Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Kinh doanh
Thứ hai, 21/7/2025 | 00:02 GMT+7

Chuyên gia: AI, Blockchain hữu ích lớn cho kinh tế tuần hoàn

Thế giới đang vào giai đoạn các công nghệ như IoT, AI, Blockchain hòa nhập với sinh thái học để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, theo chuyên gia.

Nhận định được GS. Yves Wautelet đến từ Đại học KU Leuven (Bỉ) nêu tại hội thảo quốc tế chủ đề "Chuyển đổi số - động lực nâng cao hiệu quả kinh doanh và phát triển kinh tế bền vững" (APMC 2025) do Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP HCM (UEL) tổ chức tuần qua.

Theo GS. Yves Wautelet thế giới đang bước vào giai đoạn "chuyển đổi kép" - tức chuyển đổi số và phát triển bền vững, nơi công nghệ số như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain) hòa nhập với sinh thái học. "Mục tiêu của chuyển đổi kép là tận dụng tối đa sự kết hợp này để tạo ra giá trị lớn hơn, cả về kinh tế, xã hội lẫn môi trường", GS Yves Wautelet nói.

Nhận định được thực chứng qua mô hình ông phát triển gọi là Circulise, triển khai tại dự án Fanyatu ở lưu vực sông Congo chuyên tái trồng rừng và cải thiện sinh kế người dân địa phương. Circulise là sự kết hợp giữa mô hình quản lý, kinh tế và công nghệ để mang lại giá trị bền vững và tuần hoàn.

GS. Yves Wautelet phát biểu tại phiên khai mạc toàn thể APMC 2025, hôm 16/7. Ảnh: UEL

Trong đó, dự án tích hợp công nghệ IoT và bản sao số (digital twins) để giám sát, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, xây dựng lòng tin các bên liên quan. Đến nay, khoảng 6 triệu cây được trồng, cộng đồng địa phương tham gia với vai trò "người sản xuất kiêm tiêu dùng tài nguyên" (resource prosumers).

Dự án hướng tới quản trị phi tập trung bằng Blockchain để đảm bảo tính minh bạch trong theo dõi CO2 và tạo chứng chỉ hấp thụ carbon. Nguồn thu từ bán chứng chỉ carbon dùng tài trợ cho việc tái trồng rừng, xây bếp ăn năng lượng mặt trời, hầm khí sinh học, nhà ở siêu bền cho cộng đồng địa phương.

Khác với mô hình kinh tế tuyến tính truyền thống (sản xuất, sử dụng, thải bỏ), kinh tế tuần hoàn xoay quanh việc giảm thiểu chất thải, tận dụng tối đa giá trị từ sản phẩm và nguyên liệu. Theo các chuyên gia trong một nền kinh tế tuần hoàn, con người tận dụng được nhiều giá trị hơn từ những gì đã có và duy trì giá trị đó trong nền kinh tế lâu nhất có thể. Điều này có thể đạt được thông qua thiết kế thông minh, giải pháp số và sự chuyển dịch từ sở hữu sản phẩm sang sử dụng dịch vụ.

Trên thế giới, đã có các dự án khác cho thấy công nghệ mới đang là trợ thủ đắc lực để thúc đẩy nhanh tiến trình và hiệu quả của kinh tế tuần hoàn. Ví dụ, EY đang hợp tác với nhiều công ty triển khai công cụ AI phân tích chuỗi cung ứng, giúp giải quyết các điểm nghẽn trong quản lý vận chuyển, giảm lượng phát thải carbon và dự báo nhu cầu nhằm hạn chế sản xuất dư thừa và tồn kho.

Trong lĩnh vực tái chế, Plastic Bank (Canada) ứng dụng nền tảng tích hợp AI và Blockchain để biến rác nhựa thành "tiền tệ". Người dân có thể đổi rác lấy nhu yếu phẩm, học phí, bảo hiểm y tế và các dịch vụ thiết yếu khác thông qua hệ thống minh bạch, có thể truy xuất.

Ở mức độ cao hơn, kinh tế tuần hoàn không chỉ nằm ở tái chế. Nhờ học máy và phản hồi liên tục, AI giúp nhà thiết kế nhanh chóng thử nghiệm và điều chỉnh nhiều phương án sử dụng vật liệu bền vững hơn, dễ tái sử dụng hoặc tháo rời.

Hiện khoảng 27% các quốc gia đưa hành động kinh tế tuần hoàn vào Đóng góp do Quốc gia Tự quyết định (NDC). Kinh tế tuần hoàn cũng sẽ là chủ đề chính tại Hội nghị Biến đổi khí hậu lần thứ 30 của Liên Hợp Quốc (COP30), sẽ được tổ chức tại Belem (Brazil) vào tháng 11. Reuters đánh giá nhu cầu chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn giữa các quốc gia chưa bao giờ cấp bách hơn lúc này.

Việc khai thác và chế biến nguyên liệu, gồm nhiên liệu hóa thạch, khoáng sản và sinh khối, chiếm ít nhất 55% lượng khí nhà kính toàn cầu, đồng thời góp phần vào tình trạng suy giảm đa dạng sinh học và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, các nền kinh tế vẫn chưa khai thác hết tiềm năng từ các nguồn lực này.

Báo cáo Circularity Gap năm nay cho biết phần lớn nguyên vật liệu được đưa vào nền kinh tế hiện vẫn là nguyên liệu thô ban đầu và tổng khối lượng tiếp tục gia tăng theo từng năm. Chỉ 6,9% nguyên vật liệu từ nguồn tái chế, giảm 24% so với năm 2015, khi tỷ lệ này là 9,1%.

Chủ tịch COP30, Đại sứ Brazil Andre Correa do Lago mô tả kinh tế tuần hoàn là "một trong những công cụ cần thiết để đảm bảo chống lại biến đổi khí hậu nhanh nhất có thể", thúc giục các nước hành động khẩn trương, quyết đoán.

Nêu kinh nghiệm, GS. Yves Wautelet cho biết sự tương tác giữa công nghệ và nhu cầu của xã hội cần được thể hiện một cách rõ ràng trong thiết kế và vận hành hệ thống quản trị. Không chỉ đơn thuần áp dụng công nghệ, ông cho rằng cần xác định rõ công nghệ đó phục vụ lợi ích gì cho cộng đồng, phát triển bền vững và điều chỉnh công nghệ để phù hợp với mục tiêu xã hội.

Viễn Thông

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/chuyen-gia-ai-blockchain-huu-ich-lon-cho-kinh-te-tuan-hoan-4916625.html
Tags: kinh tế tuần hoàn giảm phát thải tín chỉ carbon Blockchain IoT AI bền vững

Tin cùng chuyên mục

SSI có tổng giám đốc 8x

SSI có tổng giám đốc 8x

Ông Nguyễn Đức Thông, 37 tuổi, được SSI bổ nhiệm làm tổng giám đốc từ ngày 1/8 thay ông Nguyễn Hồng Nam.

SPX Express triển khai chính sách phúc lợi toàn diện cho tài xế

SPX Express triển khai chính sách phúc lợi toàn diện cho tài xế

SPX xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ tài xế nhằm ghi nhận đóng góp, đảm bảo quyền lợi và tạo nền tảng cho sự gắn bó lâu dài.

Doanh thu DNSE tăng 41% nửa đầu năm

Doanh thu DNSE tăng 41% nửa đầu năm

DNSE ghi nhận doanh thu hoạt động nửa đầu năm 533,6 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 157,5 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ, đạt gần 50% mục tiêu kinh doanh cả năm.

Chủ dự án Vinhomes Global Gate lãi gần 350 tỷ đồng quý II

Chủ dự án Vinhomes Global Gate lãi gần 350 tỷ đồng quý II

VEFAC, chủ dự án Vinhomes Global Gate, lãi 349 tỷ đồng trong quý II, giảm 98% so với quý trước đó.

Amazon tăng chiều dài hộp tối đa cho các đơn hàng FBA

Amazon tăng chiều dài hộp tối đa cho các đơn hàng FBA

Amazon vừa nâng giới hạn chiều dài tối đa của thùng hàng đối với các đơn hàng sử dụng dịch vụ Fulfillment by Amazon (FBA) từ 63 cm lên 91 cm.

Filmore Development có thành viên hội đồng quản trị mới

Filmore Development có thành viên hội đồng quản trị mới

Bà Nguyễn Thị Minh Giang được bổ nhiệm làm thành viên độc lập Hội đồng quản trị của Filmore Development, nhiệm kỳ 2025-2030.

Chứng khoán tuần này có thể tăng tiếp

Chứng khoán tuần này có thể tăng tiếp

VN-Index được dự báo rung lắc bởi áp lực chốt lời, nhưng có thể sớm tiến lên vùng đỉnh lịch sử bởi dòng tiền chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các nước lập vùng giao thông không phát thải thế nào?

Các nước lập vùng giao thông không phát thải thế nào?

Để giảm ô nhiễm không khí, hàng chục thành phố thế giới siết các phương tiện chạy xăng dầu bằng tổ chức vùng phát thải thấp hoặc không phát thải, nhưng đều thí điểm 3-5 năm trước khi áp dụng.

Chuyên gia dự báo giá vàng tuần sau tăng

Chuyên gia dự báo giá vàng tuần sau tăng

Phần lớn chuyên gia Phố Wall và nhà đầu tư cá nhân lạc quan về triển vọng giá vàng tuần sau, dù thị trường kim loại quý vừa trải qua nhịp điều chỉnh.

Chứng khoán có thể hút bao nhiêu vốn ngoại khi nâng hạng?

Chứng khoán có thể hút bao nhiêu vốn ngoại khi nâng hạng?

Nhiều công ty chứng khoán dự báo nhà đầu tư nước ngoài có thể rót 3-8 tỷ USD khi thị trường được nâng hạng, tập trung chủ yếu vào các mã vốn hóa lớn.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies