Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Sức khỏe
Thứ bảy, 31/5/2025 | 08:01 GMT+7

Phòng ngừa ung thư thế nào khi có người thân mắc bệnh?

Gia đình tôi có người mắc ung thư thì các thành viên nên làm gì để phòng ngừa bệnh? (Dung, 41 tuổi)

Trả lời:

Ung thư xảy ra khi có sự thay đổi bất thường trong cấu trúc gene của tế bào khiến tế bào phân chia không kiểm soát, dẫn đến hình thành khối u ác tính. Những thay đổi này có thể do tác động của môi trường, lối sống, thực phẩm, hóa chất hoặc do đột biến gene, di truyền từ người thân trong gia đình.

Không phải tất cả bệnh ung thư đều có yếu tố di truyền. Một số loại ung thư có liên quan đến yếu tố di truyền nhiều hơn, ví dụ ung thư vú và buồng trứng, đại trực tràng, tuyến tiền liệt, dạ dày, thận, tuyến giáp, một số dạng ung thư máu. Nếu trong gia đình có từ hai người thân trực hệ trở lên như cha mẹ, anh chị em ruột, con ruột mắc cùng một loại ung thư hoặc mắc ở độ tuổi rất sớm, nguy cơ di truyền cho các thành viên khác cao hơn.

Gene di truyền làm tăng nguy cơ mắc bệnh, ví dụ phụ nữ mang đột biến gen BRCA1 có nguy cơ phát triển ung thư vú cao hơn so với người không mang đột biến này. Tuy nhiên, lối sống, chế độ ăn uống, môi trường sống, vận động thể chất, thói quen sinh hoạt... có ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành ung thư.

Tầm soát sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm ung thư. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao nên đến bệnh viện có chuyên khoa ung bướu để được tư vấn, tầm soát, phòng ngừa phù hợp. Bạn nên giữ lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, ăn uống cân bằng. Ưu tiên rau xanh, trái cây, hạn chế thức ăn chế biến sẵn, vận động thường xuyên, duy trì cân nặng hợp lý, ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng để bảo vệ sức khỏe.

Nếu phát hiện ung thư sớm, điều trị đúng phác đồ có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Thực tế cho thấy rất nhiều bệnh nhân phát hiện bệnh ung thư nhờ tầm soát định kỳ, khi chưa có triệu chứng bệnh, nhờ đó được điều trị sớm, hiệu quả cao.

BS.CKII Nguyễn Đức Luân

Khoa Ung bướu

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh ung thư tại đây để bác sĩ giải đáp
Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/phong-ngua-ung-thu-the-nao-khi-co-nguoi-than-mac-benh-4892562.html
Tags: tầm soát ung thư phòng ung thư

Tin cùng chuyên mục

Rào cản dự phòng HPV

Rào cản dự phòng HPV

Dù đã có biện pháp dự phòng hiệu quả, các bệnh lý và ung thư liên quan HPV vẫn đang gây ra gánh nặng tinh thần, vật chất cho cộng đồng.

Dấu hiệu ung thư buồng trứng tái phát

Dấu hiệu ung thư buồng trứng tái phát

Ung thư buồng trứng tái phát thường gây rối loạn tiêu hóa, đau vùng bụng, xương chậu, tiểu nhiều lần, dễ nhầm lẫn bệnh phụ khoa thông thường.

Phòng khám Việt Khang Thủ Đức 'vẽ bệnh'

Phòng khám Việt Khang Thủ Đức 'vẽ bệnh'

Sở Y tế TP HCM xác định phòng khám Việt Khang Thủ Đức "vẽ bệnh", chào mời bệnh nhân khám với giá thấp sau đó yêu cầu thực hiện nhiều dịch vụ khiến chi phí tăng vọt.

Ăn nội tạng động vật thế nào tránh tăng men gan

Ăn nội tạng động vật thế nào tránh tăng men gan

Người khỏe mạnh có thể ăn nội tạng động vật tối đa hai lần mỗi tuần với lượng 100 g mỗi lần để hạn chế tăng men gan.

Hóc hạt nhãn, bé gái hai tuổi tử vong

Hóc hạt nhãn, bé gái hai tuổi tử vong

Bé gái hai tuổi ăn nhãn bất ngờ bị hóc hạt, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi 2 cấp cứu nhưng không qua khỏi.

Dấu hiệu sốc sốt xuất huyết dễ bị bỏ sót

Dấu hiệu sốc sốt xuất huyết dễ bị bỏ sót

Đau bụng, chảy máu chân răng, chân tay lạnh, li bì... báo hiệu sốc sốt xuất huyết song dễ bị bỏ qua do chủ quan hoặc dùng sai thuốc.

Trải nghiệm cận tử của người phụ nữ suýt chết vì đau tim

Trải nghiệm cận tử của người phụ nữ suýt chết vì đau tim

Sau một cơn đau tim nguy hiểm nhất suýt lấy đi mạng sống, Jenna Tanner chia sẻ trải nghiệm cận tử khiến bà thay đổi hoàn toàn cách nhìn về cuộc sống.

Phẫu thuật '4 trong 1' điều trị bệnh phụ khoa

Phẫu thuật '4 trong 1' điều trị bệnh phụ khoa

Bà Lan, 60 tuổi, bị sa tử cung và bàng quang, u buồng trứng kèm tổn thương do nhiễm virus HPV, được bác sĩ phẫu thuật xử trí các bệnh lý trong một ca mổ.

Mụn nội tiết khác mụn trứng cá thế nào?

Mụn nội tiết khác mụn trứng cá thế nào?

Từ khi dậy thì, mặt và trên người con gái tôi nổi nhiều mụn. Nhiều người bảo đây là mụn nội tiết không phải mụn trứng cá. Hai loại này khác nhau thế nào, chữa được không? (Ngọc Trinh, Cần Thơ)

Tiêm ngừa zona thần kinh khi người thân mắc bệnh

Tiêm ngừa zona thần kinh khi người thân mắc bệnh

Bà Ngọc, 51 tuổi, ở TP HCM, chứng kiến người thân suy kiệt do mắc zona thần kinh, mong muốn được tiêm vaccine phòng bệnh càng sớm càng tốt.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies