Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Sức khỏe
Thứ hai, 7/7/2025 | 15:09 GMT+7

Nhiễm trùng do chích máu chữa gout

Ông Hiền, 67 tuổi, bị gout 10 năm, nay chích máu để "hút độc" chữa bệnh theo như quảng cáo, sau đó bị nhiễm trùng lan rộng.

Ông Hiền thường xuyên đau nhức, sưng tấy các khớp, nhất là ngón chân cái và khớp gối, bác sĩ kê đơn thuốc hạ axit uric máu, thuốc chống viêm. Ngại uống thuốc Tây, ông đến một phòng khám Đông y theo quảng cáo "chữa gout bằng mẹo chích máu hút độc tố ra ngoài". Ông được chích lấy máu ở các khớp vai bị sưng, sau đó dùng máy sấy hơ làm khô vết thương. Vài ngày đầu khớp đỡ đau, sau đó vùng vai sưng nề không vận động được, đau nhức lan rộng kèm mệt mỏi, sốt cao.

ThS.BS Nguyễn Thị Ánh Ngọc, khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, ghi nhận ông Hiền nhập viện trong tình trạng sốt 38,5 độ C, các khớp sưng đau nóng đỏ, vai và nhiều khớp khác bị bầm tím, phỏng rộp, có dấu hiệu nhiễm trùng mô mềm.

Các bác sĩ xử lý vùng tổn thương, vệ sinh vết bỏng thường xuyên, điều trị kháng sinh toàn thân kết hợp thuốc chống viêm để kiểm soát nhiễm trùng lan rộng. Ông Hiền được làm các xét nghiệm đánh giá chức năng gan, thận và nồng độ axit uric.

Kết quả xét nghiệm cho thấy axit uric trong máu của ông Hiền vẫn ở mức cao. Các khớp có dấu hiệu viêm tái phát, một số vị trí bắt đầu xuất hiện hạt tophi nhỏ dưới da. Bệnh gout đã sang giai đoạn mạn tính, nếu không kiểm soát tốt, tinh thể urat tiếp tục lắng đọng sẽ phá hủy khớp, gây biến dạng, hạn chế vận động và có thể ảnh hưởng đến chức năng thận, theo bác sĩ Ngọc.

Hiện tình trạng nhiễm trùng của ông Hiền đã ổn định, vết thương lên da non, không còn chảy dịch. Bác sĩ tiếp tục điều chỉnh thuốc hạ axit uric, thuốc chống viêm, đồng thời tư vấn chế độ ăn uống, sinh hoạt và lịch tái khám để kiểm soát bệnh.

Bác sĩ Ngọc khám cho ông Hiền. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Theo bác sĩ Ngọc, gout là bệnh rối loạn chuyển hóa, người bệnh cần tuân thủ phác đồ lâu dài. Song một số trường hợp, đặc biệt là người lớn tuổi, e ngại dùng thuốc Tây vì lo tác dụng phụ, áp dụng các mẹo dân gian, thuốc lá, rượu ngâm để chữa bệnh. "Hiện chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh việc chích hút máu bầm hay "rút độc" ra khỏi khớp có hiệu quả", bác sĩ Ngọc cho hay, thêm rằng việc chích, rạch, đắp lá, sấy vết thương dễ làm tổn thương da, tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến nhiễm trùng toàn thân. Một vết nhiễm trùng da nếu lan rộng sẽ dẫn đến nhiễm trùng huyết, đe dọa tính mạng, nhất là với người lớn tuổi, mắc bệnh nền.

Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, từng tiếp nhận nhiều ca mắc gout nhập viện do tự ý đắp lá, dán cao, dùng rượu ngâm, chích máu. Không ít trường hợp bị bỏng da, viêm loét kéo dài, thậm chí uống thuốc Đông y không rõ nguồn gốc dẫn đến men gan tăng cao, suy thận.

Bác sĩ Ngọc lưu ý người bệnh tuyệt đối không tự ý sắc, ngâm, đắp thuốc hay thực hiện các thủ thuật chích máu, sấy vết thương tại các cơ sở không uy tín. Người bệnh gout cần hạn chế thực phẩm giàu purin như nội tạng, hải sản, thịt đỏ, bia rượu; uống đủ nước để tăng thải axit uric, vận động nhẹ nhàng để giảm lắng đọng tinh thể urat. Nếu có ý định dùng thêm các bài thuốc Đông y, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đánh giá khả năng tương tác với thuốc Tây đang dùng. Liệu pháp Đông y có thể hỗ trợ giảm viêm, lưu thông khí huyết nhưng không thay thế được thuốc hạ axit uric.

Linh Đặng

*Tên người bệnh đã được thay đổi

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh cơ xương khớp tại đây để bác sĩ giải đáp
Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/nhiem-trung-do-chich-mau-chua-gout-4911152.html
Tags: Hà Nội nhiễm trùng bệnh gout

Tin cùng chuyên mục

Nguy cơ gì từ đơn thuốc 90 ngày?

Nguy cơ gì từ đơn thuốc 90 ngày?

Việc kê đơn dài ngày tiềm ẩn nguy cơ như bệnh nhân không được theo dõi sát tác dụng phụ, hoặc khi bệnh chuyển biến thì không kịp đánh giá để điều chỉnh phác đồ, theo các chuyên gia.

Cách giúp cha mẹ đồng hành cùng trẻ tuổi dậy thì

Cách giúp cha mẹ đồng hành cùng trẻ tuổi dậy thì

Gia đình nên chuẩn bị tâm lý và kiến thức để giải đáp về sức khỏe tình dục, dự phòng HPV, không nên tỏ ra giận dữ, khó chịu hoặc né tránh, theo các chuyên gia.

Nguyên nhân gây hội chứng 'da nướng'

Nguyên nhân gây hội chứng 'da nướng'

Tiếp xúc lâu với nhiệt từ các thiết bị điện tử như laptop, máy sưởi kéo dài có thể gây ra hội chứng "da nướng", khiến da đổi màu, nóng rát.

Suýt phải cắt bỏ chân chỉ vì vết loét nhỏ

Suýt phải cắt bỏ chân chỉ vì vết loét nhỏ

Ông Kim Eng, 71 tuổi, người Campuchia, suýt mất cả bàn chân vì một vết loét nhỏ biến chứng thành hoại tử nặng, do tắc động mạch chi dưới không được chẩn đoán sớm.

Hàn Quốc có vaccine phòng bệnh than mới

Hàn Quốc có vaccine phòng bệnh than mới

Vaccine Barythrax được bào chế dựa trên công nghệ tái tổ hợp, ra mắt sau 23 năm nghiên cứu, tổng đầu tư khoảng 30 tỷ won, tương đương 22 triệu USD.

Nâng cao năng lực tư vấn bệnh hô hấp cho dược sĩ

Nâng cao năng lực tư vấn bệnh hô hấp cho dược sĩ

Chuỗi hội thảo "Đúng bệnh - Đúng thuốc - Đúng tư vấn" do Opella Việt Nam và Chi hội Dược Nhà thuốc TP HCM tổ chức giúp dược sĩ nâng cao kỹ năng chăm sóc bệnh hô hấp trên.

Dấu hiệu sốc do bệnh tiểu đường

Dấu hiệu sốc do bệnh tiểu đường

Người bị sốc tiểu đường thường có các triệu chứng như đổ mồ hôi nhiều, da nhợt nhạt hoặc ửng đỏ, tim đập nhanh, khó thở.

Người bệnh ung thư hưởng lợi khi TP HCM sáp nhập

Người bệnh ung thư hưởng lợi khi TP HCM sáp nhập

Người bệnh ung thư Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương trước đây, sau khi sáp nhập vào TP HCM sẽ được hưởng lợi từ chính sách điều trị ban ngày tại Bệnh viện Ung bướu TP HCM.

Mề đay dai dẳng có phải rối loạn miễn dịch?

Mề đay dai dẳng có phải rối loạn miễn dịch?

Tôi bị mề đay tái lại suốt 6 tháng qua, nhất là khi trời lạnh, ăn hải sản hay uống sữa. Uống thuốc dị ứng chỉ đỡ tạm thời rồi tái phát. Đây có phải là dấu hiệu rối loạn miễn dịch? (Anh Huy, 34 tuổi, Đồng Tháp)

Cơ thể còn một quả thận có nguy cơ suy thận không?

Cơ thể còn một quả thận có nguy cơ suy thận không?

Tôi vừa phẫu thuật cắt một quả thận do ung thư, bác sĩ lưu ý theo dõi sức khỏe, tái khám định kỳ để đánh giá chức năng thận. Tôi có nguy cơ bị suy thận không? (Trần Văn Nhơn, 59 tuổi, Lâm Đồng)

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies