Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Đời sống
Thứ tư, 11/6/2025 | 06:01 GMT+7

Bi kịch của những cô dâu Việt hồi hương

Phan Thị Hải tưởng như cả thế giới sụp đổ khi nhận được tin nhắn của người chồng Hàn Quốc đề nghị ly hôn, khi cô đang mang thai tháng thứ 5.

Đó là vào năm 2018, người phụ nữ quê huyện Lạc Sơn, Hòa Bình đang trong chuyến về thăm nhà lần đầu tiên sau hai năm lấy chồng ngoại. "Giấc mơ có cuộc sống ổn định khi lấy chồng Hàn của tôi cũng tan vỡ", Hải nói.

Chồng Hải là một tài xế ở TP Daegu, Hàn Quốc, hơn cô 20 tuổi. Họ gặp nhau đúng một lần vào hè 2016 rồi quyết định kết hôn. Sau 7 tháng học tiếng, cô dâu Việt sang xứ người, sống cùng bố mẹ chồng đã ngoài 70 tuổi. Chồng cô đi làm biền biệt, chỉ về nhà mỗi tuần một lần.

Cuộc sống Hàn Quốc không đẹp như những thước phim lãng mạn Hải từng xem. Dù không chịu áp lực từ bố mẹ chồng, cô vẫn thường xuyên u uất, chán nản, đặc biệt vào mùa đông lạnh buốt ở Daegu. Mỗi ngày, Hải đến trung tâm văn hóa học tiếng trong lúc chờ tìm việc làm.

Sau lần sảy thai đầu tiên, người phụ nữ Việt mất ngủ triền miên, thường xuyên khóc và nhớ nhà. Đến lần mang thai thứ hai, cô xuất hiện triệu chứng lo âu, trầm cảm nặng đến mức thường xuyên nói chuyện một mình. Mẹ chồng đưa cô đi nhiều bệnh viện, trung tâm trị liệu nhưng không thuyên giảm.

Hải quyết định về Việt Nam chữa bệnh. Ba tháng sau, tâm lý cô dần ổn định nhưng những cuộc liên lạc của chồng thưa dần. Anh đề nghị ly hôn với lý do gia đình lo bệnh của cô có thể tái phát.

"Tôi cảm thấy sụp đổ và bế tắc", Hải kể.

Cô khóc suốt thai kỳ, tâm trí rối loạn, nhiều lúc không phân biệt được thực hay mơ. Đang mang bầu, cô không thể xin việc, mọi chi tiêu đều phụ thuộc vào bố mẹ là nông dân.

Ngày đi sinh, Hải khóc khi thấy gia đình phải vay tiền. Hơn một năm sau, chồng gửi tiền để cô sang Hàn Quốc hoàn tất thủ tục ly hôn. Tại phiên tòa năm 2019, chồng cô đồng ý chu cấp 150.000 won (ba triệu đồng) mỗi tháng, sau đó tăng lên 6 triệu đồng.

Trở về Việt Nam, Hải chật vật xin việc, cuối cùng được nhận vào xưởng may gần nhà và một mình nuôi con. Cô phải uống thuốc trầm cảm từ năm 2019 đến nay.

"Ở quê tôi, hiếm người đàn ông nào chấp nhận phụ nữ từng đổ vỡ, lại khó sinh con", Hải chia sẻ.

Một cô dâu Việt đến phòng tư vấn ở KOCUN Hải Phòng, tháng 4/2025. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Hải là một trong số 27.400 phụ nữ Việt Nam ly hôn chồng Hàn Quốc từ năm 2000 đến 2024, theo thống kê của chính phủ Hàn Quốc. Con số này chiếm 22% tổng số cuộc hôn nhân giữa hai quốc gia trong cùng giai đoạn, tức cứ 5 cô dâu Việt lấy chồng Hàn có một người ly hôn.

Báo cáo của Bộ Bình đẳng giới và Gia đình Hàn Quốc năm 2024 cho thấy cô dâu Việt ly hôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những cuộc hôn nhân đa văn hóa ở quốc gia này. Đáng lo ngại, hơn 82% phụ nữ Việt Nam sau ly hôn đều đối mặt với khó khăn tài chính, một mình nuôi con nhỏ.

"Nếu không có quốc tịch và công việc, họ không có lựa chọn nào ngoài về nước", bà Hoàng Thị Hà, trưởng nhóm hỗ trợ phụ nữ Việt ở TP Incheon, nói.

Bà Hwang Kwi Ja, quản lý Trung tâm Chính sách Nhân quyền Liên hợp quốc Hàn Quốc (KOCUN), tổ chức chuyên hỗ trợ phụ nữ di trú kết hôn và hồi hương, cho biết các cuộc hôn nhân cấp tốc qua môi giới dễ đẩy phụ nữ vào khó khăn, thậm chí bi kịch. Khi hồi hương, họ trở thành nhóm yếu thế và đối mặt với nhiều vấn đề.

Đầu tiên là khó khăn khi chấm dứt hôn nhân về mặt pháp lý do thiếu thông tin và khác biệt hệ thống luật pháp. Một số phải tìm dịch vụ trung gian với chi phí đắt, lại lâm vào cảnh nợ nần, kéo dài nghèo đói.

Về kinh tế, họ mất cơ hội sự nghiệp, thiếu kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, và phải gánh thêm nợ từ chi phí hồi hương, ly hôn. Quá trình tái hòa nhập của họ cũng vô cùng gian nan bởi bị kỳ thị xã hội, bị coi là "thất bại trở về" tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội.

"Điều này gây tổn thương tâm lý sâu sắc, dẫn đến cảm giác tự ti, mất lòng tự trọng, tự cô lập sau những chấn thương từ ly hôn, bạo lực gia đình", bà Hwang nói với VnExpress.

Thanh Thảo, 43 tuổi, ở Hải Phòng cùng con trai Kim Min-jun, đã chịu đựng những điều đó kể từ khi hồi hương. Năm 2006, chị kết hôn qua mai mối, nhưng khi đến Hàn Quốc, Thảo thất vọng bởi cuộc sống khác hẳn những gì bà mối giới thiệu.

Chồng Thảo hơn cô 24 tuổi, nghiện rượu, thất nghiệp và đã trải qua bốn đời vợ. Họ ở căn nhà thuộc huyện miền núi gần biên giới, nơi cô phải sống chung với con riêng của chồng, hơn cô bốn tuổi.

Năm 2009, khi con trai hai tuổi, Thảo viện cớ bố ốm nặng để về Việt Nam thăm nhà. Chồng Thảo giữ toàn bộ hộ chiếu, giấy tờ để chắc chắn cô không trốn.

Khi đang ở Việt Nam, người đàn ông này vẫn say rượu, lao vào bạo hành khiến Thảo sợ hãi, bỏ chạy. Hai ngày sau, anh ta tìm không được vợ nên quay về Hàn và báo bà mối "cô dâu bỏ trốn".

Cô vào TP HCM làm nghề rửa bát thuê rồi trở ra Hà Nội giúp việc. "Đau lòng nhất là con tôi trở thành 'người rơm' - không giấy tờ và danh phận", Thảo nói.

Bé Min-jun mang quốc tịch Hàn Quốc, đồng nghĩa ba tháng phải gia hạn thị thực trong khi Thảo không đủ tiền. Toàn bộ giấy tờ, trong đó có giấy khai sinh, hộ chiếu của con đều do chồng giữ. Cậu bé cũng không thể đến trường.

Năm 2010, chồng Thảo đơn phương ly hôn để cưới người vợ thứ sáu. Tuy nhiên, những vướng mắc pháp lý khiến cô không nhận được phán quyết từ tòa án. Hai năm sau, nhờ hỗ trợ của chính quyền quận Đồ Sơn, Hải Phòng và KOCUN, Thảo mới hoàn tất giấy tờ hợp pháp cho con.

Về phía Thảo, dù cuộc hôn nhân đã kết thúc hơn 10 năm, cô vẫn không thể xác nhận tình trạng độc thân. Do đó, dù sau này chị có chồng mới và hai con gái, họ vẫn chưa thể kết hôn hợp pháp. Đến năm 2021, chồng chị qua đời trong một tai nạn giao thông khi cả hai vẫn chưa là vợ chồng trên giấy tờ.

"Đó là nỗi ân hận lớn nhất đời tôi", Thảo nói.

Bà Hwang khuyến nghị phụ nữ hồi hương nên chủ động tìm đến các chương trình hỗ trợ như KOCUN để có khởi đầu mới và tái hòa nhập thành công. "Phụ nữ nên chuẩn bị các kỹ năng, chứng chỉ nghề để tự lập kinh tế hoặc tham gia những chương trình đào tạo tại địa phương", bà nói.

Ngọc Ngân

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/bi-kich-cua-nhung-co-dau-viet-hoi-huong-4894908.html
Tags: chồng Hàn hôn nhân Hàn Việt ly hôn

Tin cùng chuyên mục

Chàng trai cứu sống cháu bé trước mũi tàu hỏa

Chàng trai cứu sống cháu bé trước mũi tàu hỏa

Phát hiện bé trai loay hoay dắt xe đạp qua đường ray trong lúc tàu hỏa đang lao tới, anh Trần Văn Nam, nhảy khỏi xe máy, chạy tới kéo em nhỏ lại, chiều 9/7.

Nạn nhân của 'Hồng Tỷ' cầu cứu

Nạn nhân của 'Hồng Tỷ' cầu cứu

Ngày 11/7, tài khoản mạng xã hội của huấn luyện viên thể hình Trì Dương bất ngờ đăng bài thừa nhận mình là một trong các nạn nhân của "Hồng Tỷ".

Ba điều người khác âm thầm đánh giá bạn trong lần đầu gặp

Ba điều người khác âm thầm đánh giá bạn trong lần đầu gặp

Dù chuẩn bị kỹ đến đâu, lần đầu gặp ai đó vẫn có thể khiến bạn kiệt sức vì có những yếu tố vô hình khiến đối phương đánh giá ngay lập tức.

Những món ăn Hà Nội giúp thanh nhiệt ngày hè

Những món ăn Hà Nội giúp thanh nhiệt ngày hè

Trong tiết hè oi ả, người Hà Nội thường chọn những món ăn thuận mùa, hợp vị, thanh đạm để giúp điều hòa cơ thể giữa nắng nóng.

Tiến sĩ toán học Oxford bị chỉ trích vì 'quá xinh đẹp'

Tiến sĩ toán học Oxford bị chỉ trích vì 'quá xinh đẹp'

Kate Zhu Wenqi, người từng bị công kích và nghi ngờ vì "xinh đẹp mức này không thể là người học giỏi", vừa giành một giải thưởng toán học quốc tế danh giá.

Ôm bí đao ngủ để tránh nóng

Ôm bí đao ngủ để tránh nóng

Nhiều người Trung Quốc đang áp dụng phương pháp giải nhiệt cổ xưa là ôm bí đao khi ngủ để chống chọi với đợt nắng nóng kỷ lục.

Sự thật về hot girl 'gây sốt' ở giải quần vợt Wimbledon

Sự thật về hot girl 'gây sốt' ở giải quần vợt Wimbledon

Mia Zelu, cô gái do AI tạo ra, với mái tóc vàng, thân hình quyến rũ, chụp ảnh check-in tại giải quần vợt Wimbledon thu hút hàng trăm nghìn người theo dõi.

Chàng trai Mỹ nổi tiếng vì đam mê nấu cơm Việt

Chàng trai Mỹ nổi tiếng vì đam mê nấu cơm Việt

Trong căn bếp ở Seattle, Sean Ventrella thò ngón tay vào nồi để đo mực nước rồi cắm điện và bật nút nấu cơm, chuẩn bị cho bữa chiều.

Đặc điểm người thích sống một mình

Đặc điểm người thích sống một mình

Các chuyên gia tâm lý cho rằng thích độc thân không phải điều tiêu cực mà là cách tìm thấy bình yên và thỏa mãn riêng trong cuộc sống.

Gia đình bốn đời làm nghề dát vàng ở ngoại thành Hà Nội

Gia đình bốn đời làm nghề dát vàng ở ngoại thành Hà Nội

GIa đình anh Nguyễn Văn Ninh ở làng Kiêu Kỵ, xã Gia Lâm đã có bốn đời liên tục theo nghề dát vàng lên gỗ, sứ.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies