Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Sức khỏe
Thứ năm, 15/5/2025 | 19:01 GMT+7

Các loại vaccine cần tiêm trước khi du học

Cúm, sởi, ho gà được khuyến nghị nên tiêm trước khi du học, do nhiều quốc gia đã ghi nhận dịch bệnh trong những năm qua.

Bác sĩ Nguyễn Văn Mác Toàn, Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết du học sinh sinh hoạt và học tập ở môi trường khác biệt với Việt Nam, dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tăng. Ngoài ra, một số quốc gia đã ghi nhận dịch sởi, ho gà trong những năm qua. Việc đảm bảo hành trang sức khỏe tốt giúp du học sinh yên tâm, tiết kiệm chi phí. Ngoài các vaccine phòng bệnh dễ gây thành dịch, một số loại khác cũng được khuyến cáo thêm, cụ thể như sau:

Du học sinh nên chủ động tìm hiểu, tiêm ngừa bệnh để đảm bảo sức khỏe trước khi đi du học. Ảnh minh họa: Vecteezy

Cúm mùa

Cúm mùa do virus cúm influenza gây ra, phổ biến ở tất cả khu vực trên thế giới. Bệnh lây lan nhanh qua đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi họng của người bệnh, chạm tay vào các vật dụng dính virus. Du học sinh di chuyển nhiều bằng máy bay, phương tiện công cộng có nguy cơ mắc bệnh cao và khả năng gặp biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng máu. Theo WHO, mỗi năm thế giới có khoảng một tỷ ca cúm, gây 290.000 - 650.000 ca tử vong.

Du học sinh nên tiêm ngừa một mũi vaccine cúm trước khi xuất hành tối thiểu 2-3 tuần để kịp tạo kháng thể bảo vệ, đồng thời tiêm nhắc lại một mũi hằng năm.

Sởi - quai bị - rubella

Ba bệnh này đều lây lan qua đường hô hấp và có thể bùng phát thành dịch khi tỷ lệ tiêm chủng sụt giảm. Một người mắc sởi có thể lây cho 12-18 người.

Trong năm 2024 và 2025, một số nước như Anh, Mỹ ghi nhận số ca sởi tăng mạnh. Sởi có thể gây các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm não, tiêu chảy cấp, viêm loét giác mạc.

Bệnh quai bị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như vô sinh ở nam và nữ, mất thính lực, viêm màng não, viêm não, tử vong.

Đối với bệnh rubella, bất kỳ giới tính, độ tuổi nào cũng có thể mắc nếu chưa có miễn dịch. Bệnh đặc biệt nguy hiểm ở phụ nữ mang thai, có thể dẫn đến hội chứng rubella bẩm sinh ở trẻ, thai lưu, sinh non, dị tật bẩm sinh.

Hiện Việt Nam có vaccine phối hợp ngừa ba bệnh sởi, quai bị và rubella trong một mũi tiêm, người từ 7 tuổi trở lên có lịch tiêm 2 mũi, cách nhau một tháng.

Bạch hầu - uốn ván - ho gà

Bạch hầu và ho gà dễ lây lan qua đường hô hấp. Trong đó, bạch hầu có thể gây ra biến chứng viêm cơ tim, viêm dây thần kinh, tổn thương thần kinh, liệt cơ, suy hô hấp, tử vong.

Bệnh ho gà có thể dẫn đến suy hô hấp với nguy cơ tử vong cao. Tại Anh, dịch ho gà bùng phát mạnh hồi đầu năm 2024, với hàng nghìn ca nhiễm, khiến 5 trẻ tử vong. Tại Mỹ, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2025, hơn 7.000 ca mắc ho gà, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Số ca mắc ho gà ở nước này cũng tăng vọt tới hơn 1.500% kể từ năm 2021. Các chuyên gia y tế lo ngại các đợt bùng phát có thể tồi tệ hơn trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng thấp và nguồn lực cho y tế dự phòng bị cắt giảm.

Còn mầm bệnh uốn ván có mặt ở mọi nơi, thường gặp trong đất cát. Nha bào uốn ván có thể gây bệnh sau 5 năm tồn tại trong đất. Bệnh gây các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật, viêm phổi, suy thận cấp, xuất huyết tiêu hóa, tử vong.

Học sinh, sinh viên trước khi đi du học nên tiêm ngừa mũi phòng các bệnh này. Tùy theo lịch sử chủng ngừa, bác sĩ sẽ chỉ định mũi tiêm phù hợp với từng người. Vaccine cần tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm.

Thủy đậu

Virus varicella-zoster gây ra bệnh thủy đậu và bệnh zona thần kinh. Người bị thủy đậu sẽ phát ban, nổi mụn nước nhỏ có chứa dịch, ngứa ngáy. Bệnh lây qua đường hô hấp và lây gián tiếp khi tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết và chất lỏng từ mụn nước. Bệnh có thể gây ra các biến chứng như nhiễm khuẩn da, mô mềm, xương, khớp và nhiễm trùng máu, viêm não, viêm phổi, viêm thận, viêm cầu thận, viêm khớp tràn dịch, bị zona thần kinh sau này...

Du học sinh có thể tiêm vaccine ngừa thủy đậu với liệu trình hai mũi, cách nhau ít nhất một tháng nếu trước đó chưa mắc bệnh. Người có bệnh nền, suy giảm hệ miễn dịch hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch (sau ghép tạng, điều trị ung thư) có thể đến cơ sở tiêm chủng để được tư vấn tiêm ngừa zona thần kinh.

Một sinh viên đến Trung tâm tiêm chủng VNVC tiêm ngừa chuẩn bị đi du học. Ảnh: Chí Anh

Phế cầu và não mô cầu

Đây là hai bệnh lây qua đường hô hấp, có nguồn lây từ người bệnh hoặc người lành mang trùng. Các du học sinh sống và sinh hoạt ở ký túc xá, môi trường đông người có nguy cơ cao mắc hai bệnh này.

Trong đó, phế cầu khuẩn là tác nhân gây ra các bệnh nặng như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não. Bệnh còn có thể gây ra những di chứng suốt đời như: mất thính lực, chậm phát triển trí tuệ hoặc rối loạn vận động.

Còn bệnh do não mô cầu có thể gây tử vong nhanh chóng chỉ trong 24 giờ với hai bệnh cảnh thường gặp là viêm màng não và nhiễm trùng máu. Có đến 20% gặp di chứng chậm phát triển trí tuệ, liệt, điếc, cắt cụt chi nếu sống sót.

Bác sĩ Toàn lưu ý các vaccine nên hoàn thành trước khi xuất cảnh tối thiểu một tháng để cơ thể sinh ra miễn dịch được tốt nhất. Ngoài ra, có nhiều loại vaccine phòng bệnh khác như phế cầu phòng viêm phổi, viêm màng não, vaccine HPV phòng mụn cóc sinh dục và các bệnh ung thư ở nam nữ, vaccine sốt xuất huyết...

Các du học sinh nên tìm hiểu thêm để bảo vệ sức khỏe tối ưu đồng thời tuân theo khuyến cáo của nhà trường hoặc chính quyền sở tại. Mọi người không nên có tâm lý chỉ chủng ngừa khi bắt buộc hoặc đi nước ngoài. Vaccine có thể tiêm theo mùa, theo độ tuổi, khi chuẩn bị kết hôn, mang thai. Đồng thời, mọi người nên kết hợp các biện pháp khác như vệ sinh tay thường xuyên, dinh dưỡng đầy đủ, tập luyện thể thao đều đặn để chủ động bảo vệ sức khỏe mọi lúc, mọi nơi.

Hoàng Dương

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/cac-loai-vaccine-can-tiem-truoc-khi-du-hoc-4886167.html
Tags: não mô cầu phế cầu phòng bệnh sởi cúm ho gà vaccine tiêm chủng

Tin cùng chuyên mục

Phẫu thuật '3 trong 1' cho người đàn ông vô sinh

Phẫu thuật '3 trong 1' cho người đàn ông vô sinh

Anh Hoài, 30 tuổi, vô sinh 7 năm do tắc ống dẫn tinh, giãn tĩnh mạch tinh, được phẫu thuật "3 trong 1" điều trị bệnh kết hợp tìm tinh trùng để trữ đông.

Dấu hiệu bất thường trước một tháng cảnh báo đột quỵ

Dấu hiệu bất thường trước một tháng cảnh báo đột quỵ

Người bệnh đột quỵ có thể xuất hiện các triệu chứng trước một tháng như chóng mặt bất thường, đau đầu dai dẳng, tê hoặc ngứa ran ở một bên.

Mức sinh các tỉnh thành thay đổi thế nào sau sáp nhập

Mức sinh các tỉnh thành thay đổi thế nào sau sáp nhập

Sau sáp nhập, cả nước còn 13 tỉnh có mức sinh dưới ngưỡng sinh thay thế, trong đó TP HCM tiếp tục là địa phương có mức sinh thấp nhất cả nước với 1,43 con trên mỗi phụ nữ.

Rối loạn sinh lý do cảm giác 'bị vợ bỏ rơi' sau sinh con

Rối loạn sinh lý do cảm giác 'bị vợ bỏ rơi' sau sinh con

Vợ giảm ân ái kể từ khi sinh con khiến người chồng 35 tuổi sống trong cảm giác "bị vợ bỏ rơi" và dần xuất hiện tình trạng xuất tinh sớm.

Gian nan điều trị sùi mào gà

Gian nan điều trị sùi mào gà

Ngọc Mai 21 tuổi (TP HCM) phát hiện nốt sần tại vùng kín, tự mua thuốc nam và acid về bôi nhưng các nốt sần vẫn tiếp tục lan rộng.

Truy tìm dầu gió, kem dưỡng ẩm giả trộn lẫn vào bệnh viện

Truy tìm dầu gió, kem dưỡng ẩm giả trộn lẫn vào bệnh viện

Sở Y tế TP HCM yêu cầu các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, kinh doanh dược rà soát sản phẩm dầu gió Con Ó, kem dưỡng ẩm Thái Lan, dầu Ông già Thái Lan và dầu lăn Hàn Quốc, vừa bị phát hiện là hàng giả.

Tắc đường tiểu do hẹp bao quy đầu

Tắc đường tiểu do hẹp bao quy đầu

Ông Vinh, 55 tuổi, hẹp bao quy đầu bẩm sinh gây viêm tái phát nhiều lần, tắc đường tiểu, được bác sĩ phẫu thuật tái tạo niệu đạo.

Nguyên nhân gây mụn nội tiết

Nguyên nhân gây mụn nội tiết

Dậy thì, chế độ ăn uống, thiếu ngủ, căng thẳng, sử dụng nhiều mỹ phẩm đều có thể gây ra những thay đổi liên quan đến hormone androgen, dẫn đến mụn nội tiết.

Dùng quạt thay cho máy lạnh có giúp giảm mắc bệnh hô hấp?

Dùng quạt thay cho máy lạnh có giúp giảm mắc bệnh hô hấp?

Việc dùng máy lạnh trong phòng có nhiều người sẽ dễ lây nhiễm bệnh về đường hô hấp. Nếu tôi dùng quạt, khả năng mắc bệnh có giảm không? (Trần Nam, 42 tuổi, TP HCM)

Bóng đèn nổ văng mảnh thủy tinh vào mắt gây thủng nhãn cầu

Bóng đèn nổ văng mảnh thủy tinh vào mắt gây thủng nhãn cầu

Chàng trai 27 tuổi sửa bóng đèn huỳnh quang trên trần nhà, bất ngờ đèn phát nổ, mảnh vỡ thủy tinh văng vào mắt.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies