Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Thế giới
Chủ nhật, 25/5/2025 | 01:01 GMT+7

Hai tháng bị giam chờ trục xuất của học giả gốc Ấn ở Mỹ

Khan Suri, giảng viên tại Đại học Georgetown, nói phải sống trong bất an, sợ hãi, trong hai tháng bị giam chờ trục xuất ở Mỹ, trước khi được tại ngoại.

Badar Khan Suri, 41 tuổi, học giả gốc Ấn Độ chuyên nghiên cứu về tôn giáo, hòa bình và bạo lực tại Đại học Georgetown ở thủ đô Washington, hồi tháng 3 bị chính quyền Tổng thống Donald Trump ra quyết định trục xuất vì những tuyên bố phản đối cuộc chiến của Israel ở Dải Gaza.

Sau hai tháng bị giam trong trại chờ trục xuất, ông được tại ngoại tuần trước, trong lúc đơn kiện của ông chống lại lệnh trục xuất của chính quyền Trump tiếp tục được xem xét.

Trong cuộc phỏng vấn hôm 22/5, Khan Suri kể về những phòng giam chật chội, đông nghẹt người, nơi mỗi ngày ông đều chờ đợi trong lo lắng, sợ hãi về những gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Khan Suri cho biết ông bị bắt ngay sau khi dạy lớp học hàng tuần về quyền của nhóm thiểu số và nhóm đa số. Nhóm cảnh sát đeo khẩu trang, mặc thường phục dừng xe bên ngoài ngôi nhà của ông ở ngoại ô Washington. Họ không xuất trình giấy tờ nào, chỉ nói rằng thị thực của ông đã bị thu hồi. Họ không giải thích lý do bắt Khan Suri và ông xem đây là hành vi "bắt cóc".

"Tôi đang ở nơi tốt nhất thế giới, thế nên tôi bị sốc. Sao chuyện này có thể xảy ra được?", ông nói.

Badar Khan Suri tại thành phố Arlington, bang Virginia ngày 22/5. Ảnh: AP

Khi bị cảnh sát đưa đi, Khan Suri nhận ra họ muốn trục xuất ông. Ông bị quét vân tay, lấy mẫu ADN bằng tăm bông, bị còng bằng dây xích ở cổ tay, thắt lưng và mắt cá chân. Họ nói ông có thể gọi điện cho vợ từ trung tâm giam giữ ở bang Virginia, nhưng "điều đó không bao giờ xảy ra".

Tại cơ sở tạm giam, ông phải ngủ trên sàn nhà không có chăn và sử dụng nhà vệ sinh gắn camera. Ngày hôm sau, ông và những người bị giam khác được đưa lên xe, hướng đến sân bay.

"Tôi hỏi họ muốn đưa tôi đi đâu, nhưng không ai trả lời. Họ chỉ đẩy chúng tôi lên máy bay", Khan Suri cho hay.

Nơi Khan Suri bị đưa đến tiếp theo là trung tâm giam giữ liên bang ở Louisiana. Nhà vệ sinh ở đây không được ngăn riêng và cũng bị gắn camera theo dõi. Ông được phép gọi điện cho vợ, nhưng không ai bắt máy, điều Khan Suri cảm thấy "cực kỳ sợ hãi".

Khan Suri không thể nói chuyện với luật sư, trong khi những người cùng phòng giam nói rằng mọi người ở đó đều sẽ bị trục xuất trong vòng ba ngày. "Chỉ một ngày trước đó, tôi vẫn là một giảng viên ở Đại học Georgetown, dạy sinh viên về hòa bình và phân tích xung đột", ông nói.

Theo Khan Suri, 7-8 ngày đầu tiên bị giam đều là nỗi kinh hoàng, sợ hãi, bất an, khi mọi thứ diễn ra không theo quy trình pháp luật nào. "Tôi ngày càng chìm sâu trong vực thẳm, còn vực thẳm cũng ngày càng sâu hơn", ông kể lại.

Khan Suri, người theo đạo Hồi, vẫn cầu nguyện 5 lần mỗi ngày dù không biết Thánh địa Mecca ở hướng nào. "Tôi đã kiên cường như vậy để Thượng đế cứu tôi. Hiến pháp và người dân Mỹ sẽ giúp tôi", ông cho hay.

Tiếp đó, Khan Suri được chuyển đến trại giam ở bang Texas và phải ngủ trên sàn phòng giam đông đúc suốt hai tuần đầu tiên, cho đến khi có giường riêng. Ông sau đó được phép gặp luật sư, nhờ đó có những thay đổi trong cách đối đãi ở trại giam. Ông nhận được cuốn kinh Koran và thảm cầu nguyện.

Theo Khan Suri, một trong những khoảnh khắc tồi tệ nhất là khi ông bị nhồi nhét lên máy bay cùng hàng trăm người bị còng tay để tới trại giam ở Louisiana. Những người canh gác không nói rõ máy bay sẽ tới đâu, nhưng ông lúc đó nghĩ rằng nó sẽ rời khỏi Mỹ.

Khi xin đi vệ sinh trên máy bay, ông không được lính canh tháo còng tay. "Họ đối xử như thể chúng tôi là động vật", Khan Suri nói.

Học giả này cho biết chính quyền Trump cáo buộc ông "tuyên truyền cho Hamas", dù ông chỉ lên tiếng ủng hộ người Palestine khi họ đang trải qua "cuộc diệt chủng chưa từng có". "Tôi không ủng hộ Hamas. Tôi ủng hộ người Palestine", ông cho hay.

Khan Suri cho rằng những phát biểu đó khiến chính quyền đối xử với ông như tội phạm nguy hiểm. Ở trại giam, ông mặc bộ đồng phục màu đỏ và những người bị giam cùng nói với Khan Suri rằng đó là trang phục dành cho tội phạm nguy hiểm nhất. "Tôi bảo với họ rằng mình chẳng làm gì cả, chỉ là một giảng viên đại học mà thôi", học giả này nhớ lại.

Thế nhưng, vẫn còn những tia hy vọng dành cho Khan Suri. Hơn 100 người từ Đại học Georgetown, trong đó có một số người Do Thái, đã thay mặt ông viết thư gửi đến thẩm phán liên bang phụ trách trường hợp của ông.

Thẩm phán này đã giúp ông được tại ngoại trong quá trình xem xét sự việc. Đám đông cũng chào đón ông tại thủ đô Washington khi học giả này trở lại.

Badar Khan Suri nắm tay vợ, Maphaze Sale, khi đến sân bay quốc tế Dulles, bang Virginia ngày 14/5, sau khi được tại ngoại. Ảnh: AP

Phát ngôn viên Bộ An ninh Nội địa Tricia McLaughlin hôm 23/5 bác bỏ cáo buộc của Khan Suri về không tuân thủ quy trình tố tụng và đối xử vô nhân đạo. Theo McLaughlin, Khan Suri đã liên lạc với luật sư "trong vòng vài giờ sau khi bị đưa đến trại giam" và không phải ngủ trên sàn nhà. Bà cho biết Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan (ICE) "thực thi cam kết thúc đẩy môi trường an toàn, an ninh và nhân đạo đối với người bị giam".

Giới chức cho hay họ đã thu hồi thị thực của Khan Suri vì ông "phát tán tài liệu tuyên truyền của Hamas và cổ xúy chủ nghĩa bài Do Thái trên mạng xã hội". Họ cũng viện dẫn mối quan hệ của ông với "một cố vấn cấp cao của Hamas", cũng là bố vợ ông, Ahmed Yousef.

Ahmed Yousef từng làm việc với chính quyền Gaza do Hamas kiểm soát vào đầu những năm 2000. Theo luật sư của Khan Suri, ông hầu như không biết về bố vợ mình.

ICE đã bắt nhiều sinh viên quốc tế trên khắp cả nước. Nhiều người trong số họ đã tham gia các cuộc biểu tình trong khuôn viên trường đại học phản đối cuộc chiến Israel - Hamas từ những ngày đầu khi Tổng thống Trump nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai.

Huyền Lê (Theo AP)

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/hai-thang-bi-giam-cho-truc-xuat-cua-hoc-gia-goc-an-o-my-4889966.html
Tags: trục xuất Mỹ chính quyền Trump Tổng thống Donald Trump thủ đô Washington người di cư

Tin cùng chuyên mục

Nghị sĩ Mỹ đăng nhầm 'đơn từ chức của Chủ tịch Fed' chế từ AI

Nghị sĩ Mỹ đăng nhầm 'đơn từ chức của Chủ tịch Fed' chế từ AI

Nghị sĩ Cộng hòa mắc bẫy tin giả do AI tạo thành, khi chia sẻ đơn từ chức mạo danh Chủ tịch Fed Jerome Powell.

Khoảnh khắc ICE chặn bắt bác sĩ nhập cư đang đưa con tới trường

Khoảnh khắc ICE chặn bắt bác sĩ nhập cư đang đưa con tới trường

Các đặc vụ ICE phá kính, bắt một bác sĩ nhập cư trên đường đưa con nhỏ đi học ở bang Oregon, khiến người dân trong khu vực rúng động.

Nghị sĩ Cộng hòa đề nghị đặt tên nhà hát theo tên bà Melania Trump

Nghị sĩ Cộng hòa đề nghị đặt tên nhà hát theo tên bà Melania Trump

Các nghị sĩ đảng Cộng hòa đề xuất vinh danh Melania Trump bằng cách đặt tên nhà hát lớn thứ hai trong Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật John F. Kennedy theo tên bà.

Đại học Mỹ trừng phạt loạt sinh viên tham gia biểu tình ủng hộ Palestine

Đại học Mỹ trừng phạt loạt sinh viên tham gia biểu tình ủng hộ Palestine

Đại học Columbia đình chỉ, đuổi học các sinh viên tham gia biểu tình và chiếm thư viện của trường nhằm bày tỏ ủng hộ người Palestine ở Gaza.

Iran thừa nhận các cơ sở hạt nhân bị Mỹ 'phá hủy nghiêm trọng'

Iran thừa nhận các cơ sở hạt nhân bị Mỹ 'phá hủy nghiêm trọng'

Ngoại trưởng Iran nói các cơ sở hạt nhân đã bị "phá hủy nghiêm trọng" trong cuộc không kích của Mỹ, nhưng nước này sẽ không ngừng làm giàu uranium.

Đám cưới giữa nước lụt sau bão Wipha ở Philippines

Đám cưới giữa nước lụt sau bão Wipha ở Philippines

Bất chấp mưa lớn khiến nhà thờ ngập nước sau bão Wipha, cặp uyên ương ở Bulacan vẫn tổ chức đám cưới, tạo khoảnh khắc đáng nhớ giữa mùa lụt.

Mỹ 'lần đầu triển khai vũ khí hạt nhân ở Anh' sau 17 năm

Mỹ 'lần đầu triển khai vũ khí hạt nhân ở Anh' sau 17 năm

Giới chuyên gia nhận định Mỹ đã chuyển bom B61-12 đến căn cứ Lakenheath, đánh dấu lần đầu bố trí vũ khí hạt nhân tại Anh từ năm 2008.

Dấu ấn Trung Quốc ngày càng đậm nét ở Nga

Dấu ấn Trung Quốc ngày càng đậm nét ở Nga

Các sản phẩm và văn hóa Trung Quốc đang ngày càng trở nên phổ biến ở Nga, khi người dân nước này đón nhận chúng đầy nồng nhiệt.

Đợt nắng nóng hơn 50°C thiêu đốt Iran

Đợt nắng nóng hơn 50°C thiêu đốt Iran

Giới chức Iran đề nghị người dân dùng nước tiết kiệm, khi các đợt nắng nóng gay gắt khiến nhiều sông ngòi cạn trơ đáy.

Tập đoàn Mỹ thử nghiệm tên lửa của hệ thống Vòm Vàng

Tập đoàn Mỹ thử nghiệm tên lửa của hệ thống Vòm Vàng

Tập đoàn Northrop Grumman tuyên bố đang tiến hành thử nghiệm trên mặt đất liên quan đến đạn đánh chặn của lá chắn phòng thủ Vòm Vàng.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies