Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Thời sự
Chủ nhật, 25/5/2025 | 15:24 GMT+7

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương về với đất mẹ

15h ngày 25/5, lễ an táng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức tại nghĩa trang quê nhà, xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

* Tiếp tục cập nhật

Sáng cùng ngày, lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; đồng thời diễn ra tại Hội trường Thống Nhất (TP.HCM) và Hội trường T50, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi – quê hương của ông.

Sau lễ truy điệu, linh xa đưa linh cữu nguyên Chủ tịch nước rời Nhà tang lễ Quốc gia, đi qua các tuyến phố Hà Nội ra sân bay Nội Bài để về Quảng Ngãi. Đến 14h15 cùng ngày, đoàn xe nghi lễ đã đưa di ảnh ông về nơi an nghỉ cuối cùng tại núi Dông Bồ, xã Phổ Khánh.

14h15, đoàn xe nghi lễ đã đưa nguyên chủ tịch nước Trần Đức Lương về nơi an nghỉ ở núi Dông Bồ, xã Phổ Khánh

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần lúc 22h51 ngày 20/5/2025 tại nhà riêng do tuổi cao, sức yếu, hưởng thọ 88 tuổi. Ông sinh năm 1937, tại xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi; là kỹ sư địa chất, giáo sư danh dự Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga (từ năm 2001); Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa 8; Ủy viên Bộ Chính trị khóa 9, Ủy viên Trung ương Đảng 5 khóa liên tiếp từ khóa 5 (dự khuyết) đến khóa 9; đại biểu Quốc hội các khóa 7, 8 và 10.

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương là một nhà kỹ trị thầm lặng, để lại nhiều dấu ấn trong sự nghiệp lãnh đạo. Trước khi đảm nhiệm cương vị Chủ tịch nước (1997-2006), ông từng là Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1987-1991) và Phó thủ tướng (1992-1997), phụ trách các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, và xây dựng. Ông góp phần xây dựng các đạo luật quan trọng như Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Phá sản, Luật Đất đai, tạo nền tảng cho kinh tế thị trường. Đặc biệt, ông thúc đẩy hợp tác với Nga trong dầu khí và năng lượng, đảm bảo thiết bị cho thủy điện Hòa Bình sau khi Liên Xô tan rã.

Trong vai trò Chủ tịch nước, ông Trần Đức Lương dẫn dắt Việt Nam hội nhập quốc tế, tổ chức thành công Hội nghị Pháp ngữ năm 1997 và đề xuất sáng kiến xóa đói giảm nghèo tại Liên Hợp Quốc năm 2000. Ông cũng chỉ đạo xây dựng Đề án bảo vệ Tổ quốc, đóng góp vào quốc phòng và an ninh. Là kỹ sư địa chất, ông đồng chủ biên các công trình bản đồ địa chất Việt Nam, được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2005. Với phong cách lãnh đạo cẩn trọng, thẳng thắn, ông được tặng Huân chương Sao Vàng và Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng.

Ông Nguyễn Thanh Cải, nguyên Giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình Hải Dương nhớ lại những năm đầu công tác tại Cục Bản đồ Địa chất, ở cùng khu tập thể với Cục trưởng Trần Đức Lương. Ngay trong lần gặp đầu tiên, thay vì hỏi quê quán hay lý lịch, ông Lương đã đi thẳng vào chuyên môn: "Vùng tiếp giáp giữa Thái Nguyên và Tuyên Quang, mấy năm trước đội khảo sát địa chất mình phát hiện là vùng kiến tạo đa khoáng, đúng không?". Câu chuyện giữa hai người nhanh chóng cuốn vào thảo luận chuyên sâu về quặng thiếc, thạch anh, vonfram, parit, và cả những nghiên cứu của Viện Khoáng sản.

Trong khu tập thể ở Tân Quang (Mỹ Văn, Hải Hưng), ông Lương luôn là người làm việc muộn nhất. Buổi tối, ông thường đón tiếp các cán bộ từ các đoàn khảo sát Việt Bắc, Tây Bắc, miền Trung tới báo cáo. "Có hôm gần nửa đêm ông mới ăn cơm, nhưng ngay sau đó lại trải bản đồ, đánh dấu từng địa danh. Con trai ông - Trần Tuấn Anh - nhiều lần phải sang phòng tôi học bài khuya, và cũng quen với cách làm việc đến 11-12h đêm của bố", ông Cải nói.

Còn theo nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương là người có tầm nhìn chiến lược và sự hiểu biết sâu sắc về đối ngoại. Giai đoạn 2000-2006, Việt Nam bước vào một giai đoạn quan trọng trong hội nhập quốc tế với chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Đây là thời kỳ mà Việt Nam đã có những bước đi chiến lược trong việc mở rộng quan hệ quốc tế, đồng thời củng cố vị thế của mình trên trường quốc tế.

Nguyên Chủ tịch nước không chỉ tham gia vào các quyết định quan trọng mà còn có những chỉ đạo cụ thể đối với từng chuyến công du, cuộc tiếp đón nguyên thủ quốc gia, hoặc thậm chí từng bài phát biểu chính thức. Những hoạt động này đã tạo nền tảng vững chắc cho chiến lược ngoại giao hội nhập chủ động của Việt Nam trong những năm sau này.

Một trong những dấu mốc quan trọng trong nhiệm kỳ của Chủ tịch nước Trần Đức Lương là chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Bill Clinton năm 2000. Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ đến thăm Việt Nam sau chiến tranh, trong bối cảnh dư âm chiến tranh vẫn còn trong lòng nhiều người dân và những cán bộ lão thành. Vấn đề đặt ra là làm sao thể hiện thiện chí hợp tác với Mỹ, đồng thời vẫn giữ vững sự tôn nghiêm dân tộc.

Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã chỉ đạo rất kỹ lưỡng từ lời nói, cử chỉ cho đến bài phát biểu chiêu đãi Tổng thống Clinton. Bài phát biểu được soát kỹ từng câu, thậm chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu lúc bấy giờ cũng tham gia rà soát để đảm bảo tinh thần hòa giải và hợp tác mà vẫn bảo vệ được cảm xúc chính đáng của người dân Việt Nam. Chuyến thăm đã thành công rực rỡ và để lại hình ảnh ấn tượng: Gia đình ông Clinton đứng trên bậc thang máy bay vẫy tay chào lưu luyến khi rời Việt Nam - một hình ảnh biểu tượng cho sự hòa giải và sự tự tin của Việt Nam trên trường quốc tế.

Trong các chuyến công du quốc tế, Chủ tịch nước Trần Đức Lương luôn thể hiện bản lĩnh và trí tuệ trong những tình huống bất ngờ. Một kỷ niệm đáng nhớ mà ông Nguyễn Dy Niên nhớ mãi là trong chuyến thăm Na Uy, khi một nhóm người Việt phản động tổ chức biểu tình ngay tại sân bay. Đây là tình huống khá căng thẳng, nhưng ông Trần Đức Lương rất bình tĩnh, chỉ đạo đoàn giữ phong thái điềm tĩnh và lịch sự.

"Chúng ta là quốc gia chiến thắng, chúng ta có thể không cần phải phản ứng gay gắt mà vẫn thể hiện được bản lĩnh quốc gia", ông Lương nói với cấp dưới. Chính cách ứng xử này đã gây ấn tượng mạnh với dư luận quốc tế, cho thấy Việt Nam không chỉ mạnh mẽ mà còn đầy tự tin và kiên quyết.

Cũng trong các chuyến công du ấy, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã thể hiện sự nhạy bén trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế. Trong chuyến thăm Anh, ban đầu, Thủ tướng Tony Blair chỉ sắp xếp cuộc gặp với Chủ tịch nước trong 20 phút để trao đổi xã giao. Tuy nhiên, khi ông Trần Đức Lương nêu ra các đề xuất hợp tác cụ thể về đầu tư, giáo dục, khoa học và công nghệ, cuộc gặp đã kéo dài tới 45 phút, khiến Thủ tướng Anh phải ngạc nhiên về sự chủ động và tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo Việt Nam.

Theo nguyên Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên, Chủ tịch nước Trần Đức Lương cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Ông là người tham gia trực tiếp vào quá trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, gia nhập ASEAN và thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ vào năm 1995. Những quyết sách này đã giúp Việt Nam vượt qua những khó khăn, mở rộng quan hệ và nâng cao vị thế trên trường quốc tế.

Giai đoạn này cũng chứng kiến những nỗ lực mạnh mẽ trong việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tổ chức các hội nghị quốc tế lớn, như Hội nghị Á-Âu (ASEM) và Cộng đồng Pháp ngữ, với sự đóng góp lớn của Chủ tịch nước Trần Đức Lương.

Ông Trần Đức Lương luôn coi ngoại giao là công cụ quan trọng để phục vụ phát triển kinh tế. Một trong những trăn trở lớn nhất của ông là làm sao để ngoại giao giúp thu hút đầu tư, phát triển khoa học công nghệ, từ đó thúc đẩy phát triển đất nước. Ông đã thường chia sẻ với các đồng nghiệp trong ngành ngoại giao rằng: "Đất nước mình còn nghèo, ngoại giao phải làm tốt hơn nữa để thu hút đầu tư, học hỏi bạn bè, giúp dân mình sống khá lên". Đây là tư duy chiến lược mà ông luôn theo đuổi và khuyến khích các thế hệ làm ngoại giao kế tiếp.

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/nguyen-chu-tich-nuoc-tran-duc-luong-ve-voi-dat-me-4890289.html
Tags: Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương quốc tang

Tin cùng chuyên mục

Hà Tĩnh thiệt hại nặng sau mưa lũ đầu mùa

Hà Tĩnh thiệt hại nặng sau mưa lũ đầu mùa

Mưa lớn kèm lũ quét khiến hơn 2.000 tấn lúa đã thu hoạch ngấm nước, hơn 2.200 ha lúa xuân bị ngập, gần 12.000 gia cầm và gia súc tại nhiều huyện bị cuốn trôi.

Tìm thấy thi thể bé gái bị nước cuốn trôi ở Đồng Nai

Tìm thấy thi thể bé gái bị nước cuốn trôi ở Đồng Nai

Sau một ngày tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể bé gái 10 tuổi bị nước cuốn trôi tại TP Biên Hòa, cách hiện trường khoảng 5 km.

Xe địa hình lao xuống hồ Bàu Trắng, nữ du khách tử vong

Xe địa hình lao xuống hồ Bàu Trắng, nữ du khách tử vong

Xe địa hình chở 7 du khách TP HCM du ngoạn trên đồi cát Trinh Nữ bất ngờ tuột dốc, lao xuống hồ Bàu Trắng khiến một người thiệt mạng, sáng 25/5.

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương an táng tại quê nhà

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương an táng tại quê nhà

Lúc 14h15, đoàn xe nghi lễ đã đưa linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương về nơi an nghỉ ở núi Dông Bồ, xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Sét đánh cháy nhà dân

Sét đánh cháy nhà dân

Một tia sét trong cơn mưa giông đã đánh trúng nhà bà Nguyễn Thị Dung (59 tuổi), trú thôn Nhân Phong, xã Gia Hanh, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), gây cháy lớn.

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trở về quê nhà

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trở về quê nhà

Sau lễ truy điệu sáng 25/5, linh xa chở di hài nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ Nhà tang lễ quốc gia Hà Nội, qua các tuyến phố, sân bay Nội Bài để về quê nhà Quảng Ngãi an táng.

Nhiều xã ở Hà Tĩnh ngập sâu

Nhiều xã ở Hà Tĩnh ngập sâu

Mưa lớn kéo dài từ đêm 24 đến sáng 25/5 khiến hơn 500 hộ dân ở huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) bị ngập, nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã bị chia cắt do nước lũ dâng cao.

Người đàn ông ngồi lên ngai vàng ở điện Thái Hòa

Người đàn ông ngồi lên ngai vàng ở điện Thái Hòa

Người đàn ông có biểu hiện ngáo đá, vượt qua hàng rào bảo vệ và ngồi lên ngai vàng đặt giữa chính điện Thái Hòa (Đại Nội Huế), trước khi bị lực lượng chức năng khống chế.

Ngai vàng triều Nguyễn bị đập gãy

Ngai vàng triều Nguyễn bị đập gãy

Người đàn ông ngồi lên bảo vật quốc gia ngai vàng triều Nguyễn đặt giữa điện Thái Hòa, bẻ gãy nhiều bộ phận của ngai, ngày 24/5.

Hôm nay truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Hôm nay truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương sáng 25/5 được tổ chức đồng thời tại Nhà tang lễ quốc gia, hội trường Thống Nhất TP HCM và quê nhà Quảng Ngãi.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies