Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Sức khỏe
Thứ sáu, 25/7/2025 | 19:01 GMT+7

Những di chứng vĩnh viễn do viêm não Nhật Bản

Bệnh viêm não Nhật Bản có thể để lại những di chứng vĩnh viễn về thần kinh và vận động như liệt hoàn toàn, động kinh, rối loạn tâm thần.

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống Tiêm chủng VNVC, cho biết như trên trong bối cảnh toàn quốc ghi nhận hơn 30 ca bệnh viêm não Nhật Bản, gồm cả trẻ em và người lớn từ đầu năm. Trong số đó, có nhiều ca bệnh nặng, tổn thương não và gặp di chứng nặng nề.

Theo bác sĩ Chính, viêm não Nhật Bản được xem là một trong những bệnh nguy hiểm. Virus có khả năng gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, tấn công trực tiếp các tế bào não, gây ra phản ứng viêm tại màng não và mô não. Do đó, tỷ lệ tử vong và để lại di chứng rất cao. Những di chứng này khiến người bệnh giảm khả năng giao tiếp, giảm hoặc mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Một bệnh nhân bị liệt hoàn toàn, phụ thuộc máy thở do mắc viêm não Nhật Bản. Ảnh: Khánh Hòa

Di chứng thường gặp nhất ở thần kinh, vận động. Người mắc có thể bị tổn thương não nặng dẫn tới ý thức không phục hồi, không thể tự ăn uống hoặc vận động, hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của người khác. Trẻ em mắc bệnh có thể bị chậm phát triển trí tuệ, nói, ngôn ngữ...

Điển hình, thanh niên 26 tuổi, ở An Giang, đã nằm viện tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM khoảng 2 năm, bị liệt hoàn toàn do viêm não Nhật Bản, phụ thuộc máy thở. Bác sĩ đánh giá bệnh nhân có nguy cơ bị di chứng suốt đời, không thể phục hồi. Tuy nhiên, gia đình không đủ khả năng tự trang bị máy thở tại nhà nên bệnh nhân chưa được xuất viện.

Trước đó, vào tháng 1, bé trai 8 tuổi, ở Nghệ An, cũng bị di chứng liệt hoàn toàn do viêm não Nhật Bản, phụ thuộc máy thở 7 tháng nhưng bệnh chưa cải thiện.

Ngoài di chứng ở thần kinh, vận động, viêm não Nhật Bản có thể để lại di chứng ở thị giác, thính giác. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong có thể lên tới 30%. Tại những bệnh viện tuyến cuối điều trị bệnh nhân nặng, tỷ lệ di chứng có thể lên tới 70%.

Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm do virus viêm não Nhật Bản gây ra, lây truyền qua muỗi đốt. Nguy cơ nhiễm virus viêm não Nhật Bản cao nhất là ở các vùng nông thôn, nông nghiệp. Một số trường hợp viêm não Nhật Bản đôi khi được báo cáo từ các khu vực thành thị.

Ở những quốc gia lưu hành bệnh viêm não Nhật Bản, ca nhiễm phần lớn ở trẻ em dưới 15 tuổi. Song, nguy cơ biến chứng nặng và bị di chứng ở trẻ em và người lớn tương đương nhau. Theo bác sĩ Chính, bệnh có xu hướng lây nhiễm ở nhóm trẻ lớn 9-15 tuổi và người lớn do chưa tiêm nhắc vaccine hoặc tiêm chủng không đủ số mũi.

Bé trai được phụ huynh đưa đi tiêm vaccine phòng viêm não Nhật Bản tại Trung tâm tiêm chủng VNVC. Ảnh: Hoàng Dương

Để phòng viêm não Nhật Bản, bác sĩ khuyến cáo tránh muỗi đốt, ngủ trong màn kể cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng kem đuổi muỗi, phát quang bụi rậm quanh nhà, xây chuồng trại chăn nuôi cách xa nơi ở, đổ bỏ nước thừa đọng tránh cho muỗi trú ngụ, sinh sản.

Nên tiêm vaccine phòng bệnh, tiêm mới hoặc tiêm bổ sung các mũi còn thiếu. Hiện Việt Nam có ba loại vaccine phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ em và người lớn, bao gồm: Jevax (Việt Nam) có trong chương trình Tiêm chủng Mở rộng và tiêm chủng dịch vụ, tiêm từ 12 tháng tuổi; Jeev (Ấn Độ) tiêm từ 12 tháng tuổi và Imojev (Thái Lan) tiêm từ 9 tháng tuổi chỉ có trong tiêm chủng dịch vụ. Tùy vào lịch sử tiêm chủng của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn loại vaccine và lịch tiêm phù hợp.

Bác sĩ Chính lưu ý vaccine Jevax cần tiêm đủ ba mũi cơ bản, sau đó tiêm nhắc sau mỗi ba năm để bổ sung kháng thể phòng bệnh. Với vaccine Imojev, trẻ từ 9 tháng đến 18 tuổi chỉ cần một mũi cơ bản và một mũi nhắc cách nhau một năm (tổng cộng hai mũi). Người từ 18 tuổi trở lên chỉ cần một mũi.

Với vaccine Jeev, trẻ cần tiêm đủ hai mũi, mũi đầu tiêm khi trẻ đủ 12 tháng tuổi, mũi hai tiêm sau đó ít nhất một tháng. Vaccine được khuyến cáo tiêm nhắc khi có dịch hoặc chuẩn bị đi vào vùng dịch viêm não Nhật Bản. Người dân có thể chuyển đổi vaccine để phòng bệnh hiệu quả nếu lịch tiêm nhắc khó tuân thủ.

Hoàng Dương

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/nhung-di-chung-vinh-vien-do-viem-nao-nhat-ban-4918935.html
Tags: di chứng điều trị viêm não Nhật Bản phòng bệnh tiêm chủng vaccine

Tin cùng chuyên mục

Uống nước khe suối bị vắt chui vào mũi

Uống nước khe suối bị vắt chui vào mũi

Người đàn ông 53 tuổi uống nước từ khe suối bị con vắt dài 8 cm chui vào hốc mũi gây khó thở, xuất huyết.

Màu mắt tiết lộ điều gì về sức khỏe?

Màu mắt tiết lộ điều gì về sức khỏe?

Lòng trắng mắt chuyển màu vàng có thể do mắc bệnh gan hoặc vàng da, còn màu đỏ thường cảnh báo viêm kết mạc, viêm màng bồ đào.

Buộc phải sống chung suốt đời với khối u trong não

Buộc phải sống chung suốt đời với khối u trong não

Tưởng hay quên do tiền mãn kinh, một phụ nữ 52 tuổi ở Anh được chẩn đoán u màng não sâu không thể phẫu thuật, buộc phải sống chung với khối u cả đời.

Thiếu máu do đa u xơ tử cung

Thiếu máu do đa u xơ tử cung

Đa u xơ tử cung khiến chị Thắm, 45 tuổi, đau bụng mỗi khi đến kỳ kinh, kinh nguyệt kéo dài gây thiếu máu.

Dấu hiệu viêm đa dây thần kinh

Dấu hiệu viêm đa dây thần kinh

Cảm giác tê bì tay chân kéo dài, tăng dần và lan rộng xuất phát từ các ngón tay chân có thể là dấu hiệu viêm đa dây thần kinh.

Một nạn nhân vụ lật xe khách ở Hà Tĩnh nguy cơ bị liệt

Một nạn nhân vụ lật xe khách ở Hà Tĩnh nguy cơ bị liệt

Nạn nhân người Lào gãy đốt sống cổ sau vụ lật xe khách ở Hà Tĩnh, nguy cơ bị liệt, được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế điều trị.

Tổn thương gan do sốt xuất huyết

Tổn thương gan do sốt xuất huyết

Bệnh nhân sốt xuất huyết có thể bị tổn thương gan ở nhiều cấp độ từ viêm, tăng men gan đến rối loạn đông máu, suy gan cấp, nguy kịch.

Bị thừa cân, béo phì có dễ tái phát đột quỵ?

Bị thừa cân, béo phì có dễ tái phát đột quỵ?

Bố tôi bị đột quỵ nhẹ cách đây 6 tháng, hiện hồi phục, song béo phì và rối loạn lipid máu. Tình trạng này có làm tăng nguy cơ tái phát đột quỵ không?(Thu Anh, Hải Phòng)

Ung thư tuyến tiền liệt thường di căn đến đâu?

Ung thư tuyến tiền liệt thường di căn đến đâu?

Tế bào ung thư ở tuyến tiền liệt có thể di căn đến các cơ quan lân cận, sau đó là xương, hạch bạch huyết, phổi, gan, não.

Hai loại tinh thể gây viêm khớp

Hai loại tinh thể gây viêm khớp

Các tinh thể axit uric dẫn đến bệnh gout, còn sự tích tụ các tinh thể canxi pyrophosphat trong sụn gây ra bệnh lắng đọng canxi pyrophosphat.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies