Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Thời sự
Thứ ba, 1/7/2025 | 06:01 GMT+7

Tương lai ‘siêu đô thị’ TP HCM sau sáp nhập

Sau sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, TP HCM mới sẽ trở thành siêu đô thị đầu tiên của Việt Nam, với nhiều tiềm năng và thách thức.

Tương lai ‘siêu đô thị’ TP HCM sau sáp nhập

Sau sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, TP HCM mới sẽ trở thành siêu đô thị đầu tiên của Việt Nam, với nhiều tiềm năng và thách thức.

Từ ngày 1/7, ba cực của "tứ giác phát triển Đông Nam Bộ" gồm TP HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ chính thức hợp nhất thành TP HCM mới. Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, đây là bước ngoặt chưa từng có trong lịch sử phát triển đô thị Việt Nam.

Tăng quy mô, thêm áp lực

Việc hợp nhất 3 trong 6 địa phương dẫn đầu về quy mô kinh tế Việt Nam sẽ củng cố vị thế "đầu tàu" của TP HCM, vốn đã bị suy yếu những năm gần đây. Theo Viện Nghiên cứu và Phát triển TP HCM (HIDS), quy mô kinh tế sau hợp nhất của thành phố mới đạt hơn 2,7 triệu tỷ đồng - chiếm gần 1/4 GDP năm 2024 của cả nước. Thu ngân sách của thành phố mới cũng vượt trội khi chiếm gần 1/3 cả nước với 682 nghìn tỷ đồng.

Trước sáp nhập, TP HCM là một đô thị dịch vụ khi ngành này đóng góp trên 65% GRDP năm 2024 của địa phương. Cơ cấu nền kinh tế của TP HCM mới sẽ thay đổi khi tỷ trọng công nghiệp gia tăng nhờ thế mạnh của Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu. Tỷ trọng dịch vụ giảm xuống 51,82%, công nghiệp - xây dựng tăng từ 22% lên 35%, còn lại đến từ nông - lâm - thuỷ sản, thuế sản phẩm.

TP HCM mới cũng sở hữu những thế mạnh trong kết nối hạ tầng với các tỉnh trong nước và thành phố trong khu vực.

Sau sáp nhập, cả nước có 5 tỉnh, thành sở hữu hai sân bay đáp ứng mục đích dân dụng gồm TP HCM, Đà Nẵng, Gia Lai, Đăk Lăk và An Giang. Trong đó, TP HCM có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và sân bay Côn Đảo, tổng công suất khoảng 51 triệu khách mỗi năm, lớn nhất cả nước, đóng vai trò là động lực trong phát triển du lịch và vận tải hàng hoá.

Trong tương lai, siêu đô thị này còn liên kết trực tiếp với Cảng hàng không Quốc tế Long Thành (công suất 50 triệu khách/năm), thông qua hệ thống cao tốc và đường sắt đô thị (metro).

Đồng thời, thừa hưởng hệ thống logistic từ Bà Rịa - Vũng Tàu, TP HCM mới sở hữu hệ thống cảng biển lớn nhất Việt Nam với 89 bến cảng tại 3 hệ thống cảng, trong đó có cảng nước sâu thuộc top đầu thế giới tại Cái Mép - Thị Vải.

Song, TP HCM mới cũng sẽ đối mặt không ít thách thức sau sáp nhập và chuyển đổi chính quyền từ ba cấp thành hai cấp.

Với 168 phường xã, TP HCM là địa phương có nhiều đơn vị hành chính cơ sở nhất sau sáp nhập, trong đó có 6/10 phường xã thuộc nhóm dân số đông nhất cả nước. TP HCM cũng có 9/10 phường xã thuộc nhóm có mật độ dân cư đứng đầu toàn quốc.

Bài toán về đặc điểm dân số cũng đã được Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập khi làm việc với chính quyền TP HCM. Theo đó, quy mô dân số lớn và một số khu vực có độ nén cao sẽ là thách thức cho bài toán quy hoạch, gây áp lực lên hạ tầng và không gian sống bị bó hẹp.

Cùng với đó, thành phố còn đối mặt tình trạng ngập úng, ách tắc giao thông và các chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) phản ánh sự hài lòng của người dân vẫn ở mức thấp.

Trong khi, việc giảm chính quyền hai cấp cũng đồng nghĩa lãnh đạo cấp tỉnh sẽ phải làm việc với nhiều đầu mối hơn.

TS.KTS Lê Quốc Hùng, Phó viện trưởng Viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn Quốc gia, nhận định đây sẽ là thách thức không nhỏ với cán bộ cấp sở khi trước đây chỉ cần làm việc trực tiếp với khoảng 20 đầu mối thì giờ con số này là 168. Nhiều ĐVHC cấp cơ sở cũng gây khó khăn cho quy hoạch và thực hiện quy hoạch khi phạm vi quá phân mảnh. Để giải quyết, ông gợi ý hình thành các vùng phát triển dựa trên liên kết một nhóm phường/xã.

"Siêu đô thị" đầu tiên của Việt Nam

Theo Vụ Liên Hiệp Quốc về vấn đề Kinh tế và Xã hội (UN DESA), những thành phố có hơn 10 triệu dân được xếp vào nhóm siêu đô thị. Như vậy, với dân số 14 triệu người sau sáp nhập, TP HCM mới trở thành "siêu đô thị" đầu tiên của Việt Nam và thứ 4 của Đông Nam Á, sau Bangkok Metropolitan Region (BMR, Thái Lan), Jakarta (Indonesia) và Metro Manila (National Capital Region, Philippines).

UN DESA xếp hạng chung siêu đô thị và vùng siêu đô thị. Trong đó, vùng siêu đô thị hình thành dựa trên liên kết các thành phố liền kề nhau với hạt nhân là "thủ phủ" quốc gia. Ví dụ, Bangkok Metropolitan Region gồm Bangkok và 5 tỉnh kế cận, Metro Manila liên kết gần 20 thành phố có mức độ đô thị hoá cao.

So với các vùng siêu đô thị của khu vực, quy mô kinh tế của TP HCM mới vẫn còn khoảng cách khi chỉ bằng khoảng 64% GRDP của Bangkok Metropolitan Region và 47% Jakarta Metropolitan Area. Dù vậy, mật độ dân cư của TP HCM mới thấp hơn so với khu vực.

Điểm chung của các vùng đô thị trên là đều phát triển hệ thống giao thông công cộng hiện đại kết nối từ trung tâm đến vệ tinh. Đơn cử, Bangkok kết nối với 5 tỉnh kế cận bằng 3 tuyến BTS Skytrain với tổng chiều dài gần 70 km và hệ thống tàu điện ngầm (MRT), xe buýt nhanh (BRT), đường sắt liên kết sân bay.

Trong khi đó, dù có quy hoạch chung vùng Đông Nam Bộ, đến nay tính liên kết giữa vùng lõi TP HCM cũ với các thành phố vệ tinh của các tỉnh lân cận vẫn chưa tốt, từ đường bộ đến hệ thống giao thông công cộng đô thị.

Theo TS Trần Du Lịch, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế TP HCM, dù đã có định hướng phát triển vùng, trước đây khu vực chưa phát huy được hết tiềm năng do tính liên kết yếu, các địa phương có cách làm khác nhau.

"Hợp nhất sẽ đưa ba tỉnh chung một hướng đi, khai thác hết tiềm năng mà trước đây bị hạn chế bởi địa giới hành chính", ông Lịch đánh giá.

Trước sáp nhập, TP HCM là đầu tàu của cả nước, song sức ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế hiện vẫn còn hạn chế.

Năm 2024, AT Kearney, công ty tư vấn hàng đầu thế giới có trụ sở tại Mỹ, xếp hạng TP HCM vị trí 102 trong số 156 thành phố toàn cầu, giảm 8 bậc so với năm trước đó. Bảng xếp hạng của Kearney đo lường dựa trên 5 khía cạnh với 31 chỉ tiêu để đánh giá khả năng kết nối và ảnh hưởng của một thành phố với quốc tế (thành phố toàn cầu). Những ảnh hưởng này có thể tác động lên nhiều khía cạnh như thu hút dòng vốn, thu hút nhân sự và ý tưởng sáng tạo.

Tại khu vực, các thành phố lớn khác như Singapore, Bangkok, Kuala Lumpur, Jakarta và Manila đều được Kearney xếp trong top 100. Trong khi đó, hai khía cạnh trải nghiệm văn hoá và hoạt động chính trị được xếp hạng thấp so với khu vực đã ảnh hưởng đến tổng điểm chung của TP HCM.

Song, TP HCM cũng có những bước tiến trên bản đồ khởi nghiệp thế giới. Tính từ năm 2020 đến nay, TP HCM đã tăng 115 bậc trên bảng xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp của các thành phố trên thế giới, theo StartupBlink, nền tảng nghiên cứu về khởi nghiệp toàn cầu. Trong báo cáo gần nhất, StartupBlink đánh giá TP HCM đứng vị trí 110 và đã vượt qua Manila, tiến gần tới top 100 toàn cầu.

GS. TS Nguyễn Trọng Hoài, Đại học Kinh tế TP HCM, đánh giá so với các thành phố toàn cầu đang hiện hữu trong khu vực và trên thế giới, TP HCM hiện vẫn còn những khoảng cách nhất định. Tuy nhiên, sau sáp nhập, lợi thế kinh tế của cả ba địa phương hiện hữu sẽ được phát huy thông qua tầm nhìn quy hoạch chung. Từ đó, TP HCM mới có nhiều dư địa phát triển thành đô thị toàn cầu, thu hẹp khoảng cách với các đô thị trong khu vực, trước mắt là về quy mô kinh tế.

"TP HCM mới phải mở rộng tầm nhìn. Chúng ta khi nói đến liên kết vùng sẽ không chỉ là trong nước như trước đây, mà phải tính đến liên kết trong khu vực và thế giới. Như vậy mới đưa TP HCM mới trở thành đô thị toàn cầu", ông Hoài nói.

Trong các buổi làm việc với thành phố, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng yêu cầu TP HCM mới phải trở thành một siêu đô thị quốc tế trong khu vực Đông Nam Á và có ảnh hưởng toàn cầu. Mục tiêu năm 2035-2045, thành phố thuộc nhóm đô thị thu nhập cao hàng đầu châu Á, top 30 trung tâm tài chính và top 50 thành phố thông minh đáng sống nhất thế giới.

Quang Tuệ - Đăng Nguyên

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/tuong-lai-sieu-do-thi-tp-hcm-sau-sap-nhap-4906730.html
Tags: sáp nhập TP HCM tinh gọn bộ máy siêu đô thị

Tin cùng chuyên mục

Xe tải lật trên đường dẫn cao tốc, hai người tử vong

Xe tải lật trên đường dẫn cao tốc, hai người tử vong

Ôtô tải chở thép hộp từ cao tốc Nha Trang - Cam Lâm ra quốc lộ 1 bất ngờ bị lật khi ôm cua, tài xế và phụ xe tử vong tại chỗ, sáng 1/7.

Ngày đầu đưa đón công chức đi làm sau sáp nhập tỉnh, thành

Ngày đầu đưa đón công chức đi làm sau sáp nhập tỉnh, thành

Ngày 1/7, nhiều địa phương như Đồng Nai, Ninh Bình, TP HCM bố trí ôtô đưa đón cán bộ, công chức đến cơ quan mới sau sáp nhập, đảm bảo công việc không bị gián đoạn.

Bộ máy lãnh đạo TP Hải Phòng sau hợp nhất với Hải Dương

Bộ máy lãnh đạo TP Hải Phòng sau hợp nhất với Hải Dương

Sau hợp nhất với Hải Dương, ông Lê Tiến Châu được chỉ định làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, ông Lê Ngọc Châu làm Chủ tịch thành phố.

Trung tướng Nguyễn Văn Hiền làm Thứ trưởng Quốc phòng

Trung tướng Nguyễn Văn Hiền làm Thứ trưởng Quốc phòng

Thủ tướng vừa bổ nhiệm Trung tướng Nguyễn Văn Hiền, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Đà Nẵng kiện toàn giám đốc 14 sở, ngành

Đà Nẵng kiện toàn giám đốc 14 sở, ngành

Sáng nay, HĐND TP Đà Nẵng thông qua việc thành lập 14 sở, ngành và bổ nhiệm giám đốc các sở sau sáp nhập với Quảng Nam.

Dừng chạy tàu cho công chức đi làm chặng Quảng Bình - Quảng Trị

Dừng chạy tàu cho công chức đi làm chặng Quảng Bình - Quảng Trị

Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt quyết định dừng đôi tàu DH1/DH2 giữa ga Đồng Hới (Quảng Bình) và ga Đông Hà (Quảng Trị) do lượng người đi ít.

Chính sách hưu trí với bộ đội, công an từ ngày 1/7

Chính sách hưu trí với bộ đội, công an từ ngày 1/7

Bộ đội, công an, dân quân thường trực đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ đủ 15 năm, được hưởng hưu trí ở tuổi 57, thấp hơn tối đa 5 năm so với quy định chung.

Thiết kế công viên bờ sông và quảng trường Thủ Thiêm

Thiết kế công viên bờ sông và quảng trường Thủ Thiêm

Tập đoàn Trường Hải (Thaco) đề xuất đầu tư quảng trường trung tâm và công viên Thủ Thiêm rộng 27 ha như hệ sinh thái mở, hạn chế bêtông hoá.

Pháo hoa rực sáng mừng ngày "sắp xếp lại giang sơn"

Pháo hoa rực sáng mừng ngày "sắp xếp lại giang sơn"

Tối 30/6, nhiều địa phương như Cà Mau, Đà Nẵng, Hải Phòng đồng loạt bắn pháo hoa chào mừng ngày sáp nhập tỉnh thành, "sắp xếp lại giang sơn", chuẩn bị vận hành chính quyền địa phương hai cấp.

Mở rộng chế độ thai sản với nam giới đóng bảo hiểm xã hội từ 1/7

Mở rộng chế độ thai sản với nam giới đóng bảo hiểm xã hội từ 1/7

Nam đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc được nghỉ thai sản trong vòng 60 ngày tính từ khi vợ sinh thay vì 30 ngày như trước.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies