Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Giáo dục
Thứ hai, 28/7/2025 | 00:02 GMT+7

Ngành vũ trụ, vệ tinh học gì, ra trường làm ở đâu?

Ngành Khoa học vũ trụ và Công nghệ vệ tinh không hề "xa vời", mà gần gũi đời sống, kỹ sư tốt nghiệp nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực công nghệ không gian, dữ liệu lớn, đô thị thông minh....

Đây là nhận định của TS Tống Sĩ Sơn, Phó trưởng khoa Vũ trụ và Ứng dụng, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), về ngành Khoa học vũ trụ và Công nghệ vệ tinh.

Tại USTH, ngành này có từ năm 2012, xuất phát từ tầm nhìn chiến lược, khi Việt Nam cần làm chủ các công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ vũ trụ, để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quản lý tài nguyên, giám sát thiên tai và biến đổi khí hậu, cũng như đảm bảo an ninh quốc phòng trong dài hạn.

Ngoài trường này, chỉ có trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP HCM đào tạo cùng mã ngành, nhưng tên là Kỹ thuật không gian. Chương trình nằm trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ vệ tinh, bao gồm xử lý và phân tích tín hiệu, hình ảnh vệ tinh, công nghệ viễn thám và định vị vệ tinh.

Ông Sơn cho biết khi nghe tên ngành liên quan đến vũ trụ, vệ tinh, nhiều người bày tỏ ngành học "xa vời", chỉ dành cho những "thiên tài Toán - Lý" hoặc chỉ có ý nghĩa ở tầm vĩ mô.

Thực tế, Khoa học vũ trụ ngày nay không còn là lĩnh vực dành riêng cho các cường quốc hay giới chuyên gia hàn lâm. Rất nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đã và đang làm chủ các công nghệ vệ tinh, trạm mặt đất, ứng dụng viễn thám cho nông nghiệp, mô hình hóa khí quyển và môi trường, quản lý đô thị, phòng chống thiên tai...

Ví dụ, Việt Nam có vệ tinh VNRedsat-1 cho quan trắc trái đất từ năm 2013 và vẫn đang vận hành trên quỹ đạo. Vài tháng nữa, Việt Nam sẽ phóng vệ tinh Radar đầu tiên, được phát triển bởi Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC).

Khoa học vũ trụ hiện diện trong các hoạt động thường nhật như: tìm đường trên điện thoại, dự báo thời tiết, theo dõi ngập lụt, cháy rừng, quy hoạch sử dụng đất, đánh giá tốc độ sụt lún đô thị, xói lở bờ sông, biển, đến quan trắc chất lượng không khí, giám sát biến đổi khí hậu, cứu hộ, cứu nạn...

"Tôi thường nói với sinh viên Khoa học vũ trụ và Công nghệ vệ tinh không ở xa trên trời. Nó nằm ngay trong túi áo bạn, dưới dạng các ứng dụng bản đồ, tìm đường hoặc ảnh vệ tinh giúp xác định vị trí các đối tượng xuất hiện trên mặt đất", ông Sơn nói. "Đây là ngành học rất sát sườn, đầy tiềm năng, rất cần sự tham gia của thế hệ trẻ".

Sinh viên ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh tại USTH. Ảnh: USTH

Chương trình học

Chương trình đào tạo tại USTH theo tiến trình Bologna của châu Âu, kéo dài ba năm, hoàn toàn bằng tiếng Anh, học phí khoảng 79 triệu đồng một năm. Sinh viên được trang bị kiến thức nền tảng về Vật lý, Toán, Lập trình, Điện - điện tử, trước khi đi sâu vào các học phần chuyên ngành như:

- Vật lý thiên văn hiện đại.

- Cơ học quỹ đạo, động lực học và điều khiển vệ tinh.

- Thiết kế và chế tạo vệ tinh nhỏ.

- Cảm biến viễn thám.

- Xử lý ảnh vệ tinh, phân tích dữ liệu không gian.

- Ứng dụng viễn thám và GIS trong quan trắc môi trường, nông nghiệp, đô thị.

- Hệ thống định vị toàn cầu (GNSS).

- Trạm mặt đất và truyền thông vệ tinh.

Trong quá trình học, sinh viên có cơ hội tham gia vào các dự án nghiên cứu, thực tập ở các cơ sở như Đài thiên văn Paris (PSL), Đại học Paris-Est Créteil (UPEC), Paris Cité, Trung tâm Nghiên cứu Vũ trụ quốc gia Pháp (CNES), Trung tâm Vũ trụ Quốc gia, các doanh nghiệp như Viettel, Vegastar.

Tại trường Đại học Quốc tế, ngành Kỹ thuật không gian học trong 4 năm. Học phí dự kiến năm tới khoảng 60 triệu đồng. Chương trình cung cấp kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về ứng dụng của công nghệ vệ tinh, bao gồm công nghệ viễn thám và công nghệ định vị; lập trình cho thiết bị di động; phân tích và ứng dụng dữ liệu lớn; xử lý tín hiệu và xử lý ảnh.

Sinh viên cũng được chú trọng các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, thuyết trình khoa học, viết báo cáo nghiên cứu, và tư duy phản biện.

Với chương trình như trên, hai trường đều lấy Toán là môn chung ở các tổ hợp xét tuyển. Các môn còn lại thường là Lý, Hóa, Tiếng Anh, Tin học.

Vị trí việc làm

Sinh viên tốt nghiệp ngành học về vũ trụ, vệ tinh không chỉ làm việc gói gọn trong lĩnh vực vũ trụ, mà còn mở rộng ra các ngành đang phát triển mạnh như công nghệ không gian, dữ liệu lớn, đô thị thông minh và biến đổi khí hậu, theo TS Tống Sĩ Sơn.

Cụ thể, sinh viên có thể làm việc ở những tổ chức sau:

- Các đơn vị nghiên cứu, giảng dạy như VNSC, Viện Các Khoa học Trái Đất, Cục Viễn thám quốc gia, các trường đại học.

- Các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường, phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn, an ninh quốc phòng.

- Các doanh nghiệp công nghệ cao, viễn thông như Viettel, VNPT, FPT, Vegastar; các công ty startup về dữ liệu không gian, ứng dụng ảnh vệ tinh, bản đồ số, quan trắc và theo dõi môi trường.

- Các tổ chức quốc tế, dự án quốc tế có sử dụng dữ liệu vệ tinh phục vụ mục tiêu phát triển bền vững, như IUCN, WCS, Birdlife, UNDP, ADB, JICA,

Nhu cầu nhân lực

Nhu cầu nhân lực tại Việt Nam đang tăng rất nhanh, theo ông Sơn. Điều này xuất phát từ hai yếu tố chính.

Một là dựa trên chiến lược quốc gia phát triển công nghệ vũ trụ mà thành tựu ban đầu là các vệ tinh VNREDSat, NanoDragon, MicroDragon, sắp tới là LOTUSat. Điều này đòi hỏi nguồn nhân lực để vận hành, phân tích và ứng dụng dữ liệu. Một giảng viên trường Đại học Quốc tế nhận định tương tự.

Hai là theo xu hướng ứng dụng dữ liệu vệ tinh và công nghệ không gian trong nhiều ngành kinh tế - xã hội, từ quản lý đất đai, quy hoạch đô thị, nông nghiệp chính xác đến phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu.

"Nhu cầu này không chỉ đến từ khu vực nhà nước mà còn từ doanh nghiệp công nghệ, viễn thông, bản đồ số, AI, logistics, và cả các startup đang phát triển ứng dụng trên nền dữ liệu không gian", ông Sơn nói.

Sinh viên tốt nghiệp ngành này rất dễ tìm việc đúng chuyên môn hoặc chuyển sang lĩnh vực gần như xử lý dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), GIS - vốn cũng đang thiếu người.

Theo khảo sát đến năm 2024 với 4 khóa tốt nghiệp, công bố trên website của trường Đại học Quốc tế, khoảng 50% kỹ sư tốt nghiệp đảm nhận việc xử lý và phân tích dữ liệu tại các doanh nghiệp như FPT, TMA Solutions, Bosch với mức lương 30-35 triệu đồng/tháng. Còn lại nhận mức lương 15-30 triệu.

Rất nhiều sinh viên học lên thạc sĩ, tiến sĩ ở châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc - những nơi đã hợp tác lâu dài với Việt Nam trong lĩnh vực vũ trụ.

Dương Tâm

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/nganh-vu-tru-ve-tinh-hoc-gi-ra-truong-lam-o-dau-4912136.html
Tags: Đại học Quốc tế TP HCM USTH Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội vệ tinh khoa học vũ trụ khcn tuyển sinh đại học 2025

Tin cùng chuyên mục

8 đại học công bố công cụ quy đổi điểm xét tuyển

8 đại học công bố công cụ quy đổi điểm xét tuyển

Ít nhất 8 trường xây dựng công cụ quy đổi điểm tự động giữa các phương thức, nên thí sinh không phải tính toán.

Chọn TMU hay PTIT để học Công nghệ tài chính?

Chọn TMU hay PTIT để học Công nghệ tài chính?

Con tôi muốn học Công nghệ Tài chính (Fintech) nhưng chưa biết chọn Đại học Thương mại (TMU) hay Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT).

Chàng thủ khoa là võ sĩ Taekwondo đai đen

Chàng thủ khoa là võ sĩ Taekwondo đai đen

Đoàn Nguyễn Thắng, thủ khoa khối A00 tỉnh Đồng Nai, không chỉ học giỏi mà còn là võ sĩ Taekwondo đai đen nhất đẳng, từng giành nhiều huy chương ở môn này.

Cú rẽ đưa nam sinh đến học bổng tiến sĩ Khoa học máy tính tại Mỹ

Cú rẽ đưa nam sinh đến học bổng tiến sĩ Khoa học máy tính tại Mỹ

Học chuyên Hóa, Mạnh Dương rẽ hướng sang ngành Trí tuệ nhân tạo, có 7 bài báo khoa học trước khi giành học bổng tiến sĩ Khoa học máy tính tại Mỹ trị giá gần 10 tỷ đồng.

Nam sinh lớp 11 vào top 7 Olympic Sinh học quốc tế

Nam sinh lớp 11 vào top 7 Olympic Sinh học quốc tế

Nguyễn Lương Thái Duy, lớp 11, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, giành huy chương vàng duy nhất cho đoàn Việt Nam tại Olympic Sinh học quốc tế, lọt top 7 trong gần 300 thí sinh.

Đại học Kinh tế TP HCM: học bạ lệch 3,5 điểm với thi tốt nghiệp

Đại học Kinh tế TP HCM: học bạ lệch 3,5 điểm với thi tốt nghiệp

Đại học Kinh tế TP HCM (UEH) xác định điểm chuẩn học bạ sẽ cao hơn điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 khoảng 2,6-3,5 điểm.

Đại học Sài Gòn bỏ xét điểm đánh giá năng lực với 4 ngành

Đại học Sài Gòn bỏ xét điểm đánh giá năng lực với 4 ngành

Trường Đại học Sài Gòn (SGU) bất ngờ thông báo không áp dụng xét điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM với 4 ngành.

Học viện Kỹ thuật quân sự giảm điểm sàn hai ngành hệ dân sự

Học viện Kỹ thuật quân sự giảm điểm sàn hai ngành hệ dân sự

Điểm sàn chương trình đào tạo Thiết kế vi mạch và hệ thống nhúng, Công nghệ bán dẫn và nano của Học viện Kỹ thuật quân sự giảm từ 24 xuống còn 21,35 điểm.

Những lưu ý khi đặt nguyện vọng xét tuyển đại học

Những lưu ý khi đặt nguyện vọng xét tuyển đại học

Thí sinh nên đặt ít nhất khoảng 5 nguyện vọng, chia thành ba nhóm để tăng cơ hội trúng tuyển đại học, theo chuyên gia tuyển sinh.

Chương trình theo chuẩn châu Âu học phí từ 56 triệu đồng của USTH

Chương trình theo chuẩn châu Âu học phí từ 56 triệu đồng của USTH

Sinh viên trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) học chương trình theo tiêu chuẩn châu Âu, bằng tiếng Anh với học phí từ 56 đến 125 triệu đồng.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies