Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Giáo dục
Thứ sáu, 16/5/2025 | 18:01 GMT+7

Khi sân bóng rổ trở thành lớp học kỹ năng của học sinh THPT

Bóng rổ, môn đòi hỏi tư duy chiến thuật, khả năng ra quyết định từ người chơi, đang trở thành môi trường rèn kỹ năng lãnh đạo cho học sinh.

Trong giờ ra chơi, một nam sinh lớp 11 Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (TP HCM) hô lớn: "Lùi về! Kèm trái đi". Không tiếp tục vùi đầu vào sách vở, cậu tham gia một trận bóng rổ nội bộ và đang điều phối chiến thuật phòng ngự. Tố chất thủ lĩnh thể hiện qua từng động tác chỉ tay, hiệu lệnh dứt khoát.

Đội bóng rổ trường Mạc Đĩnh Chi đang tích cực tập luyện chiến thuật, chuẩn bị tham dự Giải Giao hữu Bóng rổ Trẻ VnExpress - Cup Ziaja cuối tháng 5, khi họ sẽ so tài cùng các đội THPT từ Hà Nội.

Giải bóng rổ học đường do VnExpress tổ chức năm 2024. Ảnh: Lâm Thỏa

Với nhiều trường THPT, bóng rổ học đường không còn đơn thuần là hoạt động thể chất, mà dần trở thành lớp học ngoại khóa giúp học sinh rèn phản xạ, giải quyết vấn đề và kỹ năng phối hợp nhóm.

Nguyễn Doãn Thành Đạt, học sinh lớp 12 Trường THCS - THPT Trí Đức (TP HCM), cho biết bóng rổ giúp em kiểm soát cảm xúc trong lúc thi cử hay học tập, nhờ đó đạt danh hiệu học sinh giỏi. "Trước đây, em hay mất bình tĩnh khi thi đấu, dễ đưa ra quyết định sai. Sau nhiều lần cọ xát, em biết giữ bình tĩnh và suy nghĩ kỹ trước khi hành động. Kỹ năng này giúp em không chỉ chơi tốt hơn mà còn giao tiếp hiệu quả hơn ngoài đời", Đạt nói.

Sở hữu chiều cao 1,87 m, Đạt thi đấu ở vị trí trung phong với nhiệm vụ chắn bóng, tranh bóng bật bảng và ghi điểm ở khu vực dưới rổ. Em bắt đầu chơi bóng từ lớp 3 và thi đấu cấp thành phố từ lớp 7. Hiện Đạt sẽ cùng đội Trí Đức tranh tài ở bảng nam Giải Giao hữu Bóng rổ Trẻ VnExpress - Cup Ziaja.

Nói về sự khác biệt giữa lúc thi đấu và đời thường, Đạt chia sẻ: "Trên sân, em hét lớn, gọi chiến thuật, thậm chí góp ý cả trọng tài. Nhưng ngoài đời, em khá rụt rè. Nhờ bóng rổ, em khám phá được phiên bản mạnh mẽ và quyết đoán của chính mình".

Tại Mỹ, Nhật Bản hay Canada, bóng rổ từ lâu đã được lồng ghép vào chương trình giáo dục kỹ năng mềm. Một nghiên cứu của Đại học Illinois (Mỹ) cho thấy học sinh từng tham gia đội bóng rổ có khả năng ra quyết định hiệu quả hơn khi đối mặt môi trường nhiều biến động, so với nhóm không chơi thể thao.

Đội bóng rổ trường THCS - THPT Trí Đức tham gia một giải đấu. Ảnh: CLB Bóng Rổ trường THCS - THPT Trí Đức

Không giống các môn thể thao thiên về sức mạnh, bóng rổ đòi hỏi khả năng đọc trận đấu nhanh, phản xạ linh hoạt và tính toán chiến thuật theo thời gian thực. Một nghiên cứu trên tạp chí Journal of Sport & Exercise Psychology chỉ ra rằng vận động viên bóng rổ trẻ có sự cải thiện rõ rệt trong khả năng kiểm soát cảm xúc và ra quyết định dưới áp lực - hai kỹ năng thiết yếu trong học tập và công việc.

Ngoài yếu tố thể chất, bóng rổ giúp học sinh đưa ra quyết định dựa trên mục tiêu chung, biết lắng nghe đồng đội và tự tin dẫn dắt nhóm. Theo báo cáo của National Federation of State High School Associations (NFHS), hơn 75% học sinh từng làm đội trưởng các đội thể thao trung học có khả năng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo trong học thuật hoặc công việc xã hội sau này.

Thầy Trần Hoàng Tâm, huấn luyện viên đội bóng Trí Đức, nhận thấy học sinh tiến bộ rõ nhất về tư duy và giao tiếp. "Bóng rổ là môn phản ứng nhanh. Các em phải liên tục quan sát, xử lý và ra quyết định trong thời gian ngắn. Tư duy tốt mà không biết giao tiếp cũng vô ích. Truyền tín hiệu sai thời điểm có thể làm rối đội hình hoặc đánh mất cơ hội", thầy Tâm nói.

Thầy nhớ lại một học sinh khóa 2017-2018, ban đầu rất ít nói, thường tách biệt và dễ cáu giận. "Em từng xô xát khi tức giận. Sau khi vào đội bóng, được huấn luyện về giao tiếp và làm việc nhóm, em dần thay đổi. Giờ em có bạn bè, chơi tốt hơn và biết kiểm soát cảm xúc", thầy kể.

Tại Việt Nam, bóng rổ học đường được đẩy mạnh vài năm qua với nhiều giải đấu khuyến khích học sinh tham gia. Giải Giao hữu Bóng rổ Trẻ VnExpress - Cup Ziaja quy tụ 8 đội từ Hà Nội và 8 đội chủ nhà TP HCM, thi đấu song song với hoạt động giao lưu cộng đồng, tạo sân chơi lành mạnh và gắn kết học sinh yêu bóng rổ.

Đồng hành cùng giải là hoạt động School Tour, diễn ra ngày 19 và 20/5 tại cơ sở 3 và cơ sở 1 Trường THPT Trí Đức. Học sinh được giao lưu với các KOL trong lĩnh vực sắc đẹp, vận động viên nổi tiếng và bác sĩ, từ đó tiếp cận kiến thức về chăm sóc sức khỏe và phát triển thể chất tuổi teen.

Hoài Phương

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/khi-san-bong-ro-tro-thanh-lop-hoc-ky-nang-cua-hoc-sinh-thpt-4886247.html
Tags: kỹ năng lãnh đạo bóng rổ học đường học sinh bóng rổ

Tin cùng chuyên mục

Thủ khoa trường chuyên đạt chứng chỉ tiếng Nhật bậc cao từ lớp 5

Thủ khoa trường chuyên đạt chứng chỉ tiếng Nhật bậc cao từ lớp 5

Hà Linh, thủ khoa lớp 10 chuyên tiếng Nhật của Hà Nội, từng đạt chứng chỉ JLPT N2 (N1 cao nhất) với 170/180 điểm ở tuổi 11, được đánh giá là "đặc biệt".

9% sinh viên tốt nghiệp xuất sắc Đại học Sư phạm TP HCM

9% sinh viên tốt nghiệp xuất sắc Đại học Sư phạm TP HCM

315 trong hơn 3.500 sinh viên trường Đại học Sư phạm TP HCM (HCMUE) tốt nghiệp loại xuất sắc, chiếm tỷ lệ 9%.

Nam sinh lớp 12 chia sẻ bí quyết đạt SAT 1600

Nam sinh lớp 12 chia sẻ bí quyết đạt SAT 1600

Lê Khánh Nam, học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa đạt điểm SAT 1600 nhờ ôn luyện theo lộ trình cá nhân tại ETEST, làm quen với cấu trúc đề Digital SAT.

Đỗ 8 đại học Mỹ sau nửa năm làm hồ sơ

Đỗ 8 đại học Mỹ sau nửa năm làm hồ sơ

Với điểm học tập 9,6/10 cùng bài luận kể chuyện thay đổi bản thân, Thành Long đỗ 8 đại học Mỹ, dù có chưa đến nửa năm để làm hồ sơ.

Học phí Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM cao nhất 62 triệu đồng

Học phí Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM cao nhất 62 triệu đồng

Học phí trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM với khóa tuyển sinh 2025 dự kiến là 32,5-62 triệu đồng mỗi năm, tăng hơn 12% so với năm ngoái.

Sinh viên nhận được gì khi học ngành Răng - Hàm - Mặt tại NTTU

Sinh viên nhận được gì khi học ngành Răng - Hàm - Mặt tại NTTU

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (NTTU) đào tạo ngành Răng - Hàm - Mặt với mức học phí khoảng 157 triệu đồng, chính sách học bổng đa dạng và đội ngũ giảng viên đầu ngành.

Trường Đại học FPT mở thêm loạt chuyên ngành mới

Trường Đại học FPT mở thêm loạt chuyên ngành mới

Trường Đại học FPT mở thêm nhiều chuyên ngành mới như Chuyển đổi số, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu, Luật, Công nghệ tài chính… nhằm đón đầu xu hướng thị trường.

Công thức quy đổi điểm chuẩn của Đại học Cần Thơ

Công thức quy đổi điểm chuẩn của Đại học Cần Thơ

Căn cứ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, Đại học Cần Thơ dùng phương pháp bách phân vị và nội suy tuyến tính để quy đổi điểm từng môn trong học bạ và V-SAT.

Việt Nam lần đầu đào tạo thạc sĩ y khoa cho sinh viên nước ngoài

Việt Nam lần đầu đào tạo thạc sĩ y khoa cho sinh viên nước ngoài

Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội mở 4 chương trình thạc sĩ quốc tế y khoa, dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, Ấn Độ là nước đầu tiên gửi sinh viên đến học.

Nữ sinh giành học bổng tiến sĩ Mỹ khi chưa tốt nghiệp đại học

Nữ sinh giành học bổng tiến sĩ Mỹ khi chưa tốt nghiệp đại học

Lê Minh Ngọc giành suất học tập trao đổi ở 3 nước, đỗ học bổng tiến sĩ Hóa học ở Mỹ, trước khi nhận bằng tốt nghiệp xuất sắc trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies