Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Sức khỏe
Thứ tư, 4/6/2025 | 19:31 GMT+7

Chủ động bảo vệ người lớn tuổi trước viêm phổi do phế cầu

Viêm phổi đe dọa sức khỏe người cao tuổi, có thể dẫn đến biến chứng nặng, thậm chí tử vong, do đó cần chủ động ngừa tác nhân phế cầu khuẩn.

Theo National Institutes of Health, viêm phổi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong toàn cầu. Tại Việt Nam, đây là bệnh nhiễm trùng phổ biến nhưng không phải ai cũng biết thủ phạm chính là phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae).

Nghiên cứu trên CDC chỉ ra phế cầu khuẩn thường trú trong vòm họng 5-90% dân số và biến thành tác nhân gây bệnh khi sức đề kháng suy yếu. WHO thống kê mỗi năm vi khuẩn này dẫn đến khoảng 1,6 triệu ca tử vong trên toàn cầu.

Bệnh do phế cầu khuẩn gây ra có thể là không xâm lấn (viêm tai giữa, viêm phổi) và cả xâm lấn (viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi kèm nhiễm khuẩn huyết). Người cao tuổi mắc phế cầu xâm lấn có tỷ lệ tử vong đến 40%.

Thời gian nằm viện trung bình của một ca viêm phổi là 10 ngày và chi phí y tế có thể đến 22 triệu đồng. Ảnh: Pexels

Hiện phế cầu khuẩn hơn 100 tuýp huyết thanh, có xu hướng gây bệnh khác nhau, khiến việc kiểm soát rất phức tạp. Ở người cao tuổi, viêm phổi do phế cầu khá phổ biến, gồm có hoặc không kèm nhiễm trùng huyết.

Thống kê từ CDC Mỹ cho thấy, người trên 50 tuổi có nguy cơ nhập viện do viêm phổi phế cầu cao gấp 6 lần lứa 18-49 tuổi. Tuy vậy, nhóm 18-49 bị bệnh mạn tính (đái tháo đường, tim, phổi tắc nghẽn mạn tính)... cũng đối diện bệnh phế cầu cao.

Ở nước ta, xu hướng già hóa dân số và bệnh nền trẻ hóa gây áp lực lên hệ thống y tế, nhất là khi nhóm dễ tổn thương do phế cầu khuẩn ngày càng tăng.

Bên cạnh đó, tình trạng đề kháng kháng sinh và đồng nhiễm loạt virus đường hô hấp như cúm mùa, SARS-CoV-2 (gây đại dịch Covid-19)góp phần phức tạp hóa việc điều trị bệnh do phế cầu khuẩn, dẫn đến chi phí tăng nhưng hiệu quả giảm.

Vì thực tế trên, WHO xếp phế cầu khuẩn vào nhóm tác nhân cần được ưu tiên phòng ngừa ở người dễ bị tổn thương, trong đó có lứa cao niên, góp phần giảm gánh nặng cho hệ thống y tế.

Từ cuối 2024, CDC Mỹ khuyến cáo tiêm phế cầu khuẩn cho người từ 50 tuổi trở lên (nhất là nhóm có bệnh nền), thậm chí trẻ hơn (từ 18 tuổi). Điều này thể hiện sự quan ngại về mức độ nguy hiểm của bệnh và tầm quan trọng khi phòng ngừa.

Ở Việt Nam, vaccine phế cầu khuẩn được cấp phép lưu hành từ lâu, nhưng tỷ lệ phòng ngừa ở người trưởng thành còn thấp. Thực tế, không ít cá nhân hiểu lầm: chỉ trẻ em mới cần tiêm ngừa và vaccine chứa thành phần có hại với cơ thể.

WHO nhận định vaccine kích thích hệ miễn dịch bằng cách tiêm vào cơ thể một số thành phần của vi sinh vật đã được xử lý và không có khả năng gây bệnh (tương tự nhiễm trùng tự nhiên). Hiện Bộ Y tế cấp phép lưu hành 5 loại vaccine phòng phế cầu khuẩn với số lượng tuýp huyết thanh, cơ chế kích thích miễn dịch lẫn hiệu quả bảo vệ khác nhau.

Cụ thể, các vaccine ngừa phế cầu khuẩn dựa trên việc "giới thiệu" với cơ thể phần polysaccharide cấu tạo nên vỏ, qua đó cơ thể tạo kháng thể chống lại các polysaccharide đó. Dòng chứa càng nhiều tuýp huyết thanh, càng có thể bảo vệ cơ thể khỏi nhiều loại phế cầu khuẩn.

Tuy nhiên, chỉ vaccine chứa polysaccharide gắn protein mang (còn gọi vaccine phế cầu cộng hợp hay PCV) có thể tạo trí nhớ miễn dịch, nghĩa là chỉ cần tiêm một lần bảo vệ lâu dài khỏi các tuýp huyết thanh có trong vaccine.

Hơn thế, công nghệ vaccine cộng hợp giúp giảm lượng phế cầu khu trú trong vùng mũi hầu, từ đó hạn chế lây nhiễm phế cầu từ người này đến người khác, góp phần làm tăng miễn dịch cộng đồng.

Người dân nên chủ động trang bị kiến thức tiêm ngừa phế cầu khuẩn và tham khảo ý kiến bác sĩ. Ảnh: Pexels

Chủng ngừa thế nào phù hợp sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mong muốn mỗi cá nhân lẫn kết quả khám sàng lọc từ bác sĩ dự phòng. Do đó, người dân cần chủ động trang bị kiến thức, trao đổi với bác sĩ để có quyết định đúng đắn nhất.

Bộ Y tế khuyên người dân duy trì lối sống lành mạnh, giữ vệ sinh cá nhân và khám sức khỏe định kỳ... góp phần giảm nguy cơ mắc, điều trị hiệu quả nhiều bệnh, trong đó có các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra.

Hà Lan

Nội dung được cung cấp bởi Pfizer Việt Nam, biên tập bởi VnExpress. Thông tin sức khỏe trong bài viết có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa từ chuyên gia y tế. Khi có nhu cầu, độc giả phải đến cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn, thăm khám, và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp với từng tình trạng bệnh cụ thể. Xem thêm nguồn tham khảo tại đây.

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/chu-dong-bao-ve-nguoi-lon-tuoi-truoc-viem-phoi-do-phe-cau-4886470.html
Tags: viêm phối PP-PRV-VNM-1473 phế cầu khuẩn phế cầu

Tin cùng chuyên mục

Uống nước khe suối bị vắt chui vào mũi

Uống nước khe suối bị vắt chui vào mũi

Người đàn ông 53 tuổi uống nước từ khe suối bị con vắt dài 8 cm chui vào hốc mũi gây khó thở, xuất huyết.

Màu mắt tiết lộ điều gì về sức khỏe?

Màu mắt tiết lộ điều gì về sức khỏe?

Lòng trắng mắt chuyển màu vàng có thể do mắc bệnh gan hoặc vàng da, còn màu đỏ thường cảnh báo viêm kết mạc, viêm màng bồ đào.

Buộc phải sống chung suốt đời với khối u trong não

Buộc phải sống chung suốt đời với khối u trong não

Tưởng hay quên do tiền mãn kinh, một phụ nữ 52 tuổi ở Anh được chẩn đoán u màng não sâu không thể phẫu thuật, buộc phải sống chung với khối u cả đời.

Thiếu máu do đa u xơ tử cung

Thiếu máu do đa u xơ tử cung

Đa u xơ tử cung khiến chị Thắm, 45 tuổi, đau bụng mỗi khi đến kỳ kinh, kinh nguyệt kéo dài gây thiếu máu.

Dấu hiệu viêm đa dây thần kinh

Dấu hiệu viêm đa dây thần kinh

Cảm giác tê bì tay chân kéo dài, tăng dần và lan rộng xuất phát từ các ngón tay chân có thể là dấu hiệu viêm đa dây thần kinh.

Một nạn nhân vụ lật xe khách ở Hà Tĩnh nguy cơ bị liệt

Một nạn nhân vụ lật xe khách ở Hà Tĩnh nguy cơ bị liệt

Nạn nhân người Lào gãy đốt sống cổ sau vụ lật xe khách ở Hà Tĩnh, nguy cơ bị liệt, được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế điều trị.

Tổn thương gan do sốt xuất huyết

Tổn thương gan do sốt xuất huyết

Bệnh nhân sốt xuất huyết có thể bị tổn thương gan ở nhiều cấp độ từ viêm, tăng men gan đến rối loạn đông máu, suy gan cấp, nguy kịch.

Bị thừa cân, béo phì có dễ tái phát đột quỵ?

Bị thừa cân, béo phì có dễ tái phát đột quỵ?

Bố tôi bị đột quỵ nhẹ cách đây 6 tháng, hiện hồi phục, song béo phì và rối loạn lipid máu. Tình trạng này có làm tăng nguy cơ tái phát đột quỵ không?(Thu Anh, Hải Phòng)

Ung thư tuyến tiền liệt thường di căn đến đâu?

Ung thư tuyến tiền liệt thường di căn đến đâu?

Tế bào ung thư ở tuyến tiền liệt có thể di căn đến các cơ quan lân cận, sau đó là xương, hạch bạch huyết, phổi, gan, não.

Hai loại tinh thể gây viêm khớp

Hai loại tinh thể gây viêm khớp

Các tinh thể axit uric dẫn đến bệnh gout, còn sự tích tụ các tinh thể canxi pyrophosphat trong sụn gây ra bệnh lắng đọng canxi pyrophosphat.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies