Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Thế giới
Thứ ba, 24/6/2025 | 07:37 GMT+7

Lý do Iran không tung 'át chủ bài' trong căng thẳng với Mỹ

Iran đã dọa phong tỏa eo biển Hormuz, tuyến hàng hải được coi là "huyết mạch dầu khí thế giới", nhưng cuối cùng không thực hiện vì chính họ cũng sẽ phải trả giá.

Mỹ rạng sáng 22/6 mở chiến dịch "Búa Đêm", phóng loạt tên lửa và thả 14 quả bom xuyên phá hầm tấn công ba cơ sở hạt nhân Fordow, Natanz và Isfahan của Iran. Quốc hội Iran ngay sau đó đã nhất trí nên khóa eo biển Hormuz và chờ đợi quyết định cuối cùng từ Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao.

Cuối cùng, Iran đã lựa chọn không sử dụng phương án này. Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran ngày 23/6 tuyên bố đã tấn công tên lửa "mạnh mẽ và hủy diệt" vào căn cứ không quân Al Udeid ở Qatar cùng một căn cứ khác tại Iraq. Đây là những nơi có hàng nghìn lính Mỹ đồn trú. Tuy nhiên, truyền thông Mỹ dẫn lời ba quan chức Iran giấu tên cho hay Tehran đã thông báo trước với Doha về đòn tập kích, nhằm giảm thiểu thương vong.

Vài tiếng sau đó, Tổng thống Mỹ Trump tuyên bố Israel và Iran đã đạt lệnh ngừng bắn, sẽ bắt đầu vào khoảng 4h GMT ngày 24/6 (11h ngày 24/6 giờ Hà Nội). Ông Trump khẳng định lệnh ngừng bắn sẽ chấm dứt chiến sự kéo dài 12 ngày.

Hormuz là eo biển hình chữ V ngược nằm giữa Iran, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Oman, kết nối Vịnh Ba Tư ở phía bắc với Vịnh Oman, thông ra biển Arab. Eo biển dài 161 km, điểm hẹp nhất 33 km, luồng hàng hải theo mỗi hướng chỉ rộng khoảng 3 km.

Dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), Bộ Năng lượng Mỹ, cho thấy trong năm 2024, hơn 25% lượng dầu giao dịch bằng đường biển của thế giới và 20% sản lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đi qua Hormuz. Arab Saudi, Iran, UAE, Kuwait và Iraq là các nước xuất khẩu phần lớn sản lượng dầu theo tuyến đường này.

Nếu Iran quyết định phong tỏa eo biển, họ có thể dễ dàng dùng tên lửa hoặc tàu chiến cỡ nhỏ tấn công, ngăn chặn tàu chở dầu, khí đốt và các mặt hàng chiến lược đi qua.

Eo Hormuz có mực nước không quá sâu, khiến tàu hàng rất dễ trúng thủy lôi nếu chúng được rải xuống biển. Iran sở hữu hàng nghìn quả thủy lôi, từ kiểu cũ phát nổ khi có va chạm cho đến phiên bản hiện đại, nằm im dưới đáy biển và nổi lên khi phát hiện có tàu đi qua.

"Lợi thế địa lý khiến Iran có khả năng tạo ra cú sốc trên thị trường dầu mỏ, đẩy giá dầu tăng cao, từ đó kéo lạm phát đi lên và khiến nghị trình kinh tế của Tổng thống Mỹ Donald Trump bị cản trở", Mohammad Ali Shabani, chuyên gia về Iran tại hãng tin Amwaj, trụ sở Anh, trả lời CNN.

Vị trí eo biển Hormuz. Đồ họa: Guardian

Các cường quốc dầu mỏ ở Trung Đông gần như không có phương án nào khác để xuất khẩu dầu nếu eo Hormuz bị phong tỏa. Họ có các hệ thống dẫn dầu trên bộ, nhưng công suất hạn chế và đều đã hoạt động ở mức tối đa, từ khi lực lượng Houthi ở Yemen phong tỏa Biển Đỏ để thể hiện ủng hộ Hamas trong cuộc xung đột với Israel cuối năm 2023.

Nếu kịch bản Iran phong tỏa eo biển xảy ra, giá dầu thế giới sẽ vọt lên trên 100 USD một thùng, theo ngân hàng đầu tư Goldman Sachs và công ty tư vấn năng lượng Rapidan Energy. Giá dầu neo cao trong thời gian dài sẽ kéo theo nhiều hệ lụy cho kinh tế toàn cầu.

Trong lịch sử, eo biển Hormuz chưa bao giờ bị phong tỏa hoàn toàn. Trong chiến tranh Iran - Iraq thập niên 1980, Iran từng thả thủy lôi xuống eo biển Hormuz để đáp trả Iraq tấn công đảo Kharg. Cuộc chiến sau đó trở thành chiến tranh tàu dầu, hai bên tấn công 451 phương tiện trên vùng biển giữa hai nước, đẩy giá dầu và phí bảo hiểm tàu lên cao.

Khi các tàu dầu Kuwait bắt đầu trúng thủy lôi của Iran, hải quân Mỹ can thiệp, điều tàu chiến hộ tống tàu của họ qua vịnh Ba Tư và eo biển Hormuz. Năm 1988, một tàu chiến Mỹ trúng thủy lôi, khiến Washington mở chiến dịch đáp trả gây thiệt hại nặng cho hải quân Iran. Chiến tranh Iran - Iraq kết thúc vào tháng 8/1988 nhờ lệnh ngừng bắn do Liên Hợp Quốc làm trung gian.

Năm 2011, Iran cũng dọa phong tỏa eo Hormuz để đáp trả các lệnh trừng phạt từ phương Tây, nhưng sau đó từ bỏ ý định.

Các nhà quan sát cho rằng Iran trong lịch sử ngần ngại tung ra "át chủ bài" Hormuz, bởi phong tỏa eo biển này đồng nghĩa xuất khẩu dầu của Tehran cũng bị ảnh hưởng.

Xuồng tuần tra của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran ở vịnh Ba Tư tháng 4/2024. Ảnh: AFP

Iran là quốc gia có sản lượng lớn thứ ba trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), khai thác khoảng 3,3 triệu thùng mỗi ngày. Trong tháng 5, Iran xuất khẩu 1,84 triệu thùng mỗi ngày, chủ yếu là đến Trung Quốc, theo công ty dữ liệu năng lượng Kpler.

"Iran sẽ 'lấy đá ghè chân' nếu khóa Hormuz, vì đồng nghĩa nước này mất nguồn thu then chốt", Matt Smith, nhà phân tích dầu mỏ tại Kpler, nói với CNBC.

"Hormuz là quân bài thương lượng chiến lược. Nếu dùng nó, Iran sẽ không còn gì", Anthony Gurnee, cựu giám đốc điều hành một công ty vận tải biển, nhận định.

Theo Gurnee, các chiến hạm Mỹ ở Trung Đông sẽ lập tức hành động nếu Iran phong tỏa hoàn toàn Hormuz. Mỹ có Hạm đội 5 đóng quân tại Bahrain, với cam kết "bảo vệ tự do hàng hải" ở eo biển. Ngân hàng đầu tư JPMorgan cho rằng Mỹ sẽ coi việc Iran khóa eo Hormuz là "tuyên bố chiến tranh".

Thành viên Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran diễu binh ở Tehran tháng 1/2025. Ảnh: AFP

Hamidreza Azizi, nhà nghiên cứu tại Viện Đức về Các vấn đề An ninh và Quốc tế, nhận định về mặt chiến lược, Iran có thể hy sinh lợi ích kinh tế ngắn hạn để làm đòn bẩy. Nhưng Tehran không lựa chọn phương án đó vì điều này "đồng nghĩa mất nguồn thu, đối mặt sự phẫn nộ trong nước và nguy cơ tổn hại lâu dài về danh tiếng".

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio ngày 22/6 đã cảnh báo Iran phong tỏa Hormuz là "hành động tự sát" và tuyên bố Washington vẫn còn nhiều phương án để ứng phó.

"Kinh tế các nước khác sẽ thiệt hại nhiều nặng nề hơn chúng tôi", ông Rubio trả lời Fox News. "Đó sẽ là hành động leo thang đáng kể, dẫn đến phản ứng đáp trả từ nhiều bên khác, chứ không chỉ riêng chúng tôi".

Như Tâm (Theo CBS News, WSJ, CNN)

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/ly-do-iran-khong-tung-at-chu-bai-trong-cang-thang-voi-my-4904885.html
Tags: Hormuz Iran Israel Mỹ Trung Đông

Tin cùng chuyên mục

Những người Venezuela bị trục xuất đòi lại con ở Mỹ

Những người Venezuela bị trục xuất đòi lại con ở Mỹ

Hàng trăm người Venezuela bị Mỹ trục xuất tổ chức biểu tình ở Caracas, yêu cầu Washington hồi hương ít nhất 30 trẻ em bị kẹt lại.

Người Liberia tranh luận về lời khen của ông Trump với Tổng thống

Người Liberia tranh luận về lời khen của ông Trump với Tổng thống

Nhiều người Liberia cho rằng ông Trump chân thành khen ngợi cách nói tiếng Anh của Tổng thống Boakai, song số khác cho rằng đây là sự xúc phạm.

Nga nói 'chiến trường thay đổi từng ngày' khi đàm phán đình trệ

Nga nói 'chiến trường thay đổi từng ngày' khi đàm phán đình trệ

Nga tuyên bố vẫn muốn đàm phán trực tiếp với Ukraine, cảnh báo rằng tình hình chiến trường đang diễn biến nhanh chóng trong lúc Kiev do dự.

Ông Zelensky: Ukraine có thể chặn hơn 1.000 UAV Nga mỗi ngày

Ông Zelensky: Ukraine có thể chặn hơn 1.000 UAV Nga mỗi ngày

Tổng thống Zelensky nói Nga muốn phóng 1.000 UAV tập kích lãnh thổ Ukraine mỗi ngày, tuyên bố Kiev đủ khả năng đánh chặn tất cả.

Khoảnh khắc Iskander-M tập kích 'điểm đóng quân của lữ đoàn Ukraine'

Khoảnh khắc Iskander-M tập kích 'điểm đóng quân của lữ đoàn Ukraine'

Nga phóng tên lửa đạn đạo Iskander-M vào mục tiêu được cho là điểm đóng quân và triển khai của lữ đoàn thủy quân lục chiến Ukraine ở tỉnh Mykolaiv.

Băng đảng Nhật tổ chức lễ giải tán ở đồn cảnh sát

Băng đảng Nhật tổ chức lễ giải tán ở đồn cảnh sát

Băng đảng Lucifers ở miền trung Nhật Bản tổ chức lễ giải tán công khai tại đồn cảnh sát, sau gần 30 năm hoành hành trong thế giới ngầm Nagoya.

Bị bắt vì hút trộm nước từ cung điện hoàng gia Italy

Bị bắt vì hút trộm nước từ cung điện hoàng gia Italy

Cảnh sát Italy bắt một người đàn ông vì hút trộm nước từ hệ thống phục vụ một cung điện hoàng gia gần thành phố Naples.

Mỹ kỷ luật 6 đặc vụ bảo vệ ông Trump trong vụ ám sát hụt

Mỹ kỷ luật 6 đặc vụ bảo vệ ông Trump trong vụ ám sát hụt

Sở Mật vụ Mỹ đình chỉ công việc và điều chuyển 6 đặc vụ tham gia bảo vệ ông Trump trong vụ ám sát hụt ở bang Pennsylvania năm ngoái.

Lý do Tổng thống Trump thích thư tay

Lý do Tổng thống Trump thích thư tay

Dù rất thích đăng bài trên mạng xã hội, Tổng thống Trump vẫn cho rằng thư tay là cách thức liên lạc chuẩn mực, thể hiện sự trân trọng của người viết.

Thủ lĩnh sinh viên yêu cầu chính quyền Mỹ bồi thường 20 triệu USD

Thủ lĩnh sinh viên yêu cầu chính quyền Mỹ bồi thường 20 triệu USD

Thủ lĩnh biểu tình phản chiến Khalil muốn được bồi thường 20 triệu USD cho hơn 100 ngày bị chính quyền liên bang Mỹ "giam giữ trái phép".

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies