Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Thể thao
Thứ hai, 21/7/2025 | 14:50 GMT+7

Yamal có cần gương mẫu hơn VĐV khác?

Vừa bước sang tuổi 18 và được trao số áo 10 huyền thoại ở Barca, Lamine Yamal đã đứng trước áp lực của lăng kính soi rọi từ dư luận, không chỉ trên sân mà còn cả đời tư.

Yamal ăn mừng sau khi ghi bàn giúp Barca đánh bại Benfica ở vòng 1/8 Champions League trên sân Montjuic ở Barcelona, Tây Ban Nha ngày 11/3/2025. Ảnh: AP

Mới đây, bà Ana Redondo, Bộ trưởng Bộ Bình đẳng Tây Ban Nha, khẳng định rằng Lamine Yamal "là một hình mẫu" cho giới trẻ và "phải chịu trách nhiệm" sau khi tổ chức một bữa tiệc sinh nhật có thuê những nghệ sĩ người lùn để giải trí.

Phát ngôn này được đưa ra nhằm đáp lại tuyên bố của chính Lamine Yamal trong buổi ra mắt chiếc áo số 10 và ký kết hợp đồng mới với Barca. Khi đó, sao trẻ người Tây Ban Nha đã bảo vệ quyền tự do cá nhân của mình, khẳng định rằng anh có quyền làm điều mình muốn trong đời sống riêng tư và vui chơi theo cách anh thấy phù hợp. Cụ thể, anh nói với đài phát thanh Catalonia: "Tôi làm việc cho Barca, tôi thi đấu cho Barca; nhưng khi rời khỏi Ciutat Esportiva (trung tâm tập luyện của đội bóng), tôi tận hưởng cuộc sống của riêng mình, thế thôi".

Những động thái mới nhất của vụ việc làm dấy lên một cuộc tranh luận lâu đời trong giới thể thao: Liệu một VĐV nổi tiếng có cần phải chịu trách nhiệm về mặt đạo đức trong đời sống cá nhân chỉ vì họ là hình mẫu cho giới trẻ?

Jose Luis Perez Trivino, Giáo sư Triết học Pháp lý của Đại học Pompeu Fabra (Tây Ban Nha) và đồng thời là Tổng biên tập của tạp chí Fair Play – Triết học, Đạo đức và Luật thể thao, phân tích trong một bài viết trên tờ El Pais rằng cần phân biệt giữa hai khía cạnh khác nhau khi nhìn nhận hình ảnh của một VĐV như một tấm gương: hành vi của họ trên sân khi thi đấu và cách họ cư xử trong đời sống cá nhân.

Về khía cạnh đầu tiên, tức thi đấu thể thao, gần như không có gì phải bàn cãi về tính gương mẫu của các VĐV. Nhà hoạt động người Iraq và chủ nhân giải Nobel Hòa bình, Nadia Murad, từng chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn: "Việc giới trẻ biết đến Messi và các cầu thủ khác là rất quan trọng... họ mang lại niềm vui. Tôi hy vọng các bạn trẻ nhìn họ như những tấm gương...".

Theo bà Murad, vai trò gương mẫu này đặc biệt ý nghĩa trong những bối cảnh mà giới trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi các tư tưởng cực đoan: "Khi các bạn trẻ coi VĐV là hình mẫu, họ sẽ tránh xa việc gia nhập các tổ chức như IS". Vì vậy, việc yêu cầu các VĐV cư xử gương mẫu trên sân thi đấu là điều tự nhiên. Tôn trọng luật lệ, tinh thần thể thao, nỗ lực và sự kiên cường là những giá trị phổ quát mà các VĐV truyền tải trực tiếp qua màn trình diễn chuyên nghiệp.

Sân thi đấu, xét cho cùng, là một phần mở rộng của công việc, và như bất kỳ chuyên gia nào, họ được kỳ vọng thực hiện công việc đó với đạo đức nghề nghiệp và sự tôn trọng đối với khán giả.

Về điểm này, theo Giáo sư Jose Luis, khó có chỗ cho sự mơ hồ: hành động công khai của các VĐV là một phần của màn trình diễn, được công chúng chứng kiến và định hình nhận thức xã hội về công lý, tinh thần đồng đội hay bạo lực.

Tuy nhiên, khi xét đến khía cạnh thứ hai, tức đời sống cá nhân, những câu hỏi bắt đầu nảy sinh. Liệu xã hội có thể yêu cầu các VĐV phải gương mẫu về mặt đạo đức trong một lĩnh vực vốn thuộc về sự riêng tư của họ? Theo đánh giá của Giáo sư Jose Luis, cuộc tranh luận ở đây phức tạp hơn và đặt ra ít nhất ba vấn đề chính.

Thứ nhất, có một quan điểm tự do cho rằng không ai bị bắt buộc phải sống "đức hạnh" hơn người khác chỉ vì họ nổi tiếng. Đời sống cá nhân, về bản chất, là không gian mà mỗi người có quyền hành xử theo niềm tin và mong muốn của riêng mình, miễn là không vi phạm pháp luật. Như Yamal đã nói: "Trong đời sống cá nhân, tôi làm những gì tôi muốn". Lập trường này gắn liền với khái niệm cơ bản về quyền tự chủ cá nhân, vốn không bị xóa bỏ chỉ vì một người trở nên nổi tiếng.

Thứ hai, cần đặt câu hỏi liệu có công bằng khi yêu cầu một người trẻ ở độ tuổi 18 phải gương mẫu về mặt đạo đức. Ở độ tuổi này, một người khó có đủ thời gian hay sự trưởng thành để nhận thức đầy đủ về vai trò hình mẫu cho cả một thế hệ. Điều này càng đúng với các VĐV, những người thường sống trong một "bong bóng" do tính chất đặc thù của nghề nghiệp. Việc xã hội lý tưởng hóa các thần tượng có thể dẫn đến việc đặt lên vai họ những kỳ vọng không thực tế và bất công.

Thứ ba, trong bối cảnh xã hội ngày càng đa dạng và đa nguyên, các chuẩn mực về thẩm mỹ, xã hội, và thậm chí đạo đức cũng trở nên khác biệt. Điều mà một nhóm người cho là không phù hợp về mặt đạo đức có thể chỉ là hành động hợp pháp hoặc thậm chí tầm thường đối với nhóm khác. Trong bối cảnh này, việc yêu cầu một VĐV đại diện cho một lý tưởng đạo đức cụ thể không chỉ là đòi hỏi quá mức, mà còn có nguy cơ dẫn đến những áp đặt rộng hơn: từ cách họ vui chơi, âm nhạc họ nghe, phong cách họ chọn, cho đến những người bạn họ kết giao. Nguy cơ của việc áp đặt trách nhiệm gương mẫu lên các VĐV chính là việc bắt họ phải hy sinh quyền tự do cá nhân vì những chuẩn mực chưa chắc đã được đồng thuận.

Cuối cùng, Giáo sư Jose Luis kết luận: Việc các VĐV tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý và cư xử theo những chuẩn mực đạo đức nhất định là điều đáng mong đợi, bởi tầm ảnh hưởng của họ đối với giới trẻ là rất lớn. Song, việc biến kỳ vọng này thành một yêu cầu pháp lý hoặc đạo đức có thể đặt lên họ một gánh nặng mà nhiều người trong số họ chưa được chuẩn bị để gánh vác, và điều này có thể gây ra những hệ quả không mong muốn cho sự phát triển cá nhân của họ.

Theo ông, thay vì đe dọa bằng các biện pháp pháp lý hay yêu cầu trách nhiệm, các cơ quan thể thao Tây Ban Nha như Hội đồng thể thao Quốc gia (CSD), Ủy ban Olympic Tây Ban Nha (COE), các liên đoàn và CLB nên đóng vai trò tích cực hơn trong việc giáo dục và nâng cao nhận thức về ý nghĩa của việc trở thành một VĐV và tầm ảnh hưởng xã hội mà họ có thể mang lại.

Hoàng Thông (theo El Pais)

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/yamal-co-can-guong-mau-hon-vdv-khac-4916973.html
Tags: Lamine Yamal sinh nhật của Yamal người lùn biểu diễn Barcelona

Tin cùng chuyên mục

Indonesia loại Malaysia khỏi giải U23 Đông Nam Á 2025

Indonesia loại Malaysia khỏi giải U23 Đông Nam Á 2025

Indonesia hòa Malaysia 0-0 ở lượt cuối tối nay 21/7, để đứng nhất bảng A và tiễn đối thủ sớm rời giải U23 Đông Nam Á 2025.

Đội pickleball Mỹ chiêu mộ tay vợt số một thế giới thay Quang Dương

Đội pickleball Mỹ chiêu mộ tay vợt số một thế giới thay Quang Dương

LA Mad Drops, đội pickleball cũ của thần đồng Quang Dương, làm rung chuyển MLP 2025 khi chiêu mộ tay vợt đánh đôi số một thế giới Ben Johns.

Liverpool mua tiền đạo 93 triệu USD

Liverpool mua tiền đạo 93 triệu USD

Liverpool đạt thỏa thuận mua Hugo Ekitike từ Frankfurt với giá 93 triệu USD, có thể tốn thêm 13 triệu USD tùy vào thành tích của tiền đạo người Pháp.

Khoảnh khắc bùng nổ ở vạch đích của runner VM Đà Nẵng

Khoảnh khắc bùng nổ ở vạch đích của runner VM Đà Nẵng

Những kiểu ăn mừng độc đáo, những bộ trang phục riêng được runner chuẩn bị để đánh dấu khoảnh khắc về đích tại VnExpress Marathon Đà Nẵng.

Sáp nhập hai đội cựu vô địch V-League

Sáp nhập hai đội cựu vô địch V-League

CLB Quảng Nam thông báo giải tán, không tham dự V-League 2025-2026 và sẽ sáp nhập với CLB Đà Nẵng, từ chiều nay 21/7.

Vì sao Liverpool 'phóng tay' trên sàn chuyển nhượng?

Vì sao Liverpool 'phóng tay' trên sàn chuyển nhượng?

Từng nổi tiếng mua sắm thận trọng dưới thời HLV Jurgen Klopp, nhưng Liverpool hè này đang vung tiền ồ ạt và có thể vượt mốc 350 triệu USD.

Huỳnh Anh Khôi: 'Giày Puma hỗ trợ tôi vượt cầu Thuận Phước'

Huỳnh Anh Khôi: 'Giày Puma hỗ trợ tôi vượt cầu Thuận Phước'

VĐV 22 tuổi bứt phá từ km16, một mình chinh phục cầu Thuận Phước và thắng cự ly 42km VnExpress Marathon Đà Nẵng sau 2 giờ 40 phút.

Góc khuất sau vụ kỷ lục gia marathon nữ bị đình chỉ vì doping

Góc khuất sau vụ kỷ lục gia marathon nữ bị đình chỉ vì doping

Sau khi Ruth Chepngetich bị đình chỉ thi đấu, điền kinh Kenya rơi vào khủng hoảng niềm tin. Doping không còn là vấn đề cá nhân của họ, mà phản ánh sự bất cập và thiếu minh bạch trong toàn bộ hệ thống quản lý thể thao.

Yến Thư xuất viện sau sự cố chạy marathon tại Đà Nẵng

Yến Thư xuất viện sau sự cố chạy marathon tại Đà Nẵng

Phạm Huỳnh Yến Thư, VĐV sinh năm 2005, đã được xuất viện chiều 20/7 sau sự cố kiệt sức trên đường chạy VnExpress Marathon Đà Nẵng.

Chelsea, Aston Villa bị cảnh báo hành vi đội giá cầu thủ

Chelsea, Aston Villa bị cảnh báo hành vi đội giá cầu thủ

Theo UEFA, Chelsea và Aston Villa đang lạm dụng việc trao đổi cầu thủ để làm đẹp báo cáo tài chính, tránh vi phạm quy định về lỗ lũy kế hoặc luật Công bằng Tài chính.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies