Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Đời sống
Thứ hai, 9/6/2025 | 06:01 GMT+7

Vượt cú sốc thi trượt lớp 10 cùng con

Ngày con trai trượt kỳ thi vào lớp 10, chị Kim Hạnh cảm giác như "đất trời đổ sập" và nhận ra người cần được vực dậy đầu tiên không phải con, mà là chính mình.

Trong giây phút ấy, người mẹ là hiệu phó một trường tiểu học ở quận Hải Châu, Đà Nẵng hay viết bài chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con, hoang mang cực độ. "Mình sẽ đối diện với mọi người thế nào đây?", chị tự hỏi.

Rồi chị Kim Hạnh nhận ra nỗi đau không đến từ việc con không đỗ vào một trường THCS hạng trung bình của thành phố, mà là nỗi sợ phải đối mặt với sự phán xét. Là người có chuyên môn, nay lại đối mặt với thất bại của chính con mình trong kỳ thi.

Chị vẫn dặn mọi người trong nhà chưa vội nói, sợ con trai sốc.

Chị Kim Hạnh chụp ảnh lưu niệm trong lễ bế giảng năm học 2025. Ảnh nhân vật cung cấp

"Mình thương con chưa đủ, mà chỉ đang lo cho danh tiếng của bản thân", chị thú nhận về biến cố đáng nhớ của hai mẹ con năm 2020.

Sự thẳng thắn với chính mình giúp chị dần lấy lại bình tĩnh để quay sang làm điều quan trọng nhất: đồng hành cùng con vượt qua.

Khi đã "thu dọn đống đổ nát" bên trong mình, chị Hạnh thông báo kết quả thi cho con. Cậu bé 15 tuổi không tin, tra điểm trên mạng. Khi biết mẹ nói đúng, cậu sụp xuống, khóc òa, trách mẹ và chị đã tư vấn sai trường.

Người mẹ không phản bác, chỉ ôm lấy con, nhẹ nhàng vỗ về. Chị an ủi, giúp con nhìn ra trách nhiệm của chính mình trong sự việc. Cậu bé dần nín khóc, nhưng vẫn lộ rõ vẻ bất ổn.

Đó là một đêm rất dài. Chị không ngủ, chạy lên phòng con nhiều lần. "Nhìn con nằm im, mắt nhắm nghiền mà biết nó không ngủ. Tôi sợ con nghĩ quẩn", chị kể.

Sáng hôm sau, khi cả hai mẹ con đã bình tâm hơn, chị đưa ra ba lựa chọn: học trung tâm giáo dục thường xuyên, học nghề hoặc năm sau ôn thi lại. "Trường tư thì quá sức tài chính của gia đình mình", chị giải thích. Nhưng cậu bé không muốn chọn cách nào.

Không bỏ cuộc, chị đến từng trường nghề ở Đà Nẵng để tìm hiểu thông tin, mang về tờ giới thiệu các ngành đào tạo. Khi thấy chuyên ngành kỹ thuật ôtô, con trai chị bất ngờ hào hứng. Cậu đồng ý theo học, bắt đầu một hành trình mới.

Tuy nhiên, điều ám ảnh cậu bé lại nằm ở chỗ khác. "Con không biết phải trả lời thế nào khi ai đó hỏi thi bao nhiêu điểm", cậu nói. Nỗi lo này cũng là điều khiến chị Hạnh day dứt. Sau một đêm suy nghĩ, chị quyết định công khai chuyện con thi trượt lên mạng xã hội, bằng một bức thư gửi con.

"Cái đích đến cuối cùng của con người, không phải là đã học trường nào hay kết quả học tập ra sao mà là trở thành một con người có ích và biết cách sống hạnh phúc, bình an. Muốn vậy, con phải có khả năng đối đầu với thất bại, có ý chí và nghị lực vượt qua khó khăn, biết ơn những trở ngại cuộc sống đem lại cho mình để mình trưởng thành", lá thư có đoạn.

Không ngờ, lá thư được chia sẻ rộng rãi và nhận về hàng trăm lời đồng cảm từ phụ huynh. Nhiều người thừa nhận, thư chị như "kim chỉ nam" giúp họ vững vàng hơn khi con không đạt kỳ vọng.

Thí sinh tỏ ra mệt mỏi khi vào phòng thi lớp 10 ở Hà Nội. Ảnh: Giang Huy

Câu chuyện của chị Hạnh không phải trường hợp cá biệt. Năm ngoái, chị Hà Thu, 47 tuổi, ở Hà Nội, cũng trải qua cảm giác tương tự khi con gái Minh Anh, học sinh giỏi 9 năm liền, từng đạt giải tỉnh, giải quốc gia, trượt trường chuyên.

"Tôi sốc, giận, rồi thất vọng. Từng chi tiết đầu tư cho con học hành như quay về ám ảnh tôi", chị kể. Là mẹ đơn thân, chị luôn muốn chứng minh bản thân đủ giỏi để nuôi dạy con nên người. Trượt kỳ thi này không chỉ là thất bại của con, mà với chị, là đòn giáng vào lòng tự tôn trước gia đình chồng, nơi ai cũng học trường chuyên, lớp chọn.

Nhưng rồi chị Hà Thu kìm nén cơn giận. "Nếu tôi mất kiểm soát, con sẽ càng tổn thương hơn", chị nghĩ. Minh Anh giam mình trong phòng hai ngày liền, tuyệt thực, khóa mạng xã hội. Trong suốt thời gian ấy, chị Hà Thu chỉ lặng lẽ để lại những tấm thiệp nhỏ, ghi những lời yêu thương lúc mang cơm cho con.

Khi con bước ra khỏi phòng, ôm lấy mẹ, chị biết mình đã chọn đúng cách.

Dù có người quen gợi ý "chạy" cho con vào trường, chị và Minh Anh đều từ chối. "Nếu con trượt nghĩa là chưa đủ năng lực cho trường đó. Cố chen vào chỉ khiến con thêm áp lực và tổn thương", chị nói.

Minh Anh chọn học trung tâm giáo dục thường xuyên để giảm tải môn học, chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi đại học. Chị Hà Thu cùng con lên kế hoạch lại từ đầu.

Chia sẻ của chị Hà Thu và lá thư của chị Kim Hạnh khi đăng tải lên mạng xã hội khơi dậy được sự đồng cảm của nhiều phụ huynh có con thi trượt. Bởi lẽ, mỗi năm, có hàng trăm nghìn học sinh giống như con họ, sẽ trượt vào lớp 10. Năm 2025, chỉ riêng Hà Nội, dự kiến có 48.000 học sinh không đậu vào lớp 10 công lập.

Theo thạc sĩ tâm lý Hồng Hương (Hội Bảo vệ quyền trẻ em), thi vào lớp 10 ở các thành phố lớn hiện có tỷ lệ chọi còn cao hơn cả đại học. Trong khi đó, độ tuổi 15 là giai đoạn trẻ phát triển mạnh về cảm xúc và hình thành bản sắc cá nhân.

"Nếu không được hỗ trợ kịp thời, cú sốc trượt lớp 10 có thể để lại vết thương dài lâu", bà Hương cảnh báo.

Theo chuyên gia, điều quan trọng nhất phụ huynh cần làm là tách biệt thành tích học tập với giá trị con người. Kỳ thi lớp 10, hay bất kỳ kỳ thi nào, đều không quyết định tương lai hay nhân cách của một đứa trẻ.

Thạc sĩ Hồng Hương khuyên phụ huynh nên có tư tưởng khai phóng giống như chị Kim Hạnh và Hà Thu, bảo vệ con khỏi ánh nhìn xã hội và kỳ vọng gia tộc. Khi con không thành công theo lịch trình vạch sẵn cha mẹ vẫn đồng hành, khẳng định tình yêu vô điều kiện dành cho con để chữa lành, tạo sức mạnh cho đứa trẻ.

Giờ đây, bốn năm sau ngày thi trượt, con trai chị Kim Hạnh đã hoàn thành chương trình cao đẳng nghề với tấm bằng loại giỏi.

Cậu đề xuất được học tiếp đại học, thậm chí sẵn sàng quay lại học lớp 10 bổ túc để có bằng tốt nghiệp THPT. "Mẹ hỏi có ngại học lại cùng các em kém 5 tuổi không, con chỉ cười: Học chớ, có gì mà ngại", chị Hạnh kể.

Hàng ngày chàng trai đều vui vẻ và hào hứng. Ban ngày cậu học hệ bổ túc, tối học đại học. "Giờ tôi không cần chứng minh điều gì nữa. Con tôi đã biết đứng dậy, biết sống vui và tin vào tương lai phía trước. Với tôi, vậy là đủ", chị nói.

Phạm Nga

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/vuot-cu-soc-thi-truot-lop-10-cung-con-4895355.html
Tags: thi trượt lớp 10 thi lớp 10 nuôi dạy con

Tin cùng chuyên mục

Chàng trai cứu sống cháu bé trước mũi tàu hỏa

Chàng trai cứu sống cháu bé trước mũi tàu hỏa

Phát hiện bé trai loay hoay dắt xe đạp qua đường ray trong lúc tàu hỏa đang lao tới, anh Trần Văn Nam, nhảy khỏi xe máy, chạy tới kéo em nhỏ lại, chiều 9/7.

Nạn nhân của 'Hồng Tỷ' cầu cứu

Nạn nhân của 'Hồng Tỷ' cầu cứu

Ngày 11/7, tài khoản mạng xã hội của huấn luyện viên thể hình Trì Dương bất ngờ đăng bài thừa nhận mình là một trong các nạn nhân của "Hồng Tỷ".

Ba điều người khác âm thầm đánh giá bạn trong lần đầu gặp

Ba điều người khác âm thầm đánh giá bạn trong lần đầu gặp

Dù chuẩn bị kỹ đến đâu, lần đầu gặp ai đó vẫn có thể khiến bạn kiệt sức vì có những yếu tố vô hình khiến đối phương đánh giá ngay lập tức.

Những món ăn Hà Nội giúp thanh nhiệt ngày hè

Những món ăn Hà Nội giúp thanh nhiệt ngày hè

Trong tiết hè oi ả, người Hà Nội thường chọn những món ăn thuận mùa, hợp vị, thanh đạm để giúp điều hòa cơ thể giữa nắng nóng.

Tiến sĩ toán học Oxford bị chỉ trích vì 'quá xinh đẹp'

Tiến sĩ toán học Oxford bị chỉ trích vì 'quá xinh đẹp'

Kate Zhu Wenqi, người từng bị công kích và nghi ngờ vì "xinh đẹp mức này không thể là người học giỏi", vừa giành một giải thưởng toán học quốc tế danh giá.

Ôm bí đao ngủ để tránh nóng

Ôm bí đao ngủ để tránh nóng

Nhiều người Trung Quốc đang áp dụng phương pháp giải nhiệt cổ xưa là ôm bí đao khi ngủ để chống chọi với đợt nắng nóng kỷ lục.

Sự thật về hot girl 'gây sốt' ở giải quần vợt Wimbledon

Sự thật về hot girl 'gây sốt' ở giải quần vợt Wimbledon

Mia Zelu, cô gái do AI tạo ra, với mái tóc vàng, thân hình quyến rũ, chụp ảnh check-in tại giải quần vợt Wimbledon thu hút hàng trăm nghìn người theo dõi.

Chàng trai Mỹ nổi tiếng vì đam mê nấu cơm Việt

Chàng trai Mỹ nổi tiếng vì đam mê nấu cơm Việt

Trong căn bếp ở Seattle, Sean Ventrella thò ngón tay vào nồi để đo mực nước rồi cắm điện và bật nút nấu cơm, chuẩn bị cho bữa chiều.

Đặc điểm người thích sống một mình

Đặc điểm người thích sống một mình

Các chuyên gia tâm lý cho rằng thích độc thân không phải điều tiêu cực mà là cách tìm thấy bình yên và thỏa mãn riêng trong cuộc sống.

Gia đình bốn đời làm nghề dát vàng ở ngoại thành Hà Nội

Gia đình bốn đời làm nghề dát vàng ở ngoại thành Hà Nội

GIa đình anh Nguyễn Văn Ninh ở làng Kiêu Kỵ, xã Gia Lâm đã có bốn đời liên tục theo nghề dát vàng lên gỗ, sứ.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies