Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Du lịch
Thứ năm, 24/7/2025 | 14:39 GMT+7

Hộ chiếu ra đời từ khi nào?

Hộ chiếu, vật bất ly thân trong mỗi chuyến đi quốc tế ngày nay, ra đời vào thế kỷ XX nhưng nguồn gốc của nó có thể được truy dấu ngược về hàng nghìn năm trước.

Hệ thống kiểm soát biên giới có tổ chức đầu tiên được cho là xuất hiện ở Trung Quốc thời Chiến Quốc (475–221 TCN) và được chính thức hóa dưới triều Hán (202 TCN-220 SCN). Khi Con đường Tơ lụa phát triển, người dân buộc phải mang theo giấy phép ghi rõ danh tính, mục đích và lộ trình di chuyển để qua được các cửa ải. Tại La Mã cổ đại, người đi công vụ được cấp thư giới thiệu được viết bởi Hoàng đế, để đảm bảo an toàn và hỗ trợ trong quá trình di chuyển. Những tài liệu này, thường được viết trên gỗ, được các học giả mô tả như tiền thân của hộ chiếu hoặc visa.

Khu vực xuất nhập cảnh tại sân bay quốc tế Helsinki, Phần Lan. Ảnh: Wiki

Hình thức gần giống hộ chiếu hiện đại nhất thời Trung Cổ là "sauf conduit" hay giấy thông hành giữa các quốc gia, theo nhà sử học Martin Lloyd trong cuốn The Passport: The History of Man’s Most Travelled Document. Lá thư đảm bảo này do vua hoặc chính quyền một nước ban hành, ghi rõ tên người mang, mục đích chuyến đi.

Trong những thước phim đen trắng cổ điển, hình ảnh nước Mỹ đầu thế kỷ XX hiện lên rõ nét với dòng người nhập cư không ngớt, phần lớn đều đi qua đảo Ellis. Tại đây, họ chỉ trải qua một cuộc kiểm tra sức khỏe sơ sài, vài câu hỏi thủ tục, rồi gần như chắc chắn được phép tiếp tục hành trình vào đất liền. Khi đó, khái niệm giấy tờ tùy thân theo chuẩn toàn cầu vẫn chưa tồn tại, khiến việc nhập cư dễ dàng.

Sau Thế chiến I, làn sóng di cư khiến các quốc gia lo ngại. Năm 1920, Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên Hợp Quốc) đã thông qua nghị quyết thống nhất hộ chiếu toàn cầu, biến tài liệu này trở thành chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, mục tiêu không phải để khuyến khích du lịch, mà là để kiểm soát dòng người và hạn chế nhập cư.

Hộ chiếu Mỹ, một trong những hộ chiếu trong top 10 quyền lực thế giới 2025. Ảnh: Tripsavvoy

Kể từ năm 1963, khi các tiêu chuẩn hộ chiếu được áp dụng rộng rãi, người dân các nước phải gắn liền quyền công dân của mình với tấm giấy nhỏ chứa đầy thông tin cá nhân, mã vạch, hình ảnh sinh trắc học và yếu tố bảo mật cao.

Trong thế kỷ XXI, hộ chiếu không chỉ là giấy tờ, mà trở thành thứ tài sản có giá trị như bất động sản hay tác phẩm nghệ thuật. Tại thị trường hộ chiếu giả, nhiều quốc gia còn bán quyền công dân hợp pháp - như Malta với mức hơn 1 triệu USD, hay Cyprus với yêu cầu đầu tư lớn.

"Hộ chiếu là một loại lá chắn - khi bạn là công dân của một quốc gia giàu có", nhà báo Atossa Araxia Abrahamian, tác giả cuốn The Cosmopolites: The Coming of the Global Citizen nhận định. Là người mang ba quốc tịch- Canada, Thụy Sĩ và Iran - Abrahamian cho biết cô không gắn bó với bất kỳ quốc tịch nào và xem hộ chiếu là kết quả ngẫu nhiên của nơi sinh, chứ không đại diện cho bản sắc.

Giống Abrahamian, nhiều người phản đối chuẩn hộ chiếu năm 1920 cho rằng nó không nhằm tạo ra một xã hội du lịch dân chủ, mà để kiểm soát. Ở Mỹ đầu thế kỷ XX, phụ nữ có chồng chỉ được ghi tên như chú thích trong hộ chiếu của chồng, và không thể qua biên giới một mình, trong khi đàn ông thì hoàn toàn tự do.

Một số quốc gia đã sớm thấy được mối nguy từ "quyền lực mềm" của hộ chiếu và lên tiếng phản đối sự thống trị của phương Tây. Tuy nhiên, như học giả Mark Salter viết trong Rights of Passage: The Passport in International Relations, dù nhiều nước muốn loại bỏ hộ chiếu, chỉ cần một số ít không từ bỏ, không quốc gia nào dám làm điều đó.

Ngày nay, sự biến động của địa chính trị, đường biên giới và các chính sách phân biệt sắc tộc đang khiến hàng triệu người rơi vào tình trạng không quốc tịch. Theo Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR), ít nhất 10 triệu người không có quốc tịch – đồng nghĩa họ không được cấp hộ chiếu, và bị từ chối quyền tự do di chuyển. Một lần nữa, thực trạng này phản ánh bản chất mơ hồ và đầy tranh cãi của khái niệm "quốc tịch".

Anh Minh (Theo National Geographic)

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/ho-chieu-ra-doi-tu-khi-nao-4918254.html
Tags: hộ chiếu du khách du lịch visa

Tin cùng chuyên mục

Trượt cát trên đồi Quang Phú

Trượt cát trên đồi Quang Phú

Đồi Phú Quang cao gần 100 m, cát trắng mịn, thu hút nhiều du khách đến trải nghiệm khi đến Quảng Trị.

Những thay đổi xin visa Trung, Hàn, Mỹ, Đức du khách cần biết

Những thay đổi xin visa Trung, Hàn, Mỹ, Đức du khách cần biết

Trung Quốc "siết" visa đoàn vào dịp lễ đặc biệt trong khi du khách tới Mỹ sẽ tốn thêm 250 USD chi phí visa.

Cathay Pacific tăng tần suất bay Việt Nam - Dallas

Cathay Pacific tăng tần suất bay Việt Nam - Dallas

Hong Kong - Dallas là đường bay dài nhất Cathay Pacific đang vận hành, sẽ tăng tần suất lên các chuyến bay hàng ngày từ tháng 10.

Việt Nam được ca ngợi 'rẻ, ăn ngon' ở Đông Nam Á

Việt Nam được ca ngợi 'rẻ, ăn ngon' ở Đông Nam Á

Việt Nam và Lào được báo Anh Time Out ca ngợi là hai điểm đến Đông Nam Á có chi phí rẻ mà vẫn "ăn ngon, ngủ thoải mái và khám phá trọn vẹn".

48 giờ chữa lành ở 'Hawaii thu nhỏ' Dốc Lết

48 giờ chữa lành ở 'Hawaii thu nhỏ' Dốc Lết

Dốc Lết hút khách với bãi cát trắng, nước biển trong xanh và không gian yên bình, thích hợp cho kỳ nghỉ cuối tuần cùng gia đình, bạn bè.

Vias Hotel Vũng Tàu - điểm nghỉ dưỡng giữa phố biển

Vias Hotel Vũng Tàu - điểm nghỉ dưỡng giữa phố biển

Vias Hotel Vũng Tàu cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng và giải trí 5 sao với hệ thống tiện ích đa dạng, ẩm thực chất lượng.

Ấn Độ cấp lại visa du lịch cho khách Trung Quốc sau 5 năm

Ấn Độ cấp lại visa du lịch cho khách Trung Quốc sau 5 năm

Hai quốc gia đông dân nhất thế giới bắt đầu cấp lại visa du lịch song phương sau 5 năm quan hệ ngoại giao bị ảnh hưởng bởi vụ đụng độ gây chết người ở biên giới.

Mô hình cho thuê trọn đảo tại Vias Resort Vân Phong Peninsula

Mô hình cho thuê trọn đảo tại Vias Resort Vân Phong Peninsula

Vias Resort Vân Phong Peninsula áp dụng mô hình nghỉ dưỡng trọn đảo riêng "exclusive buyout" 5 sao, dành cho giới siêu giàu và giới doanh nhân.

Lý do hộ chiếu Việt Nam tăng 7 bậc

Lý do hộ chiếu Việt Nam tăng 7 bậc

Hộ chiếu Việt tăng 7 bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu nhờ những điểm tích cực như chính sách đối ngoại chủ động, hộ chiếu được nâng cấp.

Tiếp viên tiết lộ thời điểm 'đẹp' dùng nhà vệ sinh máy bay

Tiếp viên tiết lộ thời điểm 'đẹp' dùng nhà vệ sinh máy bay

Theo các tiếp viên hàng không, hành khách nên sử dụng nhà vệ sinh sau bữa ăn đầu tiên trên máy bay hoặc ngay trước khi có thông báo hạ cánh.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies