Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Du lịch
Thứ ba, 22/7/2025 | 10:11 GMT+7

Nơi trưng bày hiện vật thời tiền sử được phát hiện từ bãi vàng

Gần 600 đồ đá, gốm từ di chỉ Lung Leng 30.000 năm trước được trưng bày ở Bảo tàng Kon Tum (cũ), chứng minh một vùng đất năng động và rộng mở.

Nằm giữa trung tâm thành phố Kon Tum, Bảo tàng tỉnh Kon Tum (cũ ) - nay là Bảo tàng tỉnh Quảng Ngãi cơ sở 2, không chỉ là nơi lưu giữ đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc Tây Nguyên mà còn là điểm đến hấp dẫn với giới khảo cổ.

Theo Phó Giám đốc Bảo tàng Nguyễn Văn Quang, bảo tàng đang trưng bày 594 hiện vật từ di chỉ Lung Leng với niên đại từ thời đại đá cũ (cách nay 20.000 - 30.000 năm) đến hậu kỳ đá mới và sơ kỳ kim khí (3.000 - 4.000 năm).

Cuốc vai ngang từ thời kỳ đồ đá được khai quật từ làng Lung Leng bên sông Pô Kô. Ảnh: Thảo Vy

Trong số đó, nhóm hiện vật công cụ đá được phân chia theo các thời kỳ phát triển của kỹ thuật chế tác, từ công cụ ghè đẽo thô sơ của thời đá cũ, đến các công cụ có kỹ thuật mài lưỡi ở thời đá giữa, và tiến tới các hiện vật mài toàn thân như cuốc, bôn (giống rìu) răng trâu, rìu đá có vai (tay cầm) ở thời đá mới.

Một nhóm hiện vật khác là các công cụ dùng để chế tác đồ đá - chiếm số lượng lớn trong bộ sưu tập - gồm bàn mài, hòn ghè, hòn nghiền, cưa đá, mũi khoan, cuội hình bánh xe, bánh đà và khuôn đúc rìu, cho thấy dấu vết của hoạt động sản xuất công cụ tại chỗ.

Bên cạnh đó, bảo tàng còn lưu giữ nhiều đồ gốm dùng trong sinh hoạt hàng ngày như bát, đĩa, nồi, chân đèn, bát bồng, bình, vò, cùng với các loại đồ trang sức chế tác từ đá, thạch anh, thổ hoàng và quặng.

Đặc biệt, sưu tập mộ chum, mộ vò cùng với các hiện vật chôn theo được trưng bày trong các hố khai quật mô phỏng, thể hiện rõ nét tập tục mai táng của cư dân cổ ở khu vực này.

Bảo tàng trưng bày hố khai quật mô phỏng về các loại hình mộ và hiện vật chôn theo thể hiện táng tục của cư dân tiền sử được khai quật ở Lung Leng. Ảnh: Thảo Vy

Di chỉ khảo cổ Lung Leng được phát hiện ở ngôi làng cùng tên bên bờ sông Pô Kô. Hồi cuối thập niên 1990, đoạn sông qua làng thu hút nhiều người đến khai thác vàng. Khi đi tìm người làm, các ông chủ phát hiện người dân cất giữ nhiều công cụ bằng đá có hình thù lạ mắt như búa, rìu...nên đã thu mua.

Bước ngoặt đến vào năm 1999, khi ông Nguyễn Ngọc Kim, một tiểu thương tìm đến Bảo tàng tỉnh Kon Tum, đề nghị bán lại hơn 300 hiện vật ông thu mua từ các thợ đãi vàng. Những món đồ của người đàn ông này đã khiến cán bộ bảo tàng ngỡ ngàng. Bảo tàng sau đó đã cử cán bộ đến bãi và tận mắt thấy những dấu vết của tiền nhân hé lộ từ lòng đất.

Tháng 9 cùng năm, Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở Văn hóa Thông tin Kon Tum tổ chức đợt khai quật đầu tiên trên diện tích hơn 100 m2. Đoàn khảo cổ phát hiện hàng trăm di vật đồ đá và gốm.

Tuy nhiên, toàn bộ khu di chỉ rộng tới 15.000 m2, lại nằm trong vùng bán ngập của lòng hồ thủy điện IaLy, nên cần phải tổ chức khai quật quy mô lớn trước khi thủy điện tích nước vào năm 2002 gây ngập toàn bộ.

Thủ tướng sau đó đã có chỉ đạo bảo vệ khẩn cấp di chỉ Lung Leng. Đến giữa 2001, cuộc khai quật quy mô lớn diễn ra với hơn 40 cán bộ chuyên môn và hơn 600 nhân công tham gia. Đợt này, đoàn khảo cổ đã phát hiện và xử lý 20 di tích là các bếp lửa, lò nung; 120 mộ táng; 14.552 công cụ lao động sản xuất như rìu, bôn, cuốc, dao, bàn mài, bàn nghiền, khuôn đúc đồng.

Ngoài ra, các món đồ trang sức gồm vòng tay, vòng đeo tai, chuỗi hạt đeo cổ... cùng hàng trăm đồ gốm và mảnh gốm cũng được tìm thấy.

Khuyên tai, chuỗi hạt, thạch anh từ di chỉ Lung Leng. Ảnh: Thảo Vy

GS Nguyễn Khắc Sử, nguyên trưởng phòng Thời đại đồ đá, Viện Khảo cổ học Việt Nam, nhận định đây là một di chỉ cư trú đặc biệt quan trọng của cư dân tiền sử. Nơi đây không chỉ là nơi sinh sống, mà còn là khu vực chế tác đồ đá, sản xuất gốm, luyện kim và là một khu mộ táng quy mô lớn. Di chỉ thể hiện rõ sự chuyển biến qua các thời kỳ: từ hậu kỳ đá cũ (Pleistocene), hậu kỳ đá mới, sơ kỳ đồng thau cho đến thời đại sắt sớm và cả dấu tích gốm sứ thời kỳ lịch sử.

Ông Nguyễn Khắc Sử cho rằng những gì khai quật được tại Lung Leng không chỉ là "những di vật câm lặng", mà là những thông điệp sống động của tổ tiên, giúp phục dựng bức tranh văn hóa tiền sử vùng Tây Nguyên.

Theo Giáo sư, cư dân tiền sử Lung Leng có mối giao lưu rộng mở với các nhóm cư dân cổ khác ở Việt Nam và Đông Nam Á, nhưng vẫn bảo lưu nét đặc trưng văn hóa riêng.

"Phải nhận rằng đây là một vùng đất đầy năng động, sáng tạo và có mối giao lưu rộng mở. Hiểu sâu kỹ về quá khứ Tây Nguyên sẽ cho chúng ta có cái nhìn thực tế trong chiến lược phát triển kinh tế văn hóa xã hội Tây Nguyên - một vùng đất đầy tiềm năng của Tổ quốc", Giáo sư Nguyễn Khắc Sử viết.

Các em nhỏ đến tham quan Bảo tàng Kon Tum (cũ) - Bảo tàng Quảng Ngãi cơ sở 2. Ảnh: Thảo Vy

Ông Nguyễn Văn Quang cho rằng những hiện vật từ di chỉ Lung Leng, được trưng bày ở bảo tàng là nguồn sử liệu vật chất phong phú và quan trọng góp phần nghiên cứu lịch sử, văn hóa tiền sử ở Kon Tum và khu vực. Những năm qua, cán bộ bảo tàng thường giới thiệu về di chỉ Lung Leng với các em học sinh đến tìm hiểu lịch sử địa phương.

Nhiều du khách cũng bất ngờ với những hiện vật từ Lung Leng. "Trái ngược với định kiến rằng Tây Nguyên là vùng đất khép kín, biệt lập, khi thăm bảo tàng tôi nhận ra vùng đất này sớm có sự phát triển rực rỡ, để lại những hiện vật giá trị chứng minh cho trình độ lao động sản xuất ở nơi này", anh Quang Minh, một du khách từ Quảng Ngãi nói.

Thảo Vy

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/noi-trung-bay-hien-vat-thoi-tien-su-duoc-phat-hien-tu-bai-vang-4916846.html
Tags: Quảng Ngãi cuốc đá rìu đá bãi vàng phía tây Quảng Ngãi Kon Tum cũ Lung Leng

Tin cùng chuyên mục

Trẻ em tết tóc xin tiền du khách ở cung vòng lặp Hà Giang

Trẻ em tết tóc xin tiền du khách ở cung vòng lặp Hà Giang

Tình trạng một số trẻ nhỏ tết tóc xin tiền khách du lịch nước ngoài ở các điểm du lịch Hà Giang (cũ), gây ảnh hưởng đến hình ảnh địa phương.

Nhà hàng bị chỉ trích vì cho khách ôm sư tử khi dùng bữa

Nhà hàng bị chỉ trích vì cho khách ôm sư tử khi dùng bữa

Khách đến nhà hàng được trải nghiệm ôm sư tử con kèm bữa ăn, nhưng dịch vụ này bị lên án là phi đạo đức và nguy hiểm.

Nhiều khách sạn hoàn tiền và dời ngày cho khách vì bão Wipha

Nhiều khách sạn hoàn tiền và dời ngày cho khách vì bão Wipha

Khách đặt phòng từ ngày 21 đến 23/7 ở nhiều khách sạn tại Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa được hỗ trợ hoàn tiền 100% hoặc dời ngày miễn phí.

Du khách 'cân đo' đồ ăn ở sân bay Việt Nam và khu vực

Du khách 'cân đo' đồ ăn ở sân bay Việt Nam và khu vực

Sẵn sàng trả giá cao để ăn uống trong sân bay, nhưng nhiều hành khách Việt vẫn tiếc ví vì cho rằng chất lượng chưa "xứng đồng tiền" so với các sân bay trong khu vực.

Tìm được chồng nhờ tấm vé 'vớt' cuối cùng lên máy bay

Tìm được chồng nhờ tấm vé 'vớt' cuối cùng lên máy bay

Gặp nhau trên chuyến bay nhờ tấm vé giá rẻ, hai du khách đã nên duyên vợ chồng và sống hạnh phúc suốt 40 năm.

Nỗi sợ bay gia tăng dù được khuyến cáo an toàn

Nỗi sợ bay gia tăng dù được khuyến cáo an toàn

Các vụ tai nạn chết người trong năm 2025 khiến nhiều người sợ máy bay dù chuyên gia khẳng định tỷ lệ tử vong với phương tiện này cực thấp.

Báo Mỹ so sánh trải nghiệm du lịch Hà Nội và TP HCM

Báo Mỹ so sánh trải nghiệm du lịch Hà Nội và TP HCM

Phóng viên của National Geographic Travel cho rằng nếu thích văn hóa, lịch sử và thèm ăn phở thì hãy đến Hà Nội, còn TP HCM là nơi của sự sôi động đường phố.

Bà Nà tung combo ẩm thực độc quyền kèm vé show 'After Glow'

Bà Nà tung combo ẩm thực độc quyền kèm vé show 'After Glow'

Show diễn "After Glow" ra mắt tại đỉnh Bà Nà với hành trình trải nghiệm kết hợp cùng các gói ẩm thực, giá từ 120.000 đồng.

Nhiều điểm du lịch đóng cửa trước bão Wipha

Nhiều điểm du lịch đóng cửa trước bão Wipha

Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình ngừng hoặc hạn chế du khách tại nhiều điểm du lịch trước bão Wipha.

Mũi Né - từ làng chài tới điểm đến thể thao biển Đông Nam Á

Mũi Né - từ làng chài tới điểm đến thể thao biển Đông Nam Á

Tạp chí du lịch National Geographic Traveller giới thiệu Mũi Né chuyển mình từ làng chài thành một trong những điểm chơi thể thao biển hàng đầu Đông Nam Á.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies