Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Sức khỏe
Thứ ba, 24/6/2025 | 12:01 GMT+7

Tế bào miễn dịch tấn công nhầm mô mỡ dưới da gây bệnh

Anh Quân, 28 tuổi, nửa năm nay nổi sần đỏ, sưng đau chân, bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh hồng ban nút do tế bào miễn dịch tấn công nhầm mô mỡ dưới da.

Các nốt sần đỏ như u cục khiến anh Quân đau khớp, nhiễm trùng tái phát ở hai chân và tay. Anh đi khám nhưng không tìm được nguyên nhân gây bệnh, dùng kháng sinh và thuốc giảm viêm không bớt.

TS.BS Nguyễn Phúc Tân, chuyên khoa Miễn dịch Lâm sàng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, chỉ định xét nghiệm máu tổng quát, chẩn đoán anh Quân mắc bệnh hồng ban nút - dạng viêm mô mỡ dưới da. Nguyên nhân là do các tế bào miễn dịch tấn công nhầm vào mô mỡ dưới da.

Theo bác sĩ Tân, tế bào miễn dịch vốn đóng vai trò bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp anh Quân, hệ miễn dịch hoạt động rối loạn, khiến các tế bào miễn dịch nhận diện nhầm mô mỡ là "kẻ thù" nên liên tục tấn công, tìm cách tiêu diệt chính mô lành này. Phản ứng này gây viêm, sưng đau và hình thành các nốt sần đặc trưng trên da. Nếu không phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh trở thành mạn tính, gây tổn thương hệ cơ bắp, đau nhức, suy nhược cơ thể.

Tương tự, chị Hồng, 34 tuổi, nổi mề đay, sẩn phù, ngứa nhiều hơn một năm qua. Chị khám ở một số cơ sở y tế được chẩn đoán viêm da tiếp xúc, dị ứng chưa rõ nguyên nhân. Kết quả xét nghiệm chuyên sâu tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho thấy chị Hồng mắc mề đay mạn tính tự phát, liên quan đến rối loạn chức năng tế bào mast - loại tế bào miễn dịch.

Các tế bào này nằm ngay dưới da và niêm mạc, hoạt động sai nhịp khiến màng tế bào trở nên "nhạy quá mức" hoặc bị kháng thể tự sinh kích hoạt liên tục qua thụ thể FcεRI. Kết quả là tế bào mast phóng thích histamin, leukotriene và cytokine ngay cả khi không có tác nhân kích thích, làm mạch máu giãn và tăng tính thấm, tạo nên các mảng phù nề, đỏ, ngứa là những nốt mề đay. Tình trạng giải phóng chất trung gian lặp lại khiến mề đay tái phát kéo dài và khó dự đoán.

PGS.TS.BS Hoàng Thị Lâm, Trưởng khoa Miễn dịch Lâm sàng, giải thích hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể. Khi hệ miễn dịch mất cân bằng (suy yếu hoặc hoạt động mất kiểm soát) khiến hệ miễn dịch rối loạn, cơ thể có thể phản ứng quá mức với yếu tố vô hại như phấn hoa, thức ăn, thuốc... gây dị ứng, suy giảm miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Thậm chí, hệ miễn dịch có thể tấn công chính mình, tạo ra hàng loạt bệnh gọi chung là bệnh tự miễn.

Theo phó giáo sư Lâm, tỷ lệ bệnh nhân liên quan đến rối loạn hệ miễn dịch ngày càng gia tăng. Những bệnh lý thường gặp bao gồm lupus ban đỏ hệ thống, vảy nến, viêm khớp dạng thấp, viêm da cơ địa, mề đay mạn tính, xơ cứng bì, rụng tóc từng mảng, viêm mạch IgA... Đây là những bệnh phổ biến, nhưng có thể kéo dài, tái phát từng đợt và ảnh hưởng đến chất lượng sống nếu không điều trị đúng cách.

Việc điều trị rối loạn miễn dịch không phải lúc nào cũng cần duy trì suốt đời. Thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ, cơ quan bị ảnh hưởng và khả năng đáp ứng thuốc của từng người. Một số trường hợp có thể ổn định sau vài tháng hoặc vài năm, nhưng với bệnh nhân mạn tính, cần theo dõi và điều trị lâu dài để kiểm soát bệnh và phòng ngừa biến chứng.

Nhờ can thiệp đúng với phác đồ thuốc sinh học kháng IgE, tình trạng của chị Hồng cải thiện rõ rệt sau hai lần tiêm. Sau 6 tháng, các triệu chứng nổi mề đay, sẩn ngứa không còn tái phát dù ngưng dùng thuốc.

Còn anh Quân, bác sĩ chỉ định dùng thuốc ức chế và điều hòa miễn dịch để giảm phản ứng viêm và ngăn hệ miễn dịch tấn công nhầm vào mô lành. Sau ba tháng điều trị đúng hướng, anh có thể đi lại bình thường và trở lại công việc.

Chị Hồng được tiêm thuốc sinh học để điều trị bệnh. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Theo bác sĩ Tân, các triệu chứng ban đầu của rối loạn miễn dịch có thể rất mơ hồ như nổi ban, mệt mỏi, sốt nhẹ, đau khớp, phát ban, ngứa kéo dài... nên dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Người bệnh thường chỉ điều trị triệu chứng mà bỏ sót nguyên nhân gốc rễ từ hệ miễn dịch. Các bệnh này thường tiến triển thành từng đợt, nặng dần và có diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, kéo dài dai dẳng, nhiễm trùng tái phát. Theo thời gian, chức năng sinh lý của các cơ quan trên cơ thể bị ảnh hưởng, tổn thương mạn tính, hoạt động sống suy giảm, lâu dài có thể dẫn đến tàn phế, trầm cảm, tử vong.

Khi xuất hiện triệu chứng bất thường như ngứa da, nổi mề đay, dị ứng kéo dài, mệt mỏi, đau người, thường xuyên tái phát bệnh, điều trị không khỏi..., người bệnh nên đi khám chuyên khoa Miễn dịch Lâm sàng để tìm nguyên nhân và được tư vấn điều trị phù hợp.

Nguyễn Minh - Minh Hương

*Tên nhân vật đã được thay đổi

20h ngày 24/6, tư vấn trực tuyến "Tìm hiểu về miễn dịch lâm sàng: Hiểu đúng để điều trị đúng" sẽ được phát trên fanpage của VnExpress. Chương trình có sự tham gia của các bác sĩ hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Độc giả có thể gửi câu hỏi tại đây để được giải đáp.
Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/te-bao-mien-dich-tan-cong-nham-mo-mo-duoi-da-gay-benh-4905500.html
Tags: mề đay rối loạn miễn dịch TP HCM

Tin cùng chuyên mục

Thận hỏng bởi lạm dụng 'thần dược' tăng cơ

Thận hỏng bởi lạm dụng 'thần dược' tăng cơ

Đến viện khám khi mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, người đàn ông 32 tuổi được bác sĩ chẩn đoán chức năng thận suy giảm nghiêm trọng sau khi dùng thực phẩm "bổ thận, tráng dương, tăng cơ" trôi nổi.

Làm gì giúp tỉnh táo?

Làm gì giúp tỉnh táo?

Tôi thường uể oải, đầu óc thiếu tỉnh táo, khó tập trung và đau đầu nhẹ. Tôi nên lưu ý gì để giảm tình trạng này? (Tấn Sỹ, 42 tuổi)

Gia đình 4 người mắc ung thư vú

Gia đình 4 người mắc ung thư vú

Chị Muội cùng chị gái, dì ruột và em họ đều mắc ung thư vú, xét nghiệm chưa phát hiện đột biến gene di truyền.

Cậu bé 14 tuổi chống chọi ung thư thận

Cậu bé 14 tuổi chống chọi ung thư thận

Nguyễn Đình Thưởng, 14 tuổi, ung thư thận, tưởng chừng bỏ cuộc mặc cho số phận bởi gia cảnh khó khăn thì được chương trình Mặt trời Hy vọng (Quỹ Hy vọng - VnExpress) hỗ trợ chi phí điều trị phục hồi sức khỏe.

Chuyên gia tiết lộ lý do không nên đi ngủ khi đầu ẩm

Chuyên gia tiết lộ lý do không nên đi ngủ khi đầu ẩm

Đi ngủ khi tóc ướt có thể dẫn đến những vấn đề không mong muốn, từ hư tổn tóc cho đến các bệnh lý về da đầu và da mặt.

Bỏ qua triệu chứng quen thuộc, người phụ nữ phát hiện ung thư khi đã di căn

Bỏ qua triệu chứng quen thuộc, người phụ nữ phát hiện ung thư khi đã di căn

Cho rằng cảm giác đau nhói bụng dưới là triệu chứng dị ứng, Krystal Maeyke, 39 tuổi, trì hoãn đi khám và không phát hiện ung thư cho đến khi bệnh đã di căn.

6 món ăn uống khi đói giúp kiểm soát đường huyết

6 món ăn uống khi đói giúp kiểm soát đường huyết

Trứng có hàm lượng carbohydrate thấp, giàu protein, thúc đẩy cảm giác no, còn hạt lanh nhiều axit béo omega-3, chất xơ, hỗ trợ lượng đường trong máu khỏe mạnh.

5 thực phẩm nên bổ sung để thận khỏe mạnh

5 thực phẩm nên bổ sung để thận khỏe mạnh

Đậu phụ, anh đào chua, hạt lanh, tỏi và rau lá xanh đậm có thể giúp thận của bạn hoạt động tốt trong nhiều năm tới.

Người đàn ông tử vong sau khi mắc liên cầu lợn

Người đàn ông tử vong sau khi mắc liên cầu lợn

Người đàn ông 50 tuổi ở phường Thuận Hóa đã không qua khỏi sau một ngày điều trị nhiễm khuẩn liên cầu lợn.

Nguy cơ gì từ đơn thuốc 90 ngày?

Nguy cơ gì từ đơn thuốc 90 ngày?

Việc kê đơn dài ngày tiềm ẩn nguy cơ như bệnh nhân không được theo dõi sát tác dụng phụ, hoặc khi bệnh chuyển biến thì không kịp đánh giá để điều chỉnh phác đồ, theo các chuyên gia.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies