhà đầu tư nên làm gì nếu 'lỡ sóng' tăng của chứng khoán?

Nhà đầu tư nên làm gì nếu 'lỡ sóng' tăng của chứng khoán?

Một số chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư đang giữ tiền mặt kiên nhẫn chờ các nhịp điều chỉnh để giải ngân vào giá tốt hơn, hạn chế mua đuổi lúc này.

Những điểm mới trong luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2025

Những điểm mới trong luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2025

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2025 mở rộng đối tượng đóng thuế, bổ sung quy định thu nhập chịu thuế, ưu đãi thuế linh hoạt... hơn so với luật hiện hành.

Lãnh đạo Cần Thơ đối thoại gỡ vướng thủ tục cho doanh nghiệp

Lãnh đạo Cần Thơ đối thoại gỡ vướng thủ tục cho doanh nghiệp

Công ty TNHH Vinataba - Philip Morris đăng ký mở rộng sản xuất nhưng hơn 10 năm chưa được thuê đất do vướng thủ tục và được lãnh đạo Cần Thơ hứa sớm giải quyết.

IFC đầu tư 500 tỷ đồng vào công ty thu phí không dừng

IFC đầu tư 500 tỷ đồng vào công ty thu phí không dừng

IFC - một thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank) - sẽ đầu tư 500 tỷ đồng vào VETC, đơn vị vận hành hệ thống thu phí không dừng.

Đề xuất dùng bao bì đã in địa chỉ cũ đến hết năm

Đề xuất dùng bao bì đã in địa chỉ cũ đến hết năm

Doanh nghiệp muốn được dùng bao bì đã in địa chỉ cũ đến hết năm để tiết kiệm và khớp với giấy phép kinh doanh chưa cập nhật.

Ba thành phố lớn thí điểm bán xăng E10 từ 1/8

Ba thành phố lớn thí điểm bán xăng E10 từ 1/8

Từ 1/8, TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng sẽ thí điểm bán xăng E10 - loại nhiên liệu sinh học pha 10% ethanol vào xăng khoáng.

VietinBank tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân

VietinBank tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân

VietinBank sẽ tự động cập nhật mã số thuế cá nhân và hộ kinh doanh cho khách hàng dựa trên mã định danh cá nhân, bắt đầu từ tháng 7.

Nhựa Bình Minh lãi kỷ lục

Nhựa Bình Minh lãi kỷ lục

Doanh thu bán hàng cải thiện, biên lợi nhuận gộp tăng lên 47% giúp Nhựa Bình Minh lãi sau thuế gần 330 tỷ trong quý II, mức cao kỷ lục.

Thủ tướng: Xử lý vướng mắc các dự án điện tái tạo trước 25/7

Thủ tướng: Xử lý vướng mắc các dự án điện tái tạo trước 25/7

Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành, địa phương và EVN khẩn trương tháo gỡ cho các dự án điện gió, mặt trời còn tồn đọng.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies